Thursday, November 13, 2008

Rối loạn gắn bó

Khái niệm
Rối loạn gắn bó thường xảy ra ở trẻ em từ bé đến khoảng 5 hay 6 tuổi. Thế nhưng có khi triệu chứng này cũng có ở người lớn, mặc dù rất hiếm. Rối loạn gắn bó xảy ra khi các em bé xa người thân như cha, mẹ và có cảm giác bất an, sợ hãi, thiếu sự chở che và nơi nương tựa từ những người thân này trong khi tâm lý các em chưa sẵn sàng để đón nhận việc này.

Trẻ em có triệu chứng rối loạn gắn bó có biểu hiện cảm xúc và hành vi không bình thường tùy theo mức độ. Nếu ở mức độ nặng, đây là một dạng bệnh lý cần phải chữa trị. Trẻ có thể có nguy cơ rối loạn gắn bó ngay cả khi chưa lọt lòng, nếu người phụ nữ lúc đang mang thai có tâm lý bất ổn, căng thẳng, không thoải mái. Những chấn động tâm lý của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ trong bào thai và những tác động này ảnh hưởng đến trẻ lâu dài sau đó.

Trẻ thơ, nếu không được che chở, bảo bọc trong sự chăm sóc, vỗ về của cha mẹ, nhất là người mẹ, dễ dàng có các triệu chứng rối loạn gắn bó. Sự vắng mặt của cha mẹ khi trẻ còn nhỏ thường tạo nên tâm lý bất an, hoảng sợ ở trẻ. Tâm lý trẻ lo sợ và bất an khi cha mẹ trốn trẻ vì sợ trẻ sẽ khóc khi thấy cha mẹ ra đi và tránh sự đau lòng khi thấy con nhỏ khóc trước mặt mình. Sự bất an ở trẻ thể hiện khá đa dạng như là phản ứng của cơ thể và tâm lý đổi với sự thiếu thốn hình ảnh của cha mẹ bên mình.
Các triệu chứng ở trẻ bị rối loạn gắn bó
(còn nữa)