Hôm nay, có một bạn ở cùng ký túc xá hỏi tôi có tài liệu gì về hệ thống tổ chức
và quản lý trường đại học ở Ấn Độ hay không và muốn tôi chia sẻ một số vấn đề.
Qua trao đổi, tôi mới ngớ người ra khi thấy ngay cả sinh viên Ấn, không phải ai
cũng hiểu hết về thể chế quản lý tổ chức giáo dục của nước họ. Thế là chúng tôi
trao đổi, thảo luận một số vấn đề liên quan. Gần 2 tiếng đồng hồ, tôi có dịp ôn
lại những gì đã học và đọc, bạn tôi biết thêm một ít thông tin về những gì cần
tìm hiểu. Vui. Tôi ghi lại vài khái niệm trong entry này làm tài liệu, luôn
tiện chia sẻ với các bạn có duyên ghé vào đây.
Trong
entry này, tôi muốn nói về người đứng đầu một trường đại học (theo hệ thống
giáo dục Ấn Độ và hầu hết các nước trong khối Commonwealth).
Viện/hiệu
trưởng danh dự (chancellor)
Hiến pháp quy định, chancellor là người đứng đầu
một trường đại học và nắm giữ một số quyền quan trọng. Nếu chuyển ngữ tiếng
Việt, có thể gọi chancellor là ‘viện/hiệu trưởng danh dự’ vì chức danh này chỉ
là ‘bù nhìn’. Người giữ chức vụ này là quan chức cấp cao của thượng nghị viện
hoặc tòa án và là người chủ trì lễ tốt nghiệp hằng năm và các buổi lễ quan
trọng nhất của trường. Theo luật, thường thì thống đốc tiểu bang là hiệu trưởng
danh dự của trường đại học tiểu bang (có một số trường ngoại lệ; Trường đại học
Panjab, tuy là trường tiểu bang, nhưng lại có hiệu trưởng danh dự là phó tổng
thống; trường đại học Khoa Học Y Tế và trường đại học Telugu ở Andhra Pradesh,
hiệu trưởng danh dự là thủ hiến bang chứ không phải thống đốc).
Trường
đại học trung ương thì thường có viện/hiệu trưởng danh dự là phó tổng thống
(như đại học Delhi và đại học Hyderabad, hiệu trưởng danh dự là phó tổng thống
Mohammad Hamid Ansari). Tòa án trung ương đề cử viện/hiệu trưởng danh dự của
trường trung ương. Nhiệm kỳ của viện/hiệu trưởng danh dự là 3 năm và có thể tái
cử tiếp một nhiệm kỳ nữa.
Phó viện/hiệu
trưởng danh dự (deputy-chancellor)
Thật ra, chức vụ này chỉ là…cây cảnh thôi. Người
có vị trí này được ủy nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ của chancellor trong thời
gian chancellor đi vắng. Tuy nhiên, chancellor chỉ có chức năng giám sát
trường, vốn không phải là nhiệm vụ mỗi ngày, mà đây chỉ là chức vị kiêm nhiệm,
không phải thực thụ trực tiếp điều hành công việc, nên cơ hội thay thế
chancellor cũng ít khi xảy ra.
Viện/hiệu trưởng (vice-chancellor)
Viện/hiệu trưởng (vice-chancellor)
Trong khi chancellor là người đứng đầu một trường
trên danh nghĩa thì vice-chancellor là “hiệu trưởng về học thuật và là người
điều hành của một trường đại học”. Như vậy, về danh xưng và cơ cấu, thì
vice-chancellor có thể chuyển ngữ là ‘phó viện trưởng điều hành’ hay ‘phó
viện/hiệu trưởng chuyên môn’ nhưng trên trách nhiệm và thực quyền, thì
vice-chancellor có thể hiểu là ‘viện/hiệu trưởng’. Ý riêng của tôi, tôi thích
dùng từ ‘viện/hiệu trưởng’ hơn vì nó phản ánh đúng chức năng, quyền lực và
nhiệm vụ của người này. Thế nhưng, dùng từ này cũng chưa ổn hoàn toàn, vì theo
luật, chancellor có quyền bãi nhiệm vice-chancellor nếu vice-chancellor có sai
phạm nghiêm trọng, nhưng trên thực tế, chancllor là một quan chức chính quyền
kiêm nhiệm chức vụ này để giám sát sự hoạt động của trường có đúng định hướng
của quốc gia hay không, chứ hoàn toàn không có chuyên môn sâu về quản lý giáo
dục. Như vậy, nếu gọi chancellor là 'viện/hiệu trưởng danh dự'; còn
vice-chancellor là 'viện/hiệu trưởng', e không ổn vì làm sao một /hiệu trưởng
danh dự có thể bãi nhiệm một viện/hiệu trưởng thực thụ? Còn nếu gọi
vice-chancellor là phó viện/hiệu trưởng, thì phó tướng của vị này,
pro-vice-chancellor (tôi sẽ đề cập ở phần sau) thì chuyển ngữ là gì trong tiếng
Việt? Tôi đang bí, bạn nào có cách chuyển ngữ hay và chính xác hơn, giúp tôi
chỗ này nha!
