Saturday, November 29, 2008

Xin lỗi quê hương! (đọc báo)


Bài này của Thu Nguyệt rất hay, rất 'quê hương', xin về đây cất dành để nhắc nhớ mình trong những lúc 'quên quê hương'.


Hình như lâu rồi, ta sống ngất ngưỡng trong vị thế của một người… tầm cỡ! Ta “yêu tổ quốc yêu đồng bào” rất đường bệ nhiệt tình. Ta vi vu khắp chốn giang hồ, “tứ hải giai huynh đệ”, xem trái đất là ngôi nhà chung, lấy nhân loại làm mục tiêu phục vụ… (!) Và ta… hiên ngang quên mình có một nơi chôn nhau cắt rún, quên mình có một gia đình nhỏ xíu xìu xiu! Do vậy, khi có bạn gọi rủ về xứ mình “du lịch sinh thái”, ta đẩy đưa từ chối: “Thôi, đi chỗ khác mới hơn đi, về quê mình hoài, cũ quá!”. Nói xong bỗng thấy có điều gì không phải. Chạnh lòng. Vậy là leo lên xe bạn, đi “du lịch sinh thái” về quê!

Quê mình đang cuối mùa nước nổi, sát mép con đường nhỏ đi vô Gáo Giồng một bên là ruộng một bên là sông, bên nào nước cũng mênh mông bát ngát! Những vạt rau tràng nhảy bông trên mặt nước trắng tít tắp. Những mảnh ruộng này khi nước chuẩn bị rút, phải trẩy hết rau tràng, dọn đất để sạ lúa. Lá xanh bông trắng ấy rồi sẽ lùa chất thành ụ như đống rơm. Hạt vùi trong đất chờ đến mùa nước nổi năm sau lại thủng thẳng vạch đất, nương sóng ngoi lên, xoè lá trổ bông lắc lư trên mặt nước. Chơn chất lặng thầm chờ đợi, mỗi năm đều vậy, rau tràng đâu biết ngán, đâu có nhàm chán, quên nhớ như mình.

Con đường nhỏ cố gắng rộng hết mức mà nó có thể. Nhìn con đường mà liên tưởng đến bàn tay của má Bảy má Năm, vét từ cái túi áo bà ba sờn mỏng bạc phếch mấy đồng tiền ky cỏm cho con quảy túi ra tỉnh học. Nông thôn nghèo, làm một con đường cho xe bốn bánh chạy qua được, tính cũng mỏi tay. Ta đã từng vi vu qua những con đường cỏ cây lạ lẫm, thích thú xuýt xoa khen con đường xứ người ta, còn con đường thân quen xanh phủ bóng tràm này, đẹp ngoại hạng luôn vậy mà ta quên trớt! Thật ấm ức cho quê hương!

Đứng trên trạm quan sát, nhìn xuống cả một vùng rừng tràm xanh mát bao la, trên đọt đậu đầy những đàn chim cò ríu rít, thấy quê mình sao mà thương! Quê mình, nơi mà những con hạc quý hiếm đẹp lộng lẫy kiêu sa, từ ngàn vạn dặm xa xôi cũng ráng bay về đây nhảy múa, vậy mà mình thì bay đi rồi còn biếng lười về xứ! Chợt nhớ mấy câu thơ trong bài Tự nguyện của nhà thơ xứ Bắc xa lắc Bế Kiến Quốc: Mối tình thứ nhất cùng Nam bộ/ Yêu hết mình luôn, sống hết mình/ Bông sen đang hẹn mùa sen nở/ Ôi xứ quê này… Xứ của anh!...


Mắc cỡ chưa! Xứ của mình mà người ta yêu đến mức coi như xứ của người ta, còn mình? Ờ… chắc là mình mắc đi yêu xứ của người… xứ khác! Đời ngộ thiệt!


Bước chân xuống xuồng, may mà dẫu giày dép xênh xang, bước chân ta vẫn chưa quên nếp cũ, chân vẫn vững vàng trong sóng nước lắc lư. Lại nhớ có lần đi chơi ở công viên, ta dễ dàng chơi những trò đi trên dây như làm xiếc. Bạn bè trầm trồ thán phục, ta hãnh diện cười: “Ăn nhằm gì, hồi nhỏ tớ đội lúa qua cầu khỉ, trời tối mưa dầm, chân dính sình trơn, vậy mà chưa bao giờ để rớt xuống sông một hột lúa!”. Ừ, có lẽ nhờ đó, mà bước chân ta giờ bám đường đời cũng đỡ chông chênh. Vậy mà đôi lúc ta quên…


Nhìn mấy em thôn nữ áo bà ba nón lá, bơi xuồng đưa đón khách tham quan. Cái quai nón của em lụa là, rộng gấp chục lần cái quai nón cứng đơ bằng vỏ cây bố của ta xưa. Chụp hình, muốn thấy mặt, phải bảo em kéo cái quai nón ấy ra. Chụp xong, ta dịu dàng nhắc em kéo quai nón lại. Kệ người đời thiếu cảm thông, em cứ sắm cái quai nón cho thiệt rộng, tự che lấy má hồng. Người thích nhìn đôi má đẹp, nhưng thiên hạ chẳng bận tâm đôi má ấy cần phải được giữ gìn. Đời thiếu bao dung thì ta tự bao dung lấy. Cũng như quê, cứ đẹp bền bỉ lặng thầm dù kẻ xa quê có nhớ hay không.


Khoả tay trong nước, dòng nước này sẽ chẳng bao giờ ta có thể khoả tay trong nó lần thứ hai. Nó sẽ trôi về đâu? Sẽ ngấm trong đất nào? Sẽ vào cây cỏ nào hay mặn xanh trong biển lớn? Ta không thể biết. Cũng như, ta không thể biết mình sẽ thế nào trong những lần trở lại quê sau. Ờ mà băn khoăn dòng nước kia sẽ về đâu làm gì, về đâu thì dòng nước ấy cũng đã góp mặt cho đời. Cũng như ta, dẫu có vi vút nơi nào, vẫn mãi là đứa con của đất quê Đồng Tháp. Điều đó, dẫu ta có cố tình nhớ hay quên, vẫn không hề thay đổi.


Quê vẫn đó, bao dung như đất. Ta phiêu bạt khắp trời, lâu lâu lại chạy về, sà vào lòng cỏ cây sông nước và thủ thỉ nói lời xin lỗi quê hương. Cây cỏ mãi hiền hoà, sông nước luôn rộng mở. Xin lỗi là để tự nhắc mình. Chỉ vậy.


Chỉ vậy thôi.


Thu Nguyệt

Friday, November 28, 2008

Dịch/phiên âm danh từ riêng

Đọc tin, thấy Tổng thống Ấn Độ hiện đang ở Hà Nội và sáng nay (28/11/2008), Bà đến lễ Phật tại chùa Trấn Quốc. Phóng viên (phattuvietnam.net) đưa tin gọi tên Bà tổng thống Pratibha Devisingh Patil là Pra-típ-ha Đê-vi-xinh Pa-tin.

Tôi hết hiểu luôn! May mà biết tên Bà, nếu không thì có nước mà…bí!

Đến nay, tôi thấy cách dịch và phiên âm danh từ riêng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt gây thêm rắc rối, hiểu lầm hoặc thật khó hiểu. Việc phiên âm như thế không biết có một luật lệ chung nào không, tôi chưa được biết và chưa được học. Tôi thấy trong vài cuốn sách tâm lý trong nước (sách dịch cũng như sách viết), tác/dịch giả gọi Pavlov là ‘Páp Lốp’, Piaget là ‘Piagiê’ hoặc ‘Pi-a-Giê’, Vygotsky là ‘Vưgotxki’ hoặc Vư-gốt-xki’… thật rối rắm và nhức đầu.

Tôi nhớ lúc trước, các địa danh trên bản đồ thế giới cũng được phiên âm tương tự (không biết bây giờ có còn phiên âm như vậy nữa không), nên rất khó cho người học. Đây chỉ là một vài ví dụ về cách phiên âm nước ngoài.

Một rắc rối nữa đối với các danh từ riêng của một số nước có dùng chữ Hán. Với tiếng Trung Quốc, khi chuyển ngữ sang tiếng Việt, không có vấn đề gì khi dùng âm Hán-Việt để gọi tên địa danh. Khi nói Guangdong, tiếng Việt gọi là ‘Quảng Đông’, Guangzhou là ‘Quảng Châu và Shichuan là ‘Tứ Xuyên’ thì ai cũng hiểu. Có lẽ sự giao thoa và tiếp biến văn hóa đã không làm cản trở trong cách dùng âm Hán-Việt như thế.

Thế nhưng, với tiếng Nhật, thì vấn đề lại khác. Người Nhật dùng tiếng Hán, nhưng không phải chữ Hán nào trong tiếng Nhật cũng có nghĩa như tiếng Hoa mà người Nhật cũng không đọc theo kiểu phiên âm như người Việt đọc tiếng Hán. Có khi cùng một chữ Hán, người Nhật đọc nhiều âm khác nhau. Trong khi chữ Hán là đơn âm, tiếng Nhật không nhất thiết như vậy. Một chữ Hán tất nhiên là đơn âm theo tiếng Hoa hoặc tiếng Việt (đọc theo âm Hán-Việt), nhưng có thể đa âm tiết trong tiếng Nhật. Đặc biệt, khi chuyển ngữ sang tiếng Việt, nếu dùng âm Hán-Việt để phiên âm danh từ riêng tiếng Nhật thì thật là... không giống ai cả. Thật ra, chỉ có một số từ rất ít, khi phiên âm, vẫn có thế hiểu được như Kinh Đô, Đông Kinh, còn hầu hết các danh từ riêng khác, phiên âm trở nên quá xa lạ với hầu hết chúng ta.

Tôi đơn cử vài trường hợp sau đây để thấy khi gọi tên địa danh ở Nhật, dùng phiên âm Hán-Việt thật tức cười và khó hiểu. Hai thành phố Hiroshima và Nagasaki là hai thành phố đi vào lịch sử với trận ném bom nguyên tử trong thế chiến thứ hai. Hầu như trong chúng ta, không ai không biết sự kiện này cùng tên hai thành phố nói trên. Nếu gọi Hiroshima là ‘Quảng Đảo’, còn Nagasaki là ‘Trường Khi’ thì chẳng ai hiểu gì cả. Gọi Kyoto vẫn quen tai hơn là ‘Kinh Đô’ và nhiều người biết đến Tokyo hơn là ‘Đông Kinh’. Nói Osaka, ai cũng biết, còn gọi theo âm Hán-Việt là ‘Đại Phản’ thì chịu thua. Nói Kobe thì ai mà không hiểu, còn nói ‘Thần Hộ’ thì đố mấy ai biết. Nói phi trường/sân bay quốc tế Narita thì ai cũng hiểu là một trong hai sân bay quốc tế ở Nhật, chứ nói ‘sân bay quốc tế Thành Điền’ thì không thể hiểu được…

Có lẽ cần có một luật nào đó để dịch/phiên âm tiếng nước ngoài, nhưng theo thiển ý của tôi, giữ nguyên danh từ riêng là tốt nhất.

Thursday, November 27, 2008

Lại khủng bố ở Mumbai

Sáng nay, đọc tin, tôi thấy lại có khủng bố ở Mumbai lúc 10.15 giờ đêm trước đến 2 giờ sáng hôm nay (27/11/2008), 101 người chết, hơn 300 người bị thương.

Khách sạn Taj, một trong những điểm lọt vào tầm ngắm của bọn khủng bố

Các địa điểm bọn khủng bố nhắm vào là các công trình có tính biểu tượng rất giá trị của thành phố thương mại này và các khách sạn hàng đầu ở đây. Hầu hết các địa điểm có kiến trúc đặc thù này là nơi tham quan của bất kỳ du khách nào có dịp đặt chân đến Mumbai. (Năm ngoái, tôi và một số người quen có dịp đến đây, chúng tôi có đến thăm các địa điểm này).



Ít nhất có 10 địa điểm bị khủng bố, nổi bật là:



Nhà ga CST (Victoria)


Nhà ga xe lửa CST (thường được biết đến với tên cũ là Victoria terminus), xây dựng từ năm 1889 đến 1897. Đây là một nhà ga lớn của Ấn Độ. Cấu trúc của nhà ga này thật đẹp với những mái vòm có cấu trúc lạ, họa tiết tinh xảo và công phu.



Khách sạn Taj


Khách sạn Taj nằm gần Khải hoàn môn trên bờ biển rất đẹp.





Khách sạn Taj bên cạnh Khải hoàn môn




Khách sạn này về đêm đẹp lắm. Ai đến Mumbai đều có thể thấy khách sạn này vì nó nằm ngay chỗ India Gate.



Khách sạn Oberoi Trient


Khách sạn Oberoi Trient ở khu resort rất lớn tại Nariman Point. Khu này rất nhiều khách sạn sang trọng.


Khu chiếu phim và giải trí Metro Adblabs


Khu vực Metro Adblabs: có một rạp chiếu phim rất lớn và đẹp cùng với các trung tâm vui chơi giải trí ở Mumbai.

Ngoài các landmarks trên, các địa điếm sau cũng bị tấn công:
Hai bệnh viện Cama và GT gần nhà ga Victoria.

Một cây xăng ở Colaba ; Rồi một xe taxi chở bom nổ ở Vile Parle nữa…



Nhìn mái vòm của khách sạn Taj ngập trong ngọn lửa sân hận và si mê, đau lòng...




Khách sạn Taj đêm 26, rạng sáng 27/11/2008


Khi gõ những dòng tin này, chương trình TV trực tiếp truyền hình những cuộc tấn công đang tiếp tục vào các địa đểm khác ở Mumbai. Đồng thời, bọn khủng bố còn bên trong hai khách sạn lớn này đang bắt giữ con tin và rất có thể tiếp tục tấn công hai khách sạn này từ bên trong. Hiện tại, chính quyền đang nỗ lực để giải cứu con tin và đưa những người mắc kẹt trong các khách sạn này ra ngoài một cách an toàn.


Viết tiếp (ngày 29 tháng 11)


Đến 10 giờ sáng nay, sau hơn 60 tiếng giao chiến, súng ngừng bắn ở Mumbai. Khói mịt trời, người người hoảng loàn với những gì mắt thấy tai nghe trong hai ngày rưỡi qua. 195 người chết, hơn 300 người bị thương… khổ đau tang tóc khắp nơi.


Tuesday, November 25, 2008

Bệnh giả dối đang thành nỗi nhục lớn (đọc báo)

Sáng nay, đọc báo, thấy bài phỏng vấn GS Hoàng Tụy, chép để đây làm tài liệu:

http://dantri.com.vn/Sukien/Benh-gia-doi-dang-thanh-noi-nhuc-lon/2008/11/261474.vip


(Dân trí) - “Bản chất của giáo dục là trung thực và sáng tạo. Nhưng sáng tạo thế nào khi mà mọi thứ đều phải theo một lề lối, khuôn phép định sẵn. Rồi trung thực thế nào được khi mà chẳng công chức nào sống nổi bằng lương nhưng rồi ai cũng sống đàng hoàng, dư giả”.


Ở tuổi bát tuần, sức khoẻ của GS Hoàng Tụy không còn dồi dào nhưng trí tuệ của ông vẫn sáng láng và trái tim ông vẫn ngùn ngụt cháy như thời trai trẻ, đặc biệt là thái độ của một trí thức yêu nước với các vấn đề về quốc kế dân sinh và giáo dục.
Dưới đây là cuộc trò chuyện của GS Hoàng Tuỵ - nhà toán học số một của Việt Nam, với PV Dân trí:


Lương không đủ sống làm nảy sinh các căn bệnh của giáo dục


Thưa GS, trong bức thư gửi thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã rất lo lắng trước sự giả dối tồn tại trong ngành và toàn xã hội. Là nhà khoa học nổi tiếng bởi sự chính trực, ông nghĩ gì về nhận xét này?


Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc.


Còn trong lĩnh vực giáo dục, một môi trường cần sự trong sáng?
Tôi không nói ở đây sự giả dối nhiều hơn ở lĩnh vực khác nhưng cũng không nói là ít hơn. Bản chất của giáo dục là trung thực và sáng tạo. Nhưng sáng tạo thế nào khi mà mọi thứ đều phải theo một lề lối, khuôn phép đã quy định sẵn, gần như bất di bất dịch từ mấy chục năm - giữa một thế giới thường xuyên biến động.
Rồi trung thực thế nào được khi mà người ta hàng ngày phải sống trong một môi trường giả dối mà minh chứng rõ nhất là tiền lương công chức. Chẳng ai sống nổi bằng lương nhưng rồi ai cũng sống đàng hoàng, dư giả.


Ngay khi mới nhận cương vị đứng đầu ngành Giáo dục, ông Nhân đã đặt ra hai vấn đề mấu chốt này và điều đó khiến chúng tôi rất mừng. Rồi đến hôm nay, ông lại phải nhắc lại điều đó một cách buồn bã.


Thưa ông, có lẽ cũng cần một sự cảm thông bởi dù là Phó Thủ tướng nhưng Bộ trưởng Nhân nhiều khi cũng "lực bất tòng tâm", bí bách như người "múa gậy trong bị" bởi chỉ một việc tăng lương cho giáo viên, Bộ trưởng Nhân đã nhiều lần đề xuất nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận?


Muốn chống tiêu cực, muốn người ta trung thực làm việc hết lòng thì điều mấu chốt là tiền lương phải đủ để người ta sống. Sinh thời, có lần Tổng bí thư Lê Duẩn hỏi về việc chống tiêu cực, tôi cũng đã trả lời thẳng thắn như vậy. Trong môi trường giáo dục, khi tiền lương không đủ sống thì người ta sẽ tìm cách xoay xở để bù đắp lại. Còn xoay xở như thế nào đó chính là nguyên nhân các căn bệnh chủ yếu của giáo dục hiện nay.


Lấy việc lọt vào top 200 làm mục tiêu là một sai lệch


Cách đây ít ngày, GS Simon Marginson (ĐH Melbourne - Australia) có nói mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ có trường đại học lọt vào top 200 trong số các trường đại học nổi tiếng thế giới là rất khó và khi đặt ra mà không đạt được thì sẽ là "thất bại" cho mục tiêu kế tiếp. Là người có hơn 30 năm "lang thang" khắp các trường đại học nổi tiếng thế giới, ông có đồng tình với nhận xét này?


Ở đây có 2 phần. Thứ nhất, tôi không đồng tình với GS Simon về phần đánh giá cao các bảng xếp hạng đại học đã được công bố mấy năm nay bởi nó không phù hợp với những gì tôi đã tận mắt chứng kiến và sự đánh giá chung của nhiều giới khoa học tôi được quen biết. Cách xếp hạng hiện nay thường thiên về các trường nằm trong khối Anh - Mỹ mà xem nhẹ các nước khác như Pháp, Đức và đặc biệt là Nga. Mặt khác, có một số đại học được xếp hạng rất cao mà theo cảm nhận của nhiều người hiểu biết thì không thể như vậy được.


