Sunday, March 23, 2014

Gian dối hồn nhiên... (đọc báo)

Mình có đầy ắp ý tưởng và chứng cứ để viết về sự gian dối khi đang "sống chung với lũ" và chứng kiến sự gian dối mỗi ngày, sự gian dối có hệ thống, gian dối "liên thông", thậm chí gian dối có chỉ đạo nữa, nhưng chưa rảnh. Tình cờ, trong khi lục tìm trong kho tài liệu máy mình, thấy có bài này của GS. Hồ Thiệu Hùng, chia sẻ trước. Mình sẽ viết về đề tài này khi nào có thời gian.

Xin kể một câu chuyện thật đã xảy ra với một đứa bé 8 tuổi, học lớp 3 ở một trường tiểu học. Bé có cha mẹ đều là giáo viên - công nhân viên một trường học.

Một hôm bé đi học về mếu máo đòi mẹ cho tiền. Mẹ hỏi con còn nhỏ, cần tiền làm gì thì bé trả lời: “Bạn con đi học đứa nào cũng có tiền, cứ giờ chơi là chạy đi mua quà ăn, chỉ con là không có tiền, con thèm quá hà!”.  Bà mẹ từ chối cho con tiền nhưng đã ứng xử rất hay là sáng nào cũng dậy sớm, chuẩn bị một món ăn vặt gói sẵn đặt vào cặp của con để con ăn trong giờ ra chơi. Đứa bé từ đó không mè nheo đòi tiền nữa.

Nhưng một hôm dọn dẹp cặp của con, bà mẹ phát hiện thấy trong một cuốn tập có hơn 300.000 đồng. Hốt hoảng, bà truy xem số tiền này từ đâu con có, có ăn cắp của ai không. Đứa bé khóc, một mực thề với mẹ là không hề ăn cắp của ai vì mẹ và cô đều dạy ăn cắp là xấu lắm. Giải thích về nguồn gốc số tiền, bé nói: “Con làm lớp trưởng, cô giao con một cuốn sổ để ghi tên bạn nào vi phạm nội quy. Bạn nào lỡ vi phạm nội quy mà muốn khỏi bị ghi tên thì phải đưa cho con mười ngàn chớ con có ăn cắp của ai đâu”.

Câu chuyện gian dối của đứa trẻ này khiến ta giật mình. 8 tuổi, một đứa bé đã biết cậy quyền lớp trưởng, lừa cô giáo để thu vén cho mình. 8 tuổi, bạn bè bé đã biết đút lót cho người có chức, có quyền. Trường không dạy kiểu sống này, cha mẹ cũng không. Các bé học “khôn” này từ đâu? Từ ngoài xã hội. Bé bị nhiễm độc một cách thường xuyên từ xã hội nên hành động gian dối một cách... hồn nhiên. Bây giờ là 10.000 đồng mỗi lần dùng quyền lớp trưởng để làm tiền, sau này vào đời sẽ thành bao nhiêu mỗi lần nhận hồ sơ của dân hay đặt bút ký vào dự án? Bây giờ đút lót 10.000 đồng cho mỗi lần vi phạm nội quy nhà trường, sau này vào đời là bao nhiêu cho mỗi lần phạm luật, phạm pháp? Và còn nhiều điều khác nữa có thể suy gẫm từ câu chuyện này.

Gian dối, ai cũng biết đó là xấu, từ vị quan chức đạo mạo rao giảng đạo đức cho dân chúng đến các bậc cha mẹ chỉ là thường dân. Người còn chút ít lương tâm thì khi buộc phải gian dối còn thấy áy náy, cảm thấy cắn rứt; kẻ không còn lương tâm thì gian dối dễ dàng như hít thở. Triết lý sống “phải đạt mục tiêu bằng mọi giá” đã triệt tiêu tính trung thực, giết chết lương tâm của nhiều, rất nhiều người ở các địa vị, ngành nghề khác trong xã hội.