Xin nhắc lại, trong entry này, tôi xin tạm dùng
từ ‘viện/hiệu trưởng’ để gọi ‘vice-chancellor’. Đây là người đứng đầu một
trường đại học về mọi mặt. Viện/hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng nhất, là
người lèo lái cả hệ thống một trường đại học cả về điều hành và chuyên môn. Nói
cách khác, tất cả việc dạy và học đều đi theo con đường mà vị viện/hiệu trưởng này
vạch ra. Người viện/hiệu trưởng là chiếc cầu nối giữa ban điều hành và bộ phận
giảng dạy chuyên môn để guồng máy đại học của mình vận hành một cách tốt nhất
và hiệu quả nhất. Chúng ta có thể hiểu viện/hiệu trưởng là người vừa đứng đầu
trong hàng ngũ quản lý điều hành và cũng là người đứng đầu trong hàng ngũ giáo
viên giảng dạy. Viện/hiệu trưởng chính là linh hồn của một ngôi trường và trụ
sở làm việc của viện/hiệu trưởng là tổng hành dinh của ngôi trường ấy. Tôi post
lên đây bức hình trụ sở làm việc của hiệu trưởng trường đại học Delhi làm ví
dụ, tiếc là hình vẫn chụp không hết được khu làm việc này.
Vì
chức năng và nhiệm vụ của một người viện/hiệu trưởng như đã trình bày, vị trí
này thường được chọn là một vị giáo sư tài năng nhất từ những người ưu tú nhất
của trường đại học, có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm lãnh đạo.
Tiến cử viện/hiệu
trưởng
Đại hội Giáo dục Radhakrishnan (1948-49) nhất trí
rằng viện/hiệu trưởng danh dự (chancellor) là người đề cử viện/hiệu trưởng
(vice-chancellor) trên cơ sở những ứng viên được hội đồng xét chọn đề cử.
Đại hội giáo dục Kothari (1964-66) cũng đồng ý về sự tiến cử viện/hiệu trưởng, nhưng có bổ sung thêm rằng, trong những điều kiện cần thiết, sự chọn lựa viện/hiệu trưởng giao cho trường đại học quyết định.
Đối với trường đại học tiểu bang, viện/hiệu trưởng được viện/hiệu trưởng danh dự hay thống đốc bang tiến cử trong số ít nhất là ba người được đề cử. Đối với trường đại học trung ương (20 trường trên cả nước), người có quyền chọn lựa này là thanh tra của trường, đó là tổng thống nước. Tên của các ứng viên /hiệu trưởng do một hội đồng xét chọn. Hội đồng này được thành lập đặc biệt cho mục đích này theo quy chế của trường đại học.
Đại hội giáo dục Kothari (1964-66) cũng đồng ý về sự tiến cử viện/hiệu trưởng, nhưng có bổ sung thêm rằng, trong những điều kiện cần thiết, sự chọn lựa viện/hiệu trưởng giao cho trường đại học quyết định.
Đối với trường đại học tiểu bang, viện/hiệu trưởng được viện/hiệu trưởng danh dự hay thống đốc bang tiến cử trong số ít nhất là ba người được đề cử. Đối với trường đại học trung ương (20 trường trên cả nước), người có quyền chọn lựa này là thanh tra của trường, đó là tổng thống nước. Tên của các ứng viên /hiệu trưởng do một hội đồng xét chọn. Hội đồng này được thành lập đặc biệt cho mục đích này theo quy chế của trường đại học.