Còn vế thứ hai?
Vế thứ hai, tôi đồng tình với ý kiến đó là một mục tiêu không thực tế, không thiết thực vừa có thể làm sai lệch hướng phấn đấu hội nhập của chúng ta. Không nên cân đo, đong đếm mình bằng một cái cân, một cái thước... không có độ tin cậy cao. Thật ngạc nhiên khi có vị lãnh đạo ngành còn đòi hỏi phải cố gắng đạt mục tiêu đó trước năm 2020.


Chiến lược giáo dục 2008-2020 chỉ là một bản kế hoạch dài hạn


Khi trả lời phỏng vấn chúng tôi, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã đặt vấn đề cần có một cuộc cách mạng giáo dục triệt để. Theo ông, điều này đã thật sự cần thiết?


Ngay từ năm 2004, chúng tôi gồm 24 nhà khoa học và giáo dục trong đó có 5 giáo sư Việt kiều đã có bản kiến nghị chính thức gửi lên Trung ương, đề nghị cần phải "xây dựng lại giáo dục từ gốc", tức là phải thực hiện về một cuộc cách mạng giáo dục triệt để. Bản kiến nghị này đã được sự ủng hộ khá rộng rãi của xã hội, các nhà khoa học và các nhà quản lý.


Trước đó, ngay từ 1995, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã triệu tập một cuộc họp quan trọng 3 ngày về giáo dục. Nhiều ý kiến xác đáng đã được phát triển trong cuộc họp đó, về sau được nghi lại trong Nghị quyết T.W.II (khoá 8) về giáo dục và khoa học. Tiếc rằng Nghị quyết rất đúng đắn nhưng triển khai thực hiện bất cập nên sau gần 10 năm, Thủ tướng Phan Văn Khải đã phải cay đắng thừa nhận chúng ta không thành công trong khoa học và giáo dục.


Theo ông, không thành công hay thất bại?


Đó là sự thất bại, thất bại lớn.


Ông có quá mạnh mẽ và vì bức xúc mà thiếu khách quan?


Không phải tôi nói mà thực tế cuộc sống đòi hỏi. Chúng ta đã tốn không biết bao nhiêu thời gian, sức lực và tiền của. Ngay cả những người ở ngoài, ví như ông Lý Quang Diệu chẳng hạn, không phải vô cớ mà khi thăm Việt Nam, ông đã thẳng thắn khuyên chúng ta rằng: Thắng trong giáo dục mới thắng trong kinh tế!


Liệu chúng ta đã cần ngay một cuộc cách mạng triệt để?


Rất cần. Trong khung cảnh chương trình và sách giáo khoa hiện nay, nếu cải tiến thì cũng chỉ tạo sự thay đổi lẻ tẻ và không cơ bản. Trong khi đó, thời gian không còn cho phép chần chừ. Chúng ta đã chờ đợi điều đó xảy ra hàng chục năm nay rồi.


Nhưng được biết vừa qua, Bộ GD-ĐT đã xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục 2008-2020?


Chúng tôi đã nghiên cứu bản dự thảo này và nhận thấy bản Dự thảo chưa thể hiện tư duy giáo dục cần thiết. Nó không phải là bản "Chiến lược" mà chỉ là một bản kế hoạch dài hạn được soạn thảo theo lối làm kế hoạch hoá tập trung bao cấp, mọi cái đều áp đặt từ trên xuống trong khi đáng lý ra, chúng ta phải làm ngược lại.


Thi tốt nghiệp là lạc hậu và kém nhân bản


Trong khi chờ đợi kế hoạch cải cách giáo dục thì theo ông có những vấn đề cấp bách gì cần giải quyết?


Khâu đột phá là giáo dục trung học phổ thông và thi cử. Cần thay đổi tổ chức và chương trình, cách dạy ở THPT, để mở ra hai hướng chính cho học sinh đã xong THCS: một hướng đào tạo nghề và một hướng chuẩn bị tổng quát.


Có nghĩa phải cải cách thi THPT?


Thi tốt nghiệp các cấp là việc làm lạc hậu nhất, kém hiệu quả nhất một tàn tích còn sót của lối học cũ. Nó hoàn thiện một chu trình: "Học để thi - Thi để lấy bằng - Lấy bằng để làm quan". Trong khi đó đáng lý học phần nào thi ngay phần đó, thi để học cho tốt, chứ không phải thi vì mảnh bằng.


Nhưng bỏ thi thì lấy gì để kiểm tra kiến thức của người học?


Tôi không nói bỏ thi mà là bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Hiện nay, các nước có nền giáo dục tiên tiến không có kiểu thi tốt nghiệp như ta. Giống như việc sản xuất một cỗ máy, họ kiểm tra thật kỹ chất lượng từng chi tiết và khi hoàn thiện, chỉ kiểm tra việc lắp ráp. Trong khi đó ở ta thì gần như bỏ qua khâu kiểm tra chi tiết mà chờ lắp hoàn thiện một cái máy rồi mới kiểm tra tổng thể. Cách làm này đã bộc lộ rất rõ những hạn chế mà nền giáo dục của chúng ta đang phải gánh chịu. Một số nước việc thi cử còn nhẹ hơn ta nhiều như Hàn Quốc, Trung Quốc mà người ta còn gọi là "địa ngục thi cử", không biết ở ta nên gọi như thế nào?


Kinh doanh giáo dục là sự phá hoại ghê gớm


Ông là người phản đối thương mại hoá giáo dục một cách quyết liệt. Tại sao vậy?

Sinh ra trong một gia đình có đến 4 người là các giáo sư nổi tiếng (Hoàng Phê, Hoàng Chúng, Hoàng Quý), GS Hoàng Tụy là cháu gọi Tổng đốc Hà Nội, người anh hùng Hoàng Diệu là bác ruột.

27 tuổi, ông làm Trưởng ban Tu thư (biên soạn chương trình và sách giáo khoa). Ông là cha đẻ của thuyết Tối ưu toàn cục lừng danh trong toán học, đồng thời là tác giả của hơn 150 công trình công bố trên quốc tế...

Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, năm 1996.


Tôi không phản đối thương mại giáo dục mà chỉ phản đối cách thương mại hoá như hiện nay. Trường tư vì lợi nhuận phải được đối xử như các doanh nghiệp tư nhân trong các ngành khác. Nó phải hoạt động như mọi doanh nghiệp khác theo Luật Doanh nghiệp. Còn đối với trường tư phi lợi nhuận thì Nhà nước có thể và nên hỗ trợ về vốn, đất, và không thu thuế.

Nhưng có thông tin rằng hầu hết các trường nổi tiếng trên thế giới đều hoạt động theo mục đích kinh doanh?

Đó là thông tin sai sự thật do thiếu thông tin hoặc vụ lợi. Theo tôi được biết, tất cả các trường tư nổi tiếng thế giới đều hoạt động phi lợi nhuận. Làm giáo dục chạy theo mục đích kiếm tiền sẽ phá hoại ghê gớm nền giáo dục.

Xin cám ơn Giáo sư!

Bùi Hoàng Tám (Thực hiện)


Monday, November 24, 2008

Tâm


Tôi lại nghĩ về chữ TÂM, một chữ mà cả một đời tôi học và chiêm nghiệm cũng không thể nào 'biết' hết...

Thursday, November 20, 2008

Khó đến mấy vẫn không rời bục giảng (đọc báo)

Vào ngày nhà giáo Việt Nam, 20/11 tôi đọc được bài báo này, thấy buồn quá. Buồn cho giáo dục và những người đang cống hiến cho sự nghiệp trồng người này. Là giảng viên đại học mà còn phải sống bám vào Ba Mẹ... Hãy nghe 'người trong cuộc' tâm sự về cuộc sống và những ưu tư trong nghề cầm phấn: "...dù khó mấy, những người làm thầy cô giáo cũng đi về phía trước. Đó chính là cái duyên của nghiệp làm thầy!"

http://english.vietnamnet.vn/education/2008/11/814515/


On Teachers’ Day: ‘We will not leave the lecture hall daises'


11:41' 20/11/2008 (GMT+7)
VietNamNet Bridge – A low income has prompted many university lecturers to leave for other jobs. However, many other lecturers have been staying on lecture hall daises, simply because they want to be teachers.

Lecturer Phuong Thao from the University of Civil Engineering (centre) and her studentsYoung lecturers, Nguyen Huu Hoa and Nguyen Phuong Thao, from the University of Civil Engineering, Le Thanh Ha from the Sciences and Technologies Institute, University of Transport and Communications, and Nguyen Thanh Tung from Information Technology Faculty in the Hanoi Pedagogical University, who is now completing a training course on software technology for a doctorate degree at Iowa State University, talk about their lives and jobs.

Could you please tell me about your income when you began working as lecturers?

Thanh Tung: My monthly income is as follows: my fixed salary is VND 500,000, extra lessons are VND 300,000, which means a total income of VND 800,000 a month ($50). My expenses are as follows: VND 200,000 for petrol to run my motorbike, VND 200,000 for my phone bill, and VND 200,000 for attending weddings and parties with friends. I have VND 200,000 left to feed myself, while I have to pay VND500,000 for leasing house. I have to live on money from my parents even though I have my job and earn my money.

Huu Hoa: My total income is VND 1.2 million a month. After paying for petrol, the phone bill and house leasing fee, I would be listed among Vietnamese poor households, with an income of less than VND 230,000 a month.

