Tuesday, April 28, 2015

TÔN TRỌNG CUNG KÍNH: Chỉ có được thêm, không mất gì!

Là một người nữ xuất gia theo đạo Phật, tôi không tránh né, nhưng chưa một lần muốn viết về đề tài Bát kỉnh pháp – tám điều kiện mà người nữ tu sĩ Phật giáo cần thực hành để thể hiện sự tôn kính đối với các vị nam tu sĩ Phật giáo. Đây là lời hứa của bậc Tổ Ni Maha Pajapati Gotami như là một điều kiện cần thiết để được thu nhận vào tăng đoàn với tư cách một người xuất gia.

Thursday, April 23, 2015

Tìm hiểu xuất xứ các câu PHẬT NGÔN trong Luật nghi Khất sĩ

 “Phật ngôn” là tập hợp 13 lời dạy cô đọng, súc tích được đức Tổ sư Minh Đăng Quang rút tỉa, trích dẫn gián tiếp hoặc tinh chiết từ lời Phật nói trong kinh điển, thuộc phần “Bài học Khất sĩ” trong cuốn “Luật nghi Khất sĩ” – một tài liệu gối đầu giường của chư tăng ni Khất sĩ. Tất cả nội dung trong phần “Bài học Khất sĩ” này được chư tăng ni Khất sĩ học thuộc lòng để hành trì trong mỗi lúc. Những câu “Phật ngôn” này chú trọng đến phương diện ứng dụng, hành trì nên có nội dung rất khúc chiết, chuyển tải những giáo lý cốt lõi nhất, tinh túy nhất, là những điều cần thiết nhất cho một người xuất gia ghi nhớ và hành trì. Đối với người xuất gia, chỉ cần thực hành miên mật bao nhiêu đó thôi cũng đủ để hiểu rõ phương pháp tu tập, giữ mình thanh tịnh ở ba phương diện thân, khẩu, ý, trở thành bậc chân tăng mô phạm cho đời.

Saturday, April 18, 2015

Dại gì mà không đổi kẹo lấy vàng?

Hôm nay, tôi có tí công việc phải đi. Thế là từ sáng, sau khi lên xe buýt rồi xuống xe buýt, tôi phải đi bộ một đoạn, không xa lắm nhưng phải rất tỉnh giác vì phải qua đường trên dòng giao thông đông đúc, xe lớn xe nhỏ dập dìu, hối hả tấp nập trên quốc lộ. Thế rồi cũng qua đường an toàn. Vào bến xe, lấy vé và ngồi đợi trong vài phút. Chuyến xe tôi sắp đi là xe của một công ty chiếm ưu thế tuyến đường này, là ưu tiên lựa chọn của nhiều người, vì cung cách phục vụ của hãng xe này hơn hẳn các hãng xe khác cùng tuyến. Thế này nha, xe xuất bến chính xác giờ ghi trên vé, không chậm trễ dù chỉ một phút nếu không có sự cố bất trắc nào. Cứ đến giờ là xe chạy, cho dù có lúc trên xe chỉ có dăm ba khách trên một chiếc xe 15 chỗ. Giãn cách giữa các chuyến là 15 phút. Tuyệt đối xe không đón khách dọc đường trong suốt chặng đường hơn 80 cây số ấy. Trong xe, có thông báo: nếu phát hiện tài xế dừng đón khách dọc được, hành khách vui lòng gọi về đường dây nóng số máy XXXX , quý khách sẽ nhận được 20 vé xe miễn phí. Đến nơi, xe cũng chỉ trả khách đúng những trạm quy định, chứ không phải tiện đâu dừng đó.