Ban
quản trị các trường đại học và cao đẳng của Ủy ban tài trợ khối đại học
(University Grants Commission, gọi tắt là UGC) đề nghị rằng, viện/hiệu trưởng
hay thanh tra của trường chọn viện/hiệu trưởng trên cơ sở những người được đề
cử. Thường có ba mô hình đề cử danh sách hội thẩm và hội đồng có thể chọn một
mô hình nào phù hợp với thực tế trường mình:
1. Thanh tra (thanh tra là tổng thống quốc gia
đối với trường đại học trung ương và là thống đốc bang đổi với trường tiểu
bang) hoặc viện/hiệu trưởng danh dự đề cử một người và hội đồng điều hành
trường đề cử hai người.
2. Một người do thanh tra hoặc viện trưởng danh
dự đề cử, một người do chủ tịch UGC (ủy ban tài trợ khối đại học) đề cử và một
người được đề cử từ hội đồng điều hành.
3. Một người do thanh tra hoặc viện/hiệu trưởng
danh dự đề cử, một người do chủ tịch UGC (ủy ban tài trợ khối đại học) đề cử và
ba người được trường đại học đề cử (hội đồng điều hành đề cử một người và hội
đồng chuyên môn đề cử hai người).
Nhiệm
kỳ của viện/hiệu trưởng từ 3 đến 5 năm và người này có thể tái nhiệm trong một
nhiệm kỳ tiếp theo ở cùng trường đại học hoặc được chọn làm viện trưởng một
trường đại học khác. Tuổi về hưu của phó viện trưởng là 65. Viện/hiệu trưởng
mới được tiến cử trước khi viện/hiệu trưởng đương nhiệm hết nhiệm kỳ và có sự
bàn giao giữ người đương nhiệm và người kế nhiệm để đảm bảo mọi hoạt động của
trường được liên tục và hiệu quả.
Trên
danh nghĩa là viện/hiệu trưởng danh dự, người nắm quyền lực chính quyền cao
nhất nhì bang đối với trường tiểu bang và là tổng thống hay phó tổng thống đối
với trường trung ương tiến cử, nhưng về phía chính quyền, không có quyền can
thiệp vào sự chọn lựa này.
Ở một số trường đại học tự trị (deemed
university): loại trường này có tính độc lập cao, tự lập chương trình giảng dạy
riêng, mô hình giảng dạy và nghiên cứu riêng, được UGC tài trợ, thường được
trường mẹ (parent university; tôi gọi ‘trường mẹ’ vì có lẽ tiếng Việt mình dùng
vậy quen tai hơn, chứ tôi không phải là một feminist đâu nha) cấp bằng chứng
nhận tốt nghiệp. Tuy nhiên, cũng có một số trường loại này tự cấp bằng cho sinh
viên trường sau khi tốt nghiệp. Mặc dù không có mô hình chung ở các trường tự
trị này, vẫn cần một hội đồng xét chọn ứng viên cho viện trưởng của trường.
Phó viện/hiệu
trưởng (Pro-Vice
Chancellor / Rector)
Phó viện/hiệu trưởng được chuyển ngữ từ tiếng Anh
là pro-vice chancellor hoặc rector (hệ thống các nước Commonwealth) hay vice
president (hệ thống Mỹ và hầu hết Châu Á), vice Rector hoặc deputy rector (hệ
thống Châu Âu).
Đây là người trợ lý cho vice-chancellor và tạm
thời thay thế viện/hiệu trưởng thực hiện các việc về học vấn, nghiên cứu, quản
lý v.v... được viện/hiệu trưởng giao cho và hoàn toàn đủ tư cách đại diện cho
viện trưởng giải quyết vấn đề trong thời gian ông vắng mặt. Một số trường đại
học, nhưng không phải tất cả, không có chức vụ Pro-vice-chancellor hay rector,
bất luận là quy mô của trường lớn hay nhỏ. (Chỉ hơn 20 trường đại học ở Ấn Độ
có vị trí này). Có trường quy mô lớn nhưng vẫn không có chức vụ này, nhưng hầu
hết, những trường có chức vụ này (thậm chí có trường có hơn một
pro-vice-chancellor) đều có quy mô lớn và một mình vice-chancellor không thể
điều hành hiệu quả tất cả mọi hoạt động của trường.
Ở hệ thống giáo dục như ở Ấn Độ cũng như hầu hết
các nước thuộc khối Commonwealth thì rector là danh xưng khác của
pro-vice-chancellor (tùy theo trường mà người ta dùng rector hay
pro-vice-chancellor), tức là là phó viện trưởng, chứ không phải hiệu trưởng như
nhiều người Việt lầm tưởng như ở hệ thống giáo dục Châu Âu.
Ở
hầu hết các trường có chức vụ này, vị trí này được hội đồng điều hành của
trường chọn với sự đề nghị của vice-chancellor. Cơ chế tiến cử cũng chọn một
trong số ba ứng viên cho vị trí này. Nhiệm kỳ của pro-vice-chancellor bằng
nhiệm kỳ của vice-chancellor hay ngắn hơn tùy theo vice-chancellor.
Như vậy, hiểu khái niệm và chuyển ngữ khái niệm sang một ngôn ngữ
khác, nhất là khi khái niệm ấy không hàm chứa cùng một nội dung ở hai hệ thống
hay hai nền văn hóa khác nhau, thì vấn để hiểu và chuyển ngữ trở nên vô cùng
khó khăn. Nếu không hiểu hệ thống giáo dục ở các nước Commonwealth, thì khi gặp
chữ ‘chancellor’, tra tự điển Anh Việt (như Lạc-Việt chẳng hạn) sẽ tìm được
nghĩa là ‘hiệu trưởng danh dự trường đại học’. Đến khi gặp chữ
‘vice-chancellor’ sẽ ‘phán’ liền ‘hiệu phó danh dự’ trường đại học! Như thế là
sai căn bản, (đã là ‘danh dự’ thì hiệu trưởng còn chẳng có thực quyền thực lực
nữa là phó!). Thực ra, vice-chancellor mới là hiệu trưởng thực thụ của một
trưởng, là người thực quyền và thực sự điều hành guồng máy đại học trong khi
chancellor là một chức vụ bù nhìn về điều hành mà chỉ đóng vai trò giám sát.
Đây chính là người thuyền trưởng lèo lái cả một hệ thống và rất nhiều con người
từ các giáo sư, giảng viên và sinh viên toàn trường đó.
Rồi
khái niệm Rector cũng vậy. ở đây, trong hệ thống giáo dục ở các nước thuộc khối
Commonwealth, Rector là người phó tướng của vice-chancellor chứ không phải hiệu
trưởng như hệ thống giáo dục Châu Âu. Như vậy, thông thường hiệu trưởng đại học
có 3 từ hay dùng: Vice-chancellor (hay dùng ở các nước trong khối Commonwealth
và hay viết tắt là VC; President dùng ở Mỹ, các nước Châu Á và Rector dùng ở
các nước Châu Âu. Chính vì vậy, có khi các giấy mời tham dự các diễn đàn hiệu
trưởng đại học thì người ta hay viết cả 3 từ này có gạch chéo ngăn cách
(Vice-chancellor/President/Rector). Tức là ai gọi thế nào đều được cả.
Rồi cũng có sự nhầm lẫn tương tự giữa hai từ
university và college. Ở Việt Nam, cứ thấy ‘university’ thì hiểu và dịch là
‘đại học’, còn ‘college’ thì dịch là ‘cao đẳng’ thì thật không chính xác chút
nào. Trong khi đó, từ điển Lạc-Việt có liệt kê ra 6 nghĩa của từ ‘college’ thì
nhiều người Việt có xu hướng chọn nghĩa thứ nhất trong khi nghĩa thứ ba mới là
đúng đối với hệ thống đại học tập trung phổ biến ở rất nhiều nước [(từ Mỹ,
nghĩa Mỹ( trường đại học, hoặc một bộ phận của một trường đại học, có những
khóa cho sinh viên đại học chưa tốt nghiệp]. Ở các nước này, trường đại học
thường là đa ngành và như vậy gọi là University, còn trường ĐẠI HỌC đơn ngành
thì gọi là college. Như vậy trong University có nhiều college hay faculty. Ví
dụ trường đại học Delhi (Delhi University) có 14 khoa (faculty) và 83 trường đại
học thành viên (college; có trường dùng chữ ‘school’ nữa, ví dụ, Delhi School
of Economics, nơi thủ tướng Manmohan Singh từng dạy trước đây; nhưng tôi tin
chắc rằng các trường đại học Việt nam chưa ‘dám’ dùng từ college cho trường
mình, hà huống gì đến từ ‘school’).
Những gì tôi viết ra ở đây là để hiểu khái niệm,
còn chuyển ngữ tiếng Việt, dùng từ để chỉ các khái niệm này như tôi tạm sử dụng
trong entry này thì chưa thật chuẩn vậy (tôi đã đề cập ở trên).
Khi nào có dịp, tôi trở lại với khái niệm ‘university’ và
‘college’.