How about your work?

Phuong Thao: My responsibility is to teach 311 periods a year, but in fact, I have 500 periods. Besides, I also teach at in-services and extra classes.

The numbers prove to be nothing if compared to teachers who have high degrees and experience. The number of their periods may reach 1,100-1,200. However, if you have too many lessons in class, you will not have time for scientific research.

Huu Hoa: It is really difficult to share your time to both earning a living and scientific research. However, you have to give your full effort because you are a university lecturer. I have joined with my colleagues in 5-6 scientific research projects at the ministerial level, several projects at the university level, and written three books.

In order to do so much work, I have to ignore some personal work. I only sleep 3-4 hours a day, while I have no time for friends and for my love.

What do you think about young lecturers who have left universities to earn their living with other jobs?

Phuong Thao: I know a lot of young lecturers have left universities. With good qualifications and good foreign language skills, they can earn $500-1,000 a month. You should not reproach them because they need to earn their living

Thanh Ha: As far as I know, some 20 young lecturers have left. Those, who have stayed at the universities are the ones who love the career of teaching and wish to learn more. However, it will take them some 3-4 more years of training. How can they live in the 3-4 years?

What do you think relevant agencies have to do to make young lecturers keep focused on their work?

Thanh Tung: Improving the education environment is the first thing we need to do. I hope we will have another chance for me to talk about this based on my overseas study.

It is necessary to improve lecturers’ income. Their income must be high enough for their everyday lives and savings. The income must be set based on the efficiency of works, not on the length of service or degree.

It is also necessary to improve the working conditions. Universities should be open only during working hours. Students and lecturers should be given favourable conditions to learn, meet and exchange at universities.

It is necessary to have assistant lecturers, who can be excellent students from classes. The assistant lecturers will help lecturers with some work so that lectures have more time for scientific research and preparing lectures.

Thanh Ha: It is really a big problem that the working conditions are not good. Some universities do not have enough equipment for scientific research. Young lecturers who want to attend an international workshop, are not given money to do that.

You have cited a lot of difficulties. Why do you still work as lecturers, then?

Thanh Ha: The main reason that made us decide to become teachers is that we love the career of teaching. We also hope that we will have the opportunities to study abroad and then return home to help change the face of Vietnam’s education.

(Vietnamese version: http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=143949&ChannelID=71)

Wednesday, November 19, 2008

Nhân ngày nhà giáo 20/11

Trong năm, có vài ngày đặc biệt đối với chúng ta như là những cột mốc để gợi nhớ, để nghĩ về, để hâm nóng và tái hiện cảm xúc của mình. Ngày 20 tháng 11 cũng là một trong những ngày như thế. Là con người, ai cũng đã và đang là học sinh cả, mặc dù môi trường học và tư cách ‘học sinh’ ấy có thể hiểu ở nhiều lãnh vực và phương diện khác nhau trong cuộc sống. Vì thế, nghĩ nhớ và thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với người từng dạy dỗ mình là một truyền thống đẹp. Phương tiện để biểu lộ lòng biết ơn ấy với thầy cô giáo hiện tại cũng như thầy cô giáo cũ có nhiều cách. Một trong những cách phổ biến nhất là trải lòng mình bằng các con chữ. Phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay cho phép chúng ta chia sẻ thông tin, kiến thức dễ dàng bằng nhiều cách, trong đó mạng ảo liên kết toàn cầu là một phương tiện hữu hiệu. Chính nhờ đó tôi đọc được những áng văn mượt mà, những bài thơ đầy hình tượng, rất ư là 'thơ' của nhiều người. Đọc xong vài tản văn và dăm bài thơ ấy, tôi khởi tâm viết entry này.

Tuesday, November 18, 2008

Bonjour Vietnam




http://www.youtube.com/watch?v=9znhO7i9Dsc

Bonjour Vietnam
Composer: Marc Lavoine
Singer: Pham Quynh Anh
Racontes moi ce nom étrange et difficile à prononcer
Que je porte depuis que je suis née.
Racontes moi le vieil empire et le trait de mes yeux bridés,
Qui disent mieux que moi ce que tu n’oses dire.
Je ne sais de toi que des images de la guerre,
Un film de Coppola, [et] des hélicoptères en colère ...
Un jour, j’irai là bas, un jour dire bonjour à ton âme.
Un jour, j’irai là bas [pour] te dire bonjour, Vietnam.
Racontes moi ma couleur, mes cheveux et mes petits pieds,
Qui me portent depuis que je suis née.
Racontes moi ta maison, ta rue, racontes moi cet inconnu,
Les marchés flottants et les sampans de bois.
Je ne connais de mon pays que des photos de la guerre,
Un film de Coppola, [et] des hélicoptères en colère ...
Un jour, j’irai là bas, un jour dire bonjour à mon âme.
Un jour, j’firai là bas [pour] te dire bonjour, Vietnam.
Les temples et les Boudhas de pierre pour mes pères,
Les femmes courbées dans les rizières pour mes mères,
Dans la prière, dans la lumière, revoir mes frères,
Toucher mon âme, mes racines, ma terre...
Un jour, j’irai là bas, un jour dire bonjour à mon âme.
Un jour, j’irai là bas [pour] te dire bonjour, Vietnam (2 fois).







http://www.youtube.com/watch?v=94y6svVU4so&feature=related

Hello Vietnam


Translated by Guy BalBaert
Singer: Pham Quynh Anh

Tell me all about this name, that is difficult to say.

It was given me the day I was born.
Want to know about the stories of the empire of old.
My eyes say more of me than what you dare to say.
All I know of you is all the sights of war.
A film by Coppola, the helicopter's roar.
One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know your soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.
Tell me all about my colour, my hair and my little feet,
That have carried me every mile of the way.
Want to see your house, your streets.
Show me all I do not know.
Wooden sampans, floatings markets, light of gold.
All I know of you is the sights of war.
A film by Coppola, the helicopter's roar.
One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know your soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.
And Buddha's made of stone watch over me.
My dreams they lead me through the fields of rice.
In prayer, in the light...I see my kin.
I touch my tree, my roots, my begin...
One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know your soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.
One day I'll walk your soil.
One day I'll finally know my soul.
One day I'll come to you.
To say hello...Vietnam.
To say hello...Vietnam.
To say xin chao...Vietnam.

Kính chào Người, Việt Nam ơi!
Hãy kể tôi nghe về cái tên xa lạ và khó phát âm kia
Tên mà tôi đã mang từ thuở mới chào đời
Hãy kể tôi nghe về cố hương và đường nét trên đôi mắt xếch
từng bộc lộ rõ hơn tôi về những điều
Người chẳng dám nói thành lời
Tôi chỉ biết Người qua hình ảnh của chiến tranh,
Một cuốn phim của Coppola, những trực thăng phẫn nộ…
Một ngày kia, tôi sẽ về, về chào hồn thiêng của Người.
Một ngày kia, tôi sẽ về, về chào Người, Việt Nam ơi!
Hãy kể tôi nghe về màu da, suối tóc và đôi chân nho nhỏ
từng nâng đỡ tôi từ thuở mới chào đời.
Hãy kể tôi nghe về nhà cửa, đường sá của Người,
kể tôi nghe những điều tôi chưa biết,
Những chợ nổi và thuyền tam bản gỗ…
Tôi chỉ biết quê hương qua hình ảnh của chiến tranh
Một cuốn phim của Coppola, những trực thăng phẫn nộ...
Một ngày kia, tôi sẽ về, về để chào cõi hồn tôi
Một ngày kia, tôi sẽ về, về chào Người, Việt Nam ơi
Chào những chùa chiền và tượng Phật bằng đá, thay mặt các cha tôi,
Chào những phụ nữ còng lưng trên ruộng lúa, thay mặt các mẹ tôi,
Trong nguyện cầu, trong ánh sáng, tìm gặp lại anh em,
Chạm tới hồn mình, tới cội rễ, tới hòn đất quê hương…
Một ngày kia, tôi sẽ về, về để chào cõi hồn tôi
Một ngày kia, tôi sẽ về, về chào Người, Việt Nam ơi.

Bắt chước!

Richard Phillips Feynman (1918-1988), nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái, người nhận giải thưởng Nobel về vật lý trong năm 1965, phát biểu rằng “Khoa học là một con đường cho chúng ta tránh khỏi tự lừa phỉnh chính mình về sự vận hành của thế giới”. (Science is what we have learned about how not to fool ourselves about the way the world is.)


Có lẽ không sai khi tôi ‘bắt chước’ nhà vật lý nổi tiếng này mà nói rằng, Phật giáo và tâm lý học nhân văn là một con đường cho chúng ta tránh khỏi tự lừa phỉnh chính mình về kinh nghiệm chủ quan của chính bản thân mình.

Monday, November 17, 2008

Cười

Ngày đầu tuần này, tôi viết chữ CƯỜI!

Sunday, November 16, 2008

Dòng sông quê hương

Sông Thu Bồn bắt nguồn từ núi Ngọc Linh , phần thượng lưu được gọi là Đak Di. Sông chảy ngược lên phía Bắc qua Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức. Khi đi qua đây, sông nhận thêm nhiều chi lưu là các sông, suối nhỏ. Đoạn chảy qua Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh. Bắt đầu khi đi qua địa phận Quế Sơn, Duy Xuyên, sông mới bắt đầu được gọi là Thu Bồn. Chảy qua ranh giới giữa Duy Xuyên và Đại Lộc, nhận thêm nhánh Vu Gia rồi đổ ra biển Đông ở cửa Đại.
Sông bắt nguồn từ vô số những con suối nhỏ róc rách chảy xuống từ ngọn núi Ngọc Linh ở chỗ giáp giới hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi, len lỏi qua những vùng núi non hiểm trở mạn tây Quảng Nam rồi đổ xuống các cánh đồng phì nhiêu.
Qua chặng đ­ường dài hàng trăm cây số, khi ầm ầm băng qua các ghềnh thác, khi thênh thang băng qua những đồng ruộng phì nhiêu, làng mạc trù phú, khi ghé qua những vùng kỹ nghệ phát đạt, mỗi một đoạn sông biểu hiện một dáng dấp riêng. Nh­ưng bất cứ ở đâu, Thu Bồn cũng là một dòng sông hài hòa sự kết hợp giữa vẻ đẹp của thiên nhiên với sự phong phú của cải đ­ược bàn tay và khối óc của ng­ời đất Quảng gây dựng.
Người ta nói rằng “ Chỉ có sống trọn đời với sông nước mới có thể hiểu triết lý của sông, mới có thể học được các bài học từ sông !” Mỗi dòng sông có một triết lý của riêng mình. Sông Thu Bồn cũng vậy. Triết lý của nó là sự giao hòa của sóng nước, bãi bờ, non núi, của một con đò, của mỗi mái chèo và của mỗi con người gắn bó với sông . Với triết lý ấy, Thu Bồn đã giữ được vẻ đẹp hiền hòa, xanh thẳm của mình. Để rồi, qua bao nhiêu phong ba sóng gió, Thu Bồn vẫn là dải lụa mềm, vắt từ điệp trùng Trường Sơn qua đồng bằng châu thổ và ra tới biển...


Đi theo sông Thu Bồn, mới thấy sông nước là bài học lớn. Mỗi tên đất, tên làng ở hai bờ là cả những ước vọng, khát khao của con người.


Không biết có phải dân gian đặt tên hay chính dòng sông đã tạo nên nhưng tên làng như Phú Thuận, Bình Yên, Phú Gia hay Cài Tang bến Lở...

Dòng Thu Bồn đến Quế sơn đã rộng thêm ra nhiều. Triền bãi ven sông được Thu Bồn mang phù sa về bồi đắp cây cối xanh tươi hơn.





Có những đoạn sông hiền hòa hai bên bờ mượt mà xanh cây trái nhưng có khúc sông xói lở toang hoác.



Từ Trà My, dòng sông đổ về Tiên Ph­ước. Phía dưới Tiên Phước có Thác Cả, n­ước đổ trắng xóa như­ một dải thắt l­ưng lụa trắng trên nền áo xanh của rừng núi. Nơi đây không gian tĩnh mịch, chỉ đôi khi mới có một đàn voi xuất hiện lội qua sông, làm náo động dòng n­ước ỳ ầm. Qua khỏi Trà Linh, sông lượn mình giữa hai ngọn núi cao sừng sững như­ bức t­ường gọi là hòn Kẽm. Chân núi hòn Kẽm có nhiều phiến đá trắng, trên đó còn l­ưu giữ những chữ cổ Chiêm Thành.




Đến Giao Thủy, sông Thu Bồn đón nhận nhánh sông Vu Gia từ Hà Tân đổ về để cùng chảy về phía Nam, rồi chia làm hai nhánh bao bọc lấy vùng Gò Nổi. Từ đó hai dòng chảy qua Chợ Củi, Câu Lâu và cuối cùng hòa nhập để ra Cửa đại.

Những vùng bãi bồi ở Duy Xuyên, Điện Bàn có sông Thu Bồn chảy qua là những miền quê xanh mượt mà, hiền hòa, sâu lắng...
(Bài này, tôi góp nhặt đó đây, chỉ viết chen vào vài câu, đem về 'nhà mình', đọc cho đỡ...nhớ quê thôi...)

Saturday, November 15, 2008

Đứng đầu một trường đại học

Hôm nay, có một bạn ở cùng ký túc xá hỏi tôi có tài liệu gì về hệ thống tổ chức và quản lý trường đại học ở Ấn Độ hay không và muốn tôi chia sẻ một số vấn đề. Qua trao đổi, tôi mới ngớ người ra khi thấy ngay cả sinh viên Ấn, không phải ai cũng hiểu hết về thể chế quản lý tổ chức giáo dục của nước họ. Thế là chúng tôi trao đổi, thảo luận một số vấn đề liên quan. Gần 2 tiếng đồng hồ, tôi có dịp ôn lại những gì đã học và đọc, bạn tôi biết thêm một ít thông tin về những gì cần tìm hiểu. Vui. Tôi ghi lại vài khái niệm trong entry này làm tài liệu, luôn tiện chia sẻ với các bạn có duyên ghé vào đây.
Trong entry này, tôi muốn nói về người đứng đầu một trường đại học (theo hệ thống giáo dục Ấn Độ và hầu hết các nước trong khối Commonwealth).

Friday, November 14, 2008

Ngày thiếu nhi

Ngày thiếu nhi là một ngày lễ ở nhiều nước. Ở Việt Nam, ngày thiếu nhi là ngày 1 tháng 6. Thật ra, tôi cũng không hiểu lý do chọn ngày này để làm ngày vui cho thiếu nhi nữa. Ở Ấn Độ, ngày thiếu nhi là ngày 14 tháng 11 hằng năm. Ngày 14 tháng 11 là ngày sinh của Jawaharlal Nehru (Jawaharlal Nehru sinh ngày 14 tháng 11 năm 1889), vị tổng thống đầu tiên của Ấn Độ sau ngày độc lập năm 1947, được chọn làm ngày thiếu nhi của quốc gia này, vì vị tổng thống này rất yêu quý trẻ em. Có rất nhiều câu chuyện kể về Nehru và trẻ em rất cảm động. Chính tính cách yêu trẻ và quan tâm đến thế hệ mầm non của vị tổng thống này được ghi nhớ một cách rất ý nghĩa bằng cách chọn ngày sinh ông làm ngày hội cho trẻ.


Khi còn sống, Nehru rất thích hoa hồng và yêu quý trẻ và ông thường so sánh trẻ em là nụ hoa trong vườn. Thế hệ trẻ cần được chăm chút, săn sóc tận tâm, vì trẻ em là tương lai của đất nước. Ông quan niệm thế hệ trẻ là sức mạnh của tổ quốc và là nền tảng của xã hội. Ông không hề phân biệt giới tính và ông có một niềm tin vào giáo dục có thể tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả trẻ em nam cũng như nữ đều được đến trường.
 Một cách tự nhiên, tất cả trẻ em trên khắp đất nước đều yêu mến ông. Lúc còn sống, ông thường gặp gỡ và lắng nghe, chia sẻ với các em. Những thế hệ sau ông thể hiến sự yêu mến, kính quý của mình qua các hoạt động ở trường. Đến ngày 14 tháng 11 này, trường nào cũng tổ chức các hoạt động để kỷ niệm ngày thiếu nhi và cũng là ngày sinh nhật ông. Đây không những là ngày nghỉ lễ mà còn là ngày vui của các em nhỏ. Các em đến thăm tượng đài Nehru và rải hoa, cùng nhau ca hát, nhảy múa, kể chuyện, tham gia các trò chơi thể thao và các hoạt động ngoài giờ khác cũng như thưởng thức các chương trình có tính chất tương tự trên các kênh truyền hình TV và radio.

Người trong nước và các cấp chính quyền nhớ đến ngày 14 tháng 11 là ngày thiếu nhi và là ngày sinh của Nehru với nỗ lực thực hiện những tâm nguyện ông dành cho thế hệ trẻ. Tạo một môi trường học an toàn, quan tâm và yêu thương, không phân biệt giới tính trong việc tạo cơ hội để các em đến trường là nỗ lực chung của toàn xã hội ngày nay. Mỗi năm, đến ngày này, mọi người mọi cấp cùng nhắc nhau về tấm gương yêu thương và thực hiện hoài bão của vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên (sau độc lập) của Ấn Độ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh nhất để nuôi dưỡng tài năng và đạo đức cho những thế hệ mầm non.

Khi không làm chủ được mình

Khi không làm chủ được mình, người ta sống theo phản ứng bản năng hơn là sự điều khiển của ý thức qua việc quản lý tâm ý và hành vi. Thường thì khi ấy, mình dễ vi phạm những quy tắc mà bình thường, mình lập ra và nghiêm túc thực hiện. Luật lệ, xét cho cùng, là phạm vi mình tự xác định để mình thể hiện đầy đủ nhân vị làm ‘người’; vượt qua ngưỡng ấy, mình tự chuốc họa vào thân. Ví như người đi đường, một khi không làm chủ được mình, thay vì đi bên trái cho đúng luật khi tham gia giao thông bằng mọi phương tiện đường bộ, họ chạy qua bên phải và thế là họ va quẹt vào người đi ngược chiều và gây tai nạn, rước tai họa khổ đau cho mình và cho người.


Khi không làm chủ được mình, người ta đang quờ quạng trong tối tăm và như thế, đem cả thân và tâm giao cho bản năng sai khiến rồi hành động, nói năng thiếu sự kiểm soát của ý thức và khi tỉnh táo trở lại thì mọi chuyện e đã quá muộn màng.

Khi không làm chủ được mình cũng là lúc mình không còn là mình nữa và tội nghiệp cho cái ‘tôi’ này lắm vì chính nó cũng không còn nhận ra mặt mũi lem luốc của mình nữa! Zô! Zô! Zô! cứ thế mà lao tới. Như chiếc xe đang lao đến bờ vực thẳm mà không lường nổi bao hiểm nguy đang chực chờ phía trước.