Wednesday, April 15, 2015

DẠY PHẬT PHÁP CHO TRẺ EM (Kỳ 2)

Thông qua các hình thức giáo dục nào?
Để giới trẻ thấm nhuần tinh thần giáo lý đạo Phật trong đời sống và biết thực hành thiền, chúng ta cần đưa Phật pháp vào đời qua nhiều hình thức khác nhau để hiệu quả giáo dục được cao nhất. Trẻ em chóng thích, nhanh chán nên chúng ta cần linh động thay đổi, đan xen và kết hợp các hình thức giáo dục vào nhau một cách hợp lý và đúng thời để tránh sự nhàm chán một màu khiến các em mất đi hứng thú. Một số hình thức giáo dục Phật pháp được gợi ý ở đây:

Monday, April 6, 2015

SỨC MẠNH CỦA SỰ ĐÁNH GIÁ: Thầy chọn trò hay trò chọn thầy?

Nguyên tác: Thanissaro Bhikkhu
Người dịch: Liên Trí 
Lời người dịch:
Mối quan hệ Thầy-trò giữa những người xuất gia trong đạo Phật là một mối quan hệ thiêng liêng, bền chặt với thời gian. Trước khi chính thức thiết lập mối quan hệ này, thường thì người phát tâm xuất gia có thời gian “thử duyên” tại một nơi có một người thầy tâm linh mà mình có ý định gắn bó đời mình với vị ấy để được học hỏi, được hướng dẫn trong một môi trường thích hợp để trau sửa trên con đường mình chọn. Đây là thời gian quan trọng để người mới phát tâm tập sống đời xuất gia, đồng thời để người thầy có dịp quan sát người học trò để quyết định nhận người này làm đệ tử hay không. Quan điểm xưa nay là vậy. Thế mà trong bài viết này, thầy Thanissaro có một quan điểm mới hơn, rằng bước đầu ấy không phải chỉ để thầy quan sát chọn đệ tử mà người đệ tử cũng quan sát, đánh giá người thầy tương lai của mình để quyết định có nên chọn vị ấy làm thầy hướng dẫn mình hay không. Ý niệm này hoàn toàn đúng về phương diện lý, nhưng trên thực tế lại là một điều hơi lạ đối với văn hóa tu viện ở Việt Nam. Thấy thú vị, tôi dịch bài này chia sẻ với người có duyên.
Khi Đức Phật bảo Ananda rằng toàn bộ sự thực hành phạm hạnh là ở chỗ có được một người thiện tri thức, Ngài không nói về sự ấm áp và cảm giác an tâm về tình thương yêu của người khác. Vấn đề là Ngài chỉ ra ba sự thật không thoải mái, về sự mê mờ và tin tưởng, vốn đòi hỏi sự sáng suốt để thẩm định, đánh giá.

Friday, April 3, 2015

DẠY PHẬT PHÁP CHO TRẺ EM (Kỳ 1)

(Bài này đã được đăng trên Nguyệt san Giác Ngộ, số 226 - tháng 1/2015)
Người tu học Phật không chỉ hướng đến mục đích giải thoát cá nhân mà còn phát nguyện duy trì mạng mạch chánh pháp, và cách duy trì căn bản nhất, hiệu quả nhất là thông qua con đường giáo dục. Không phải ngẫu nhiên mà đức Phật đề cao sự cảm hóa bằng con đường giáo dục và xem đó mới đích thực là thần thông trong đạo Phật, chứ không phải là thần thông biến hóa, phù phép lạ lùng vốn được nhiều người ngưỡng mộ và ưa chuộng. Với Ngài, một vị thầy vĩ đại, bằng con đường giáo dục, giúp người khác chuyển hóa đời sống khổ đau, bức bách, bất an thành đời sống hạnh phúc, tự tại, bình an mới thật sự là phép màu. Hiểu được thâm ý của đức Phật, người phật tử chân chánh không những biết ứng dụng Phật pháp trong đời sống của mình mà còn hướng dẫn người khác thực hành pháp để sống bình an và hạnh phúc như mình. Đây là cách mồi đèn cho ánh sáng Phật pháp được lan tỏa đến nhiều người ở nhiều nơi, góp phần nuôi dưỡng chánh pháp tồn tại lâu dài ở nhân gian thông qua con đường giáo dục.