Đề án cải cách toàn diện và cơ bản giáo dục đào tạo nên đưa nội dung giáo dục tính trung thực thành mục tiêu hàng đầu để cứu thế hệ trẻ. Nhưng quan trọng hơn hết là từng người trong xã hội, nhất là người có chức có quyền, phải sống trung thực, đừng gian dối mà trẻ con hồn nhiên bắt chước theo. Tiêu chí trung thực phải là tiêu chí đặt trên cả tiêu chí trung thành khi lựa chọn cán bộ, công chức.
TS HỒ THIỆU HÙNG
Source:

THA THỨ VÀ HỶ XẢ (Kỳ 2)

Tha thứ và hỷ xả (Kỳ 1)
Kỹ năng tha thứ

Nếu cảm thấy khó buông xả và tha thứ “trọn gói” một lần với người làm khổ ta như buông thẳng một gánh nặng xuống, hãy thử áp dụng một hoặc nhiều trong số các cách sau đây để dần luyện tập cho mình có kỹ năng tha thứ:

1. Hãy gia tâm vào việc buông bỏ
Không đơn giản là trong một giây một phút hay thậm chí một ngày để có thể buông bỏ niềm đau. Bất cứ cái gì một khi đã tổn thương, cần một thời gian nhất định để chữa lành. Do đó, hãy đầu tư tâm lực vào việc này để thay đổi, vì chúng ta thấy đó, niềm đau làm khổ chúng ta. Buông bỏ là cách để chúng ta đặt gánh nặng mà mình cưu mang trong tâm xuống. Việc tự mang vác gánh nặng thế này không có lợi ích gì cho ta cả. Cần phải khôn ngoan để biết thương mình đúng cách: đừng ghi nhớ tội lỗi của người khác nữa.

Thursday, March 20, 2014

THIỆN, MỸ VÀ CHÂN (Kỳ 3)

Tác giả: Bhikkhu Bodhi
Người dịch: Hằng Như
Mỹ
Theo Đức Phật, Thiện hay sự trong sạch về đạo đức là nền tảng, một nền tảng không thể tách rời của chân hạnh phúc. Thế nhưng, để có hạnh phúc thật sự, chỉ một yếu tố Thiện thì không đủ. Để tìm được hạnh phúc bền vững hơn và ở cung bậc sâu hơn, chứ không chỉ thông qua đạo đức thiện lành, chúng ta phải bước thêm một bước nữa. Điều này đưa chúng ta đến thành tố tiếp theo của hạnh phúc, thành tố mà tôi gọi là ‘Mỹ’. Tôi không dùng từ này để chỉ vẻ đẹp cơ thể, hoặc chỉ cho khuôn mặt đẹp hay thân hình dễ thương, mà tôi muốn nói đến vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm hồn. Trong lời Đức Phật dạy, dấu hiệu chân xác nhất để chỉ cho cái đẹp là vẻ đẹp của tâm.  Chính vì vậy mà A-tỳ-đạt-ma (abhidhamma) dùng các thuật từ sobhana cittas (tâm tịnh hảo) và sobhana cetasikas (tâm sở tịnh hảo) để chỉ cho các trạng thái tâm đẹp và các yếu tố tâm đẹp. Trên con đường đi đến hạnh phúc và bình an,  chúng ta cần khơi dậy các đặc tính đẹp này.

Sunday, March 9, 2014

THÁI ĐỘ ĐÚNG KHI HÀNH THIỀN (1)


Điều quan trọng nhất trong hành thiền, cũng như những hoạt động khác, là thái độ của mình đối với hoạt động này bởi vì thái độ quyết định không chỉ kết quả mà còn nhiều phương diện khác như phương pháp, tiến độ của quá trình hành thiền.
Hành thiền, theo cách nói thông thường, là quá trình thực tập tỉnh thức. Đó là quá trình tập trung, quán sát và ghi nhận một cách khách quan tất cả những biểu hiện và thay đổi, sự sanh khởi và mất đi của tất cả những gì diễn ra trong thân và tâm chúng ta. Tỉnh thức chỉ có mặt khi tâm thật sự an tịnh, các tầng tâm thức sâu thẳm được lắng trong, ta đang ở thế cân bằng nhất, vững chãi nhất, hài hòa nhất về mọi phương diện tâm sinh lý. Tâm sinh lý cân bằng và hài hòa tỉ lệ thuận với mức độ an tịnh và tỉnh thức của tâm. Những hướng dẫn căn bản nhất của các thiền sư là chúng ta nên tránh một số điều sau đây khi tập hành thiền: