Sunday, November 16, 2008

Dòng sông quê hương

Sông Thu Bồn bắt nguồn từ núi Ngọc Linh , phần thượng lưu được gọi là Đak Di. Sông chảy ngược lên phía Bắc qua Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức. Khi đi qua đây, sông nhận thêm nhiều chi lưu là các sông, suối nhỏ. Đoạn chảy qua Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh. Bắt đầu khi đi qua địa phận Quế Sơn, Duy Xuyên, sông mới bắt đầu được gọi là Thu Bồn. Chảy qua ranh giới giữa Duy Xuyên và Đại Lộc, nhận thêm nhánh Vu Gia rồi đổ ra biển Đông ở cửa Đại.
Sông bắt nguồn từ vô số những con suối nhỏ róc rách chảy xuống từ ngọn núi Ngọc Linh ở chỗ giáp giới hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi, len lỏi qua những vùng núi non hiểm trở mạn tây Quảng Nam rồi đổ xuống các cánh đồng phì nhiêu.
Qua chặng đ­ường dài hàng trăm cây số, khi ầm ầm băng qua các ghềnh thác, khi thênh thang băng qua những đồng ruộng phì nhiêu, làng mạc trù phú, khi ghé qua những vùng kỹ nghệ phát đạt, mỗi một đoạn sông biểu hiện một dáng dấp riêng. Nh­ưng bất cứ ở đâu, Thu Bồn cũng là một dòng sông hài hòa sự kết hợp giữa vẻ đẹp của thiên nhiên với sự phong phú của cải đ­ược bàn tay và khối óc của ng­ời đất Quảng gây dựng.
Người ta nói rằng “ Chỉ có sống trọn đời với sông nước mới có thể hiểu triết lý của sông, mới có thể học được các bài học từ sông !” Mỗi dòng sông có một triết lý của riêng mình. Sông Thu Bồn cũng vậy. Triết lý của nó là sự giao hòa của sóng nước, bãi bờ, non núi, của một con đò, của mỗi mái chèo và của mỗi con người gắn bó với sông . Với triết lý ấy, Thu Bồn đã giữ được vẻ đẹp hiền hòa, xanh thẳm của mình. Để rồi, qua bao nhiêu phong ba sóng gió, Thu Bồn vẫn là dải lụa mềm, vắt từ điệp trùng Trường Sơn qua đồng bằng châu thổ và ra tới biển...


Đi theo sông Thu Bồn, mới thấy sông nước là bài học lớn. Mỗi tên đất, tên làng ở hai bờ là cả những ước vọng, khát khao của con người.


Không biết có phải dân gian đặt tên hay chính dòng sông đã tạo nên nhưng tên làng như Phú Thuận, Bình Yên, Phú Gia hay Cài Tang bến Lở...

Dòng Thu Bồn đến Quế sơn đã rộng thêm ra nhiều. Triền bãi ven sông được Thu Bồn mang phù sa về bồi đắp cây cối xanh tươi hơn.





Có những đoạn sông hiền hòa hai bên bờ mượt mà xanh cây trái nhưng có khúc sông xói lở toang hoác.



Từ Trà My, dòng sông đổ về Tiên Ph­ước. Phía dưới Tiên Phước có Thác Cả, n­ước đổ trắng xóa như­ một dải thắt l­ưng lụa trắng trên nền áo xanh của rừng núi. Nơi đây không gian tĩnh mịch, chỉ đôi khi mới có một đàn voi xuất hiện lội qua sông, làm náo động dòng n­ước ỳ ầm. Qua khỏi Trà Linh, sông lượn mình giữa hai ngọn núi cao sừng sững như­ bức t­ường gọi là hòn Kẽm. Chân núi hòn Kẽm có nhiều phiến đá trắng, trên đó còn l­ưu giữ những chữ cổ Chiêm Thành.




Đến Giao Thủy, sông Thu Bồn đón nhận nhánh sông Vu Gia từ Hà Tân đổ về để cùng chảy về phía Nam, rồi chia làm hai nhánh bao bọc lấy vùng Gò Nổi. Từ đó hai dòng chảy qua Chợ Củi, Câu Lâu và cuối cùng hòa nhập để ra Cửa đại.

Những vùng bãi bồi ở Duy Xuyên, Điện Bàn có sông Thu Bồn chảy qua là những miền quê xanh mượt mà, hiền hòa, sâu lắng...
(Bài này, tôi góp nhặt đó đây, chỉ viết chen vào vài câu, đem về 'nhà mình', đọc cho đỡ...nhớ quê thôi...)