Monday, January 21, 2019

QUAN HỆ THẦY TRÒ TRONG THỜI HIỆN ĐẠI (kỳ 3-hết)

QUAN HỆ THẦY TRÒ TRONG THỜI HIỆN ĐẠI (kỳ 1)
QUAN HỆ THẦY TRÒ TRONG THỜI HIỆN ĐẠI (kỳ 2)

5. Vài điều cần nhìn lại

Quan hệ thầy trò trong Phật giáo không đơn thuần là mối quan hệ trực tiếp giữa hai con người, hoặc hai thế hệ kế tiếp mà là sự trao truyền kiến thức, kinh nghiệm và cảm hứng tu tập thông qua một chuỗi tiếp nối dài lâu của nhiều thế hệ được kết tụ vào trong người thầy để rồi truyền trao cho người đệ tử. Thông qua quan hệ thầy-trò, giá trị và hiệu quả giáo dục thiền môn – một mô hình giáo dục căn bản và truyền thống nhất của đạo Phật được thể hiện. Trước sự thay đổi của môi trường xã hội, mối quan hệ thầy-trò theo đó cũng có nhiều thay đổi như một hệ quả tất yếu. Để có thể duy trì và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong mối quan hệ này, cả thầy lẫn đệ tử cần có sự thay đổi để thích nghi với nhu cầu thời đại.

Saturday, January 12, 2019

QUAN HỆ THẦY TRÒ TRONG THỜI HIỆN ĐẠI (kỳ 2)

QUAN HỆ THẦY TRÒ TRONG THỜI HIỆN ĐẠI (kỳ 1)

4. Quan hệ thầy-trò: những thay đổi trong thời đại ngày nay

a. Đệ tử có ít thời gian gần gũi thầy

Hầu hết nội dung học tập và thực hành căn bản cần thiết cho một người đệ tử mới vào đạo được quy định rất cụ thể và chi tiết trong luật. Do đó, theo cuốn Giới sa-di và sa-di-ni (HT. Trí Quang dịch giải), đức Phật quy định, người xuất gia 5 hạ về trước phải chuyên học và tinh tường về giới luật, 5 hạ về sau mới học hỏi giáo lý, tham cứu thiền học. Điều này từ xưa đã được áp dụng có hiệu quả ở hầu hết các chùa trên con đường giáo dục trọn đời dành cho một vị xuất gia. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, vấn đề này trở thành một thách thức lớn cho cả thầy và trò. Từ khi các trường Phật học được thành lập đến cấp thấp nhất là trường sơ cấp ở các quận, huyện thì người mới xuất gia chưa được bao lâu đều được đưa vào học trường sơ cấp. Đây là mô hình học đường hóa lối giáo dục gia giáo ngày trước, nên đối tượng chủ yếu là người mới xuất gia. Một khi vào môi trường học đường chính quy, thời gian học suốt tuần như học sinh phổ thông, nên thời gian đệ tử gần gũi thầy bị giảm đi đáng kể. Từ đó, tình thầy trò trở nên ít gắn kết, thầy cũng không sát sao đệ tử để kịp thời chỉ dạy, uốn nắn vốn rất cần thiết ở giai đoạn chập chững vào đạo này. Thêm vào đó, chương trình học gồm có nhiều môn, và Luật chỉ là một môn trong số ấy. Do đó, không có đủ thời gian để người mới vào đạo chuyên học và tinh tường về giới luật như Luật định. Giáo dục học đường dành cho người mới vào đạo là chủ trương của giáo hội và là xu hướng chung của thời đại, một người thầy không thể tách mình đứng ra ngoài guồng quay chung của thời đại, nên dù muốn dù không, vẫn phải cho đệ tử vào trường, dù thời gian vào chùa còn quá ngắn.

Wednesday, January 2, 2019

QUAN HỆ THẦY TRÒ TRONG THỜI HIỆN ĐẠI (kỳ 1)


1. Mối quan hệ thầy-trò trong đạo

Trong xã hội truyền thống Việt Nam, mối quan hệ thầy-trò vô cùng cao quý và thiêng liêng. Trong Phật giáo, mối quan hệ này càng có ý nghĩa nhiều hơn khi người thầy đóng vai trò kép để kiêm nhiệm luôn vai trò cha mẹ đối với đệ tử. Do đó, bên cạnh việc truyền trao kiến thức, người thầy còn có trách nhiệm nuôi dạy đệ tử vốn còn nặng nề hơn cả cha mẹ nuôi dạy con. Hai nhiệm vụ lớn lao và thiêng liêng này hòa quyện làm một nên mô hình giáo dục thiền môn có những nét đặc trưng riêng không giống môi trường học đường. Một số phương diện chính yếu mà người thầy cần làm đối với đệ tử là truyền trao kiến thức, hướng dẫn phương pháp tu học, dạy kỹ năng sống, định hướng nhận thức và thái độ sống, truyền cảm hứng để tự học và tự giác trong tu tập.