Khi không làm chủ được mình, mình bị cảm xúc vốn không có mắt dẫn dắt đi đâu tùy tập quán nghiệp mà lý trí đã bị bịt mắt bằng dải băng đen sì, đành bất lực đâm đầu vào bụi rậm đầy gai nhọn thay vì đi trên con đường thênh thang rộng lớn nằm kề một bên. Đến khi gai đâm tứ bề mới biết là đau!

Khi không làm chủ được mình, con người trở nên cô đơn, trống vắng và thường có xu hướng tìm nguồn vui từ các cuộc chơi tầm thường hay các thú vui vô bổ bên ngoài và chỉ khi nào ‘ông chủ’ trở về với thân, ta mới thấy mình ngu ơi là ngu, ngu đến độ không thể nào ngu hơn được nữa!

Khi không làm chủ được mình, con người ta trở nên liều lĩnh và bất cần, ngạo đời và khinh bạc tất cả. Họ có những biểu hiện như ta đây là người hùng và mạnh mẽ, nhưng họ nào biết, hơn bao giờ hết, họ yếu đuối vô cùng và dễ dàng sa ngã nếu chẳng may rơi vào những cám dỗ mà bình thường, không cần cố gắng họ cũng có thể vượt qua dễ dàng.

Khi không làm chủ được mình, con người ta trở nên thiếu bao dung hơn, ngay cả với chính bản thân mình, thậm chí có khi độc ác vì họ nghĩ, "đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng", họ không nhận được lòng bao dung từ cuộc đời và con người. Họ tự hủy hoại mình bằng cách này hay cách khác và làm tổn thương những người thân. Trong hoảng loạn, họ mất niềm tin vào bản thân, con người và cuộc sống. Tương lai với họ không ý nghĩa gì, chỉ là một bầu trời xám xịt và họ thấy cuộc đời đối với họ quá bất công và tàn nhẫn. Những lúc như thế, con người không bao giờ tin và nghĩ rằng, cánh cửa này khép lại, nhiều cánh cửa khác sẽ mở ra và cuộc sống vẫn độ lượng với những người có ý chí và nghị lực.

Khi không làm chủ được mình, con người ta mất thăng bằng. Dù hai chân bước đi trên đất, tâm vẫn cứ chao đảo, bất an và căng thẳng. Trí thông minh và sự giỏi giang thường ngày không giúp được gì cả. Lầm lũi, cô đơn, hoang mang và mỏi mệt, con người sống trong bế tắc và khổ đau.

Khi không làm chủ được mình, con người ta chẳng bao giờ nhận ra rằng, dù chuyện gì xảy ra và tác động đến mình như thế nào, cảm xúc (phản ứng của tâm đối với các tác động) dù có cường độ mạnh mẽ đến đâu, đó cũng chỉ là cảm xúc nhất thời. Trong dao động, ta không đủ tỉnh táo để hiểu rằng, cần bình tâm mới tìm được giải pháp tối ưu trong những lúc ngặt nghèo nhất. Nói gì thì nói, một khi đã rơi vào ‘vùng mù’ thì đành buông xuôi cho nghiệp lực! Ngay cả tiếng ‘kêu cứu’ cũng không làm được. Khi ấy, con người ta đang 'sốt cao', mê, mơ và mờ.

Khi không làm chủ được mình,...

Thursday, November 13, 2008

Rối loạn gắn bó

Khái niệm
Rối loạn gắn bó thường xảy ra ở trẻ em từ bé đến khoảng 5 hay 6 tuổi. Thế nhưng có khi triệu chứng này cũng có ở người lớn, mặc dù rất hiếm. Rối loạn gắn bó xảy ra khi các em bé xa người thân như cha, mẹ và có cảm giác bất an, sợ hãi, thiếu sự chở che và nơi nương tựa từ những người thân này trong khi tâm lý các em chưa sẵn sàng để đón nhận việc này.

Trẻ em có triệu chứng rối loạn gắn bó có biểu hiện cảm xúc và hành vi không bình thường tùy theo mức độ. Nếu ở mức độ nặng, đây là một dạng bệnh lý cần phải chữa trị. Trẻ có thể có nguy cơ rối loạn gắn bó ngay cả khi chưa lọt lòng, nếu người phụ nữ lúc đang mang thai có tâm lý bất ổn, căng thẳng, không thoải mái. Những chấn động tâm lý của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ trong bào thai và những tác động này ảnh hưởng đến trẻ lâu dài sau đó.

Trẻ thơ, nếu không được che chở, bảo bọc trong sự chăm sóc, vỗ về của cha mẹ, nhất là người mẹ, dễ dàng có các triệu chứng rối loạn gắn bó. Sự vắng mặt của cha mẹ khi trẻ còn nhỏ thường tạo nên tâm lý bất an, hoảng sợ ở trẻ. Tâm lý trẻ lo sợ và bất an khi cha mẹ trốn trẻ vì sợ trẻ sẽ khóc khi thấy cha mẹ ra đi và tránh sự đau lòng khi thấy con nhỏ khóc trước mặt mình. Sự bất an ở trẻ thể hiện khá đa dạng như là phản ứng của cơ thể và tâm lý đổi với sự thiếu thốn hình ảnh của cha mẹ bên mình.
Các triệu chứng ở trẻ bị rối loạn gắn bó
(còn nữa)

Tuesday, November 11, 2008

11/11

Ngày 11 tháng 11; một ngày đáng nhớ!

Án tử hình

Tác giả: H.T. Nhất Hạnh
Dịch tiếng Việt: Hằng Như
Hỏi: Thưa Thầy, Thầy nghĩ sao về án tử hình? Giả sử có một người giết mười (10) đứa trẻ. Tại sao có thể tha mạng cho người ấy được chứ?

Trả lời: Mười (10) sinh mạng mất rồi, bây giờ bạn muốn mất thêm một mạng người nữa, thế là bạn muốn mười một (11) người chết. Một người đã giết mười đứa trẻ là một người bệnh hoạn. Tất nhiên chúng ta cần nhốt anh ta lại để những người khác không bị anh ta giết hại nữa, nhưng đó là một người bệnh, vậy chúng ta nên tìm cách giúp anh ta. Giết anh ta đi sẽ không giúp được gì cho bản thân người ấy, mà chúng ta cũng chẳng lợi ích gì. Dù anh ta có chết đi, còn có nhiều người như anh ta trong xã hội. Khi nhìn kỹ người ấy, chúng ta sẽ thấy có điều gì đó chưa ổn trong xã hội mình đang sống. Xã hội chúng ta đã tạo ra những con người như vậy. Thế rồi nhìn sâu và kỹ vào anh ta, với cái nhìn tương duyên, chúng ta thấy những yếu tố khác nơi con người ấy. Đó là làm thế nào để hiểu biết đúng đắn về con người mình và bạn thấy rằng mình cần làm điều gì đó để giúp anh ta mà không phải là trừng phạt. Tất nhiên là bạn cần nhốt anh ta ở một nơi nào đó vì sự an toàn của những đứa trẻ khác, nhưng nhốt anh ta không phải là việc duy nhất bạn có thể làm. Trừng phạt cũng không phải là cách duy nhất, chúng ta có thể làm nhiều điều tốt đẹp hơn để giúp anh ta.

Gần đây nhiều sách Phật giáo về thực hành thiền định, những tạp chí Phật giáo và cả các bài pháp thoại đã được đưa vào nhà tù, và nhiều người âm thầm theo đó mà thực tập. Những người này cảm thấy nhẹ nhàng hơn và họ sống thanh thản hơn trong nhà tù. Bản thân tôi nhận được rất nhiều thư của tù nhân và nhiều người trong số họ là tù nhân ở Bắc Mỹ đã từng đọc sách tôi viết. Có một anh tù nhân viết rằng “Thưa thầy, khi con đứng trên cầu thang và nhìn xuống, con thấy các bạn tù chạy xuống chạy lên và con có thể nhìn thấy những nỗi khổ niềm đau của họ. Con mong mỏi họ có thể thực hành như con đang thực hành, đi lên xuống cầu thang trong chánh niệm, theo từng hơi thở. Khi con thực tập như vậy, con cảm nhận được sự bình an trong con và con có thể thấy rất rõ những khổ đau trong những người bạn tù.” Người ấy đã có thể chế tác được và nuôi lớn tâm từ bi ở bên trong. Bạn biết đó, một khi chúng ta có lòng từ bi trong tâm, chúng ta không phải chịu nhiều khổ đau. Khi nào tâm từ bi còn trong tâm mình, chúng ta không thể nào là người phải chịu đựng nhiều khổ đau nhất.

