Saturday, February 21, 2015

THỜI GIAN TRÔI NHANH, HÃY SỐNG VỚI HIỆN TẠI

Có khi tình cờ gặp lại một người bạn cũ sau thời gian dài không liên lạc, ta giật mình nhận ra sao thời gian trôi nhanh quá. Nó trôi thật sự! “Trôi” là một động từ diễn tả một cái gì đó vuột mất khỏi tầm tay mình hay ít ra nó đang ở một vị trí không gần mình, và mình ít nhiều bất lực nếu muốn nó ở gần hơn hay theo ý muốn của mình. Khi có cảm nhận thời gian trôi qua nhanh, có nghĩa là ta muốn có nhiều thời gian hơn thế. Điều này ngầm hiểu rằng ta chưa hài lòng với cách sử dụng thời gian của mình trong thời gian qua. Đây cũng là lời nhắc chung cho tất cả: hãy điểm lại cách ta sử dụng thời gian và tự rút ra bài học từ những trải nghiệm thực tế của mình.

Tuesday, February 17, 2015

TỪ TÍN NGƯỠNG DARUMA ĐẾN TRIẾT LÝ CUỘC SỐNG

Tín ngưỡng Daruma
Người Nhật Bản có văn hóa tín ngưỡng daruma: ai cũng có thói quen giữ cho mình một daruma vào dịp đầu năm mới. Daruma là một loại búp bê có đáy tròn, được lấy ý tưởng từ tư thế ngồi thiền trong ý nghĩa chín năm quay mặt vào vách thiền định của Ngài Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ đã có công đem thiền tông sang Nhật Bản. Daruma (だるま) là phát âm tiếng Nhật của chữ Dharma (Đạt-ma). Văn hóa daruma được hình thành sau khi thiền tông được truyền vào đất nước Phù Tang này hơn bốn thế kỷ.

Saturday, February 14, 2015

THIỀN TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY

Vấn đề này tôi đã hơn một lần viết về, cụ thể nhất là trong entry “Chánh niệm: nghệ thuật sống tỉnh thức”, nhiều lần trao đổi với những người bạn đồng hành trên con đường thực tập và luôn luôn nhắc mình trong mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có người thắc  mắc rằng, cả núi công việc cần giải quyết mỗi ngày, mệt mỏi rồi, làm sao mà thiền?  Mới đây, một người hỏi tôi, làm thế nào để có thể hành thiền trong cuộc sống hằng ngày khi bắt tay vào việc là ta bị công việc cuốn đi và không còn làm chủ mình được nữa.

Saturday, February 7, 2015

TRÍ TUỆ VÀ GIÁO DỤC TRONG ĐẠO PHẬT

Thu nhận hiểu biết từ các nguồn tri thức bên ngoài vào để rồi tiêu hóa, biến tấu và sử dụng kiến thức ấy trở lại trong cuộc sống là điều tất cả chúng ta đều làm. Vốn tri thức ấy là tri thức thâu vào, là thứ tri thức ta học để rồi dùng nhằm hiểu cuộc sống, hiểu xã hội và hiểu ở tất cả phương diện khác để giúp ta xoay xở, đương đầu, xử lý các tình huống cuộc sống, để rồi  có kỹ năng và nghệ thuật sống hài hòa, chấp nhận và được chấp nhận trong cuộc sống này với các mối quan hệ xã hội phức tạp. Hiểu biết này là kiến thức hấp thụ từ các nguồn sáng “tri thức” bên ngoài, giống như ánh sáng dịu dàng ta nhận được từ mặt trăng. Mặt trăng vốn không phải là nguồn sáng, theo nghĩa tự bản thân nó có khả năng phát sáng, mà là trạm thu nhận ánh sáng từ nguồn sáng mặt trời để phản chiếu trở lại mà thôi.