Có một người tù khác nhận được bản sao cuốn “Sống an lạc” (Being Peace), sau đó, anh ta nhận được bản gốc cuốn sách này, thế là anh ta có hai cuốn. Anh ta đã bỏ hút thuốc, mặc dù còn giữ một ít thuốc lá. Một hôm, người bạn tù ở phòng giam bên cạnh đập tường ầm ầm xin thuốc. Mặc dù không còn hút thuốc nữa, anh muốn biếu số thuốc còn giữ cho người bạn tù. Anh xé trang đầu tiên cuốn sách “Sống an lạc”, để một ít thuốc vào mặt kia rồi gói lại, lén gởi cho bạn tù với hy vọng người kia sẽ sống an lạc. Bản thân anh ta thích sự an lạc và anh bắt đầu thực tập thiền trong phòng giam. Mỗi lần, anh chỉ gói một ít thuốc thôi và lần lượt sử dụng trang số 2, trang số 3. Anh ta ở trong khu tử tội. Cuối cùng, bằng cách này, anh đã chuyển toàn bộ số trang sách bản sao đến người bạn tù ấy. Một điều thật kỳ diệu, người bạn tù kia cũng bắt đầu thực tập trong phòng giam và trở nên trầm tĩnh. Trước kia, người bạn tù này thường đập phá, la hét và chửi rủa. Thế nhưng cuối cùng anh ta dịu xuống, điềm tĩnh và sau đó, người này được trả tự do. Để cám ơn người bạn tù của mình, anh ta đi ngang qua trước phòng giam, hai người nhìn nhau và cùng nhau đọc một câu trong cuốn sách đó và cả hai đều cảm nhận điều này từ trong tâm. Người tù ở trong khu tử tội ấy đã viết một cuốn sách về việc hành trì của anh ta trong phòng giam và cuốn sách ấy được một nhà xuất bản bên ngoài phát hành.

Như vậy, rõ ràng là hình phạt không phải là điều duy nhất chúng ta có thể làm. Còn rất nhiều điều khác chúng ta có khả năng làm để giúp người khác. Chuyển hóa và xoa dịu khổ đau có thể thực hiện được trong những tình huống khó khăn như thế này. Một người tù nữa viết thư cho tôi nói “thưa Thầy, con lấy làm ngạc nhiên khi ở trong nhà tù mà con vẫn còn nhân tính và điều này giúp con không trở thành một người điên. Có được điều này là nhờ con thực tập. Một điều hy vọng duy nhất của con là đến ngày con được trả tự do, người nào gặp con, nhìn mặt con đều thốt lên rằng “sống trong nhà tù cam khổ như thế, không tưởng tượng nổi bằng cách nào anh được như thế này” thì thật là một điều kỳ diệu và đây chính là phần thưởng lớn nhất mà con nhận được.” Anh ta kể rằng anh không tưởng tượng nổi điều kiện sống trong nhà tù thế nào, anh ta chịu đựng khổ đau ra sao. Thế nhưng anh ta cố gắng xoay xở để có thể sống được và giữ được nhân tính của mình mặc dù có nhiều thử thách khó khăn.

Ở ngoài chúng ta chịu đựng khổ đau ít hơn và nếu có một chút thời gian, tất nhiên chúng ta có thể làm điều gì đó để giúp người ở trong tù. Do đó, nếu giết chết người kia, chứng tỏ sự yếu kém của chúng ta. Chúng ta đầu hàng. Chúng ta không biết mình cần làm gì nữa, thế là chúng ta chịu thua. Đây là tiếng than khóc trong thất vọng khi chúng ta phải giết họ. Tôi hy vọng rằng, chúng ta có thể thực tập cách nhìn sâu để tìm ra nhiều cách khác tốt hơn là phải duy trì án tử hình. Câu trả lời của tôi cho vấn đề này là không chỉ chúng ta có thể giải hòa giữa công lý và lòng từ bi mà chúng ta còn có thể chứng minh rằng công lý thật sự phải chứa đựng lòng từ bi và sự hiểu biết.

http://www.katinkahesselink.net/tibet/thich-capital-punish.html

Monday, November 10, 2008

Khóc

Tôi chỉ viết vào nhật ký ảo này mỗi khi có cảm xúc và thời gian và coi đây là một hình thức giải trí của mình. Tất cả những con chữ ở đây đều do ngẫu hứng: thích lúc nào viết lúc ấy; muốn viết gì/dịch gì, thì cứ gõ phím. Có khi cả 2 tuần tôi không viết chữ nào ở đây cả. Thế nhưng, dạo gần đây, tôi muốn ít nhất, mỗi tuần post lên đây vài chữ. Từ đó, tôi thêm mục “mỗi tuần một từ” trong blog của mình. Lẽ ra là “đầu tuần một từ” nhưng tôi không có thời gian nhiều cho blog, e không viết được chữ nào trong ngày đầu tuần cả, nên đổi là “mỗi tuần” cho phù hợp hơn. Mặc dù vậy, trong điều kiện có thể, tôi vẫn muốn viết vài chữ trong mục này vào ngày thứ hai, ngày đầu tuần và suốt tuần ấy, tôi dành nhiều thời gian chiêm nghiệm về khái niệm này kỹ hơn suốt những ngày còn lại trong tuần theo cách này hay cách khác theo kiểu của tôi. Từ đó, tôi thấy có nhiều điều hay hay trong cuộc sống.

Hôm nay, viết cho tuần này, tôi viết về chữ… ‘khóc’. Khi còn khỏ, tôi hiểu khái niệm ‘khóc’ là hành động kêu gào và chảy nước mắt. Tiếng khóc là âm thanh đầu đời của đứa trẻ mới lọt lòng khi tiếp xúc trực tiếp lần đầu tiên với môi trường sống (nếu chưa kịp sử dụng vì còn 'loay hoay' với môi trường sống mới lạ, các cô nữ hộ sinh sẽ có cách giúp các bé sơ sinh í...). Rồi từ đó đến khi biết nói, ngay cả khi đã biết nói nhưng chưa đủ từ vựng để diễn tả ý tưởng, trẻ em khóc là một loại ngôn ngữ. Là con người, khả năng giao tiếp và nhu cầu giao tiếp hình thành từ trong bụng mẹ và ngôn ngữ - hiểu theo nghĩa phương tiện truyền thông – là không thể thiếu. Như vậy, với trẻ, khóc là bản năng, khả năng và khóc là một nhu cầu. Khi chưa biết nói, mỗi khi cần đáp ứng nhu cầu gì, trẻ đều thể hiện bằng tiếng khóc. Từ những tháng đầu đời, chỉ có người mẹ mới có thể hiểu nhiều nhất loại ngôn ngữ này. Đói sữa: khóc; buồn ngủ: khóc; khó chịu trong người: khóc; vắng mẹ: khóc; thấy người lạ: khóc…vô vàn cung bậc và âm lượng khác nhau của tiếng khóc như là phản ứng tâm lý của trẻ với môi trường bên ngoài.
Hồi nhỏ, tiếng khóc sao mà ngây thơ đến thế; tiếng gào la cũng trong veo trong một thế giới phẳng lì: cái gì bất như ý là thể hiện ngay lập tức bằng tiếng khóc và được đệm bằng gào la. Không giấu giếm che chắn, không diễn tuồng ‘làm ra vẻ’ gì cả, cứ thế, trẻ con cứ ‘thẳng ruột ngựa’ bộc bạch cảm xúc của mình. Sau đó, dù nhu cầu mình được đáp ứng hay không, khóc thoải mái, khóc đến khi không muốn khóc nữa sẽ tự nín và chạy đi chơi tiếp! Khóc ở trẻ thơ đơn giản vậy đó. Đó chỉ là những dịp để…rửa mắt cho thông tuyến lệ.
Lớn lên một tí, tôi hiểu thêm ‘khóc’ không chỉ biếu hiện bằng hành động cụ thể là kêu gào và chảy nước mắt mà khóc được thể hiện tinh tế hơn và lắm khi không có hành động kêu gào, lại càng không ‘thấy’ nước mắt chảy. Người lớn khóc trong hoàn cảnh tâm trạng khác nhau với những thăng trầm cuộc sống. Họ khóc theo kiểu của người lớn, khó hiểu lắm lắm. Buồn khóc là lẽ dĩ nhiên rồi; vui cũng khóc. Các cung bậc và cách biểu hiện của hành động khóc ở nhiều người và ngay cả một người trong nhiều tình huống khác nhau cũng muôn vàn sai biệt. Họ có thể khóc lớn, khóc thầm, khóc chảy nước mắt hay khóc không thể chảy nước mắt, rồi ngay cả hiện tượng nước mắt chảy ngược vào trong…
Thường thì ở người lớn, khi nào cảm xúc dâng tràn và không thể giữ được tư thái tự nhiên, họ khóc. Người hay giải tỏa tâm lý bức xúc bằng tiếng khóc tin rằng tiếng khóc giúp họ lấy lại trạng thái tâm lý cân bằng hơn, ví dụ phóng thích năng lượng phấn khích khi quá vui, giải tỏa tâm lý nặng nề, ưu tư khi buồn đau và coi đó như một phương pháp chuyển hóa tâm lý tiêu cực. Khi quá đau buồn mà không muốn người khác biết, họ khóc thầm cho nước mắt chảy vào trong. Khi muốn người khác biết họ khóc tuy cảm xúc chưa đủ để dâng trào đến mức tuôn lệ thì họ ráng…khóc và gào la với âm lượng lớn. Có khi gào la nhiều mà không thấy nước mắt dù tuyến lệ không bị nghẽn hoặc những giọt nước mắt giả tạo như diễn viên sân khấu thì đó là ‘nước mắt cá sấu’. Thế đấy, cái khóc của người lớn trong ‘thế giới người lớn’ không ngây thơ như ở trẻ mà phức tạp vô cùng. Người lớn ý thức rất rõ vị trí của mình trong cộng đồng, trong các mối quan hệ và những chuẩn mực trong cuộc sống để rồi tùy theo đó là thể hiện mình sao cho được người khác chấp nhận. Do vậy, người lớn rất khéo ‘biểu diễn’ mình, ngay cả khi khóc.
Như vậy, người lớn khóc không phải thuần túy là để biểu lộ cảm xúc hay phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với các tác động bên ngoài mà họ phải dùng một năng lượng để kềm chế trong lúc này nhưng lại khuyếch đại vào lúc khác. Họ biết khoan, biết nhặt, biết trầm, biết bổng để lưu lại hình ảnh đẹp nhất có thể trong mắt mọi người. Chỉ khi nào họ ở một mình, người lớn mới dám sống thật với chính mình và biểu lộ cảm xúc không qua màn lọc nào. Nếu chịu khó quan sát người lớn khóc, chúng ta sẽ thấy nhiều điều… rất ngộ và hiểu thêm cuộc sống này!

Sunday, November 9, 2008

Lợi ích của im lặng

Tác giả: H.T. Nhất Hạnh
Dịch tiếng Việt: Hằng Như

Hỏi: Thưa thầy, xin Thầy giảng cho chúng con biết về lợi ích của im lặng và làm thế nào chúng con vẫn giữ được im lặng như trong khóa tu khi trở về với sinh hoạt hằng ngày?

Trả lời: Trong mấy ngày cuối của khóa tu, nhiều vị cảm nhận rằng im lặng có thể đem lại niềm vui. Chúng ta nên hiểu rằng có nhiều điều ta không cần nói ra, thay vào đó, hãy dành thời gian và năng lượng để làm những việc khác có ích cho mình, giúp mình có thể nhìn sâu hơn vào con người chính mình và vạn vật xung quanh.

Nếu do bản năng xui khiến chúng ta có thói quen sử dụng năng lượng để muốn nói một điều gì đó, đừng theo bản năng mà mở lời. Hãy lấy một cuốn sổ và viết điều mình định nói lên trên giấy. Một hoặc hai ngày sau, đọc lại những gì mình đã viết, có thể bạn sẽ nhận ra rằng, nếu mình nói những lời này ra thì thật là khủng khiếp! Cứ như thế, dần dần mình sẽ có khả năng làm chủ bản thân mình và mình sẽ biết điều gì nên nói và điều gì không nên nói.


Tôi nhớ có lần tôi khuyên một sư tỷ nên thực hành hạnh im lặng. Sư cô ấy là một vị ni lớn tuổi đạo và sư cô ấy có một vài hạt giống chưa được tốt, nên sư cô ấy không có được hạnh phúc. Sư cô có một chút khó khăn với các sư tỷ sư muội khác. Tôi khuyên rằng, sư cô là một người rất thông minh, rất khéo léo trong nhiều việc và sư cô có thể làm cho nhiều người hạnh phúc nếu sư cô ý thức được một điều: làm thế nào để có thể im lặng và chỉ nói những điều cần nói.

Tôi khuyên rằng, trong ba tháng, sư cô nên nói chỉ ba câu thôi. Chỉ ba câu này thôi, sư cô có thể lặp đi lặp lại bao nhiêu lần cũng được, tùy ý sư cô (cười) và tôi nói rằng, sư cô cứ thực tập đi, trong vòng một tuần, sư cô sẽ cảm nhận hạnh phúc ngay. Câu đầu tiên là “này em thân yêu, có điều gì chị có thể giúp được gì cho em? (cười) Câu thứ hai là “em có thích những gì chị đã làm cho em không?” Câu thứ ba là “em có đề nghị chị điều gì để có thể giúp em tốt hơn không?” (cười). Nếu sư cô có thế nói như thế, sư cô sẽ làm cho nhiều người hạnh phúc và hạnh phúc sẽ trở lại với chính mình ngay thôi.

Trong gia đình chúng ta có thể thực hành im lặng. Chúng ta có thể đề nghị những thành viên khác trong gia đình cùng thực tập im lặng với nhau trong ba ngày hay một tuần. Cách thực tập như thế đem lại lợi ích rất nhiều. Điều này giúp chúng ta tiến bộ sau một thời gian thực hành im lặng.

Saturday, November 8, 2008

Jarvis - quy y và trở thành Phật tử trong tù


Hằng Như dịch từ trang:

Jarvis Jay Masters, một người da đen, sinh năm 1962 tại Long Beach, California, trong gia đình có 7 anh chị em. Bà Cynthia, mẹ của Jarvis là người nghiện ma túy nên cả bảy người con của bà bị phân chia để sống trong các nhà tình thương của chương trình an sinh xã hội chính phủ. Cha của Jarvis bỏ nhà đi khi Jarvis mới vừa lên 5 và sau đó cũng thành người nghiện. Từ bé, khi chưa đầy 5 tuổi, Jarvis chứng kiến những bạo hành và lộn xộn mà sau này, Jarvis viết trong các tác phẩm của mình như "Tôi và các chị em" (Me and My Sisters) và "Các vết sẹo" (Scars) trong tập "Tìm tự do: viết trong khu tử tội" (Finding Freedom: Writings from Death Row.) Từ đó, Jarvis, ngoài thời gian ngắn sống với người cô, đã phải sống từ nhà tình thương này sang nhà tình thương khác, xa cách anh chị em. Nhiều năm, Jarvis sống với vợ chồng một gia đình nọ mà cậu bé rất yêu thương. Thế nhưng, khi hai vợ chồng này già quá, cậu lại phải ra đi, lúc ấy mới 9 tuổi. Thế là Jarvis tiếp tục cuộc sống ở các nhà tình thương.


Hoàn cảnh đầy bất hạnh bi đát của gia đình và những cám dỗ tiêu cực ngoài xã hội đã đẩy Jarvis, dù chỉ mới 12 tuổi, đã nhiều lần vào tù ra khám. Khi đến tuổi 17, Jarvis là một thanh niên hung tợn, dữ dằn. Dù chưa tự tay giết chết ai nhưng Jarvis đã từng nhiều lần dùng súng để uy hiếp và đánh cướp các nhà hàng và cửa tiệm. Năm 1981, Jarvis, lúc bấy giờ 19 tuổi, lại vào nhà tù San Quentin ở California, sau khi bị kết án trộm cướp có vũ khí. Trong nhà tù anh lại tiếp tục gây án.

Năm 1985, Trung sĩ quản lý trại tù Hal Dean Burchfield bị đâm chết trên tầng hai của nhà tù San Quentin. Ba tù nhân bị bắt và bị xử về tội giết người. Andre Johnson bị xử về tội trực tiếp giết người, Lawrence Woodard bị xử về tội ra lệnh giết và Javis Masters bị kết án với tội danh là cung cấp vũ khí, đó là thanh sắt đã mài nhọn được dùng để đâm Trung Sĩ Hal Dean Burchfield. Trong thời gian án mạng xảy ra, Jarvis đang bị giam trên tầng thứ tư của nhà giam. Cả ba tù nhân đều có thể bị kết án tử hình. Kết quả vụ án, Lawrence Woodard và Andre Johnson bị kết án chung thân không được giảm án nhưng Jarvis, dù không có mặt, lại bị kết án tử hình vì một quá khứ đầy những tiền án tiền sự của anh từ những ngày còn bé cho đến năm 19 tuổi.

Jarvis Master bị chuyển sang khu dành cho tù nhân chờ thọ án tử hình từ 1990. Từ đó, các luật sư của anh đã tiến hành thủ tục kháng án. Tháng 2 năm 2007, Pháp Viện tối cao California chấp nhận xét đơn thỉnh nguyện của nhóm luật sư biện hộ cho Jarvis. Ngày 11 tháng tư năm 2008 mới đây, Pháp Viện tối cao California đã ra lệnh tiến hành thủ tục điều trần về bằng chứng của vụ án Trung Sĩ Burchfield. Những người ủng hộ Jarvis tin rằng anh ta sau 17 năm trong khu tử tội, cuối cùng sẽ được trắng án hay ít nhất giảm án, tuy nhiên quyết định vẫn thuộc về pháp viện tối cao, và cho đến nay các buổi điều trần vẫn chưa đem lại kết quả chính thức nào.

Trong tù, Jarvis tìm hiểu về tôn giáo và cảm thấy đạo Phật đã đem lại cho anh sự an lạc mà từ lúc sinh ra đến giờ anh chưa từng có được. Năm 1989, Jarvis phát nguyện trở thành một Phật tử theo truyền thống Tây Tạng khi có duyên gặp Lama Chagdud Tulku ngay tại nhà tù. Lama Chagdud Tulku là một đại sư Tây Tạng nổi tiếng tại Tây Phương, được công nhận là vị lama tái sanh lần thứ 14 của Lama Chagdud. Lama Chagdud Tulku hoằng pháp khắp các nước Tây phương, từ châu Âu sang châu Mỹ cho đến khi ngài viên tịch vào năm 2002.

Cùng với việc trở thành Phật Tử, Jarvis cũng trở thành một nhà văn và anh viết về những biến cố trong cuộc đời mình. Trong lúc xã hội dạy anh “trộm cướp có vũ khí ”, “tham gia băng đảng”, tinh thần Phật giáo đã khơi dậy trong anh tấm lòng bao dung, thương xót, tình yêu trong con người vốn thiện lành của anh. Câu chuyện “Joe Bob lắng nghe” ( Joe Bob Listens) được nhiều người biết đến khi đăng tải trên tạp chí 'Turning Wheel', số mùa Thu 1995. Trong tác phẩm “Tìm Tự Do” (Finding Freedoom), Jarvis kể lại những khoảng đời bất hạnh và khốn khó trong thuở thiếu thời đầy thương đau của mình. Jarvis ngày nay không còn là một thanh niên giận giữ như thuở anh mới bước vào nhà tù San Quentin 27 năm trước nhưng là tác giả được nhiều người yêu mến, kính trọng, và như một Phật tử, anh dâng hiến khả năng của mình để xiển dương tinh thần bất bạo động trong nhà tù.