Wednesday, May 14, 2014

NGÁN CHƯA?!

Có thể một mình, lẻ loi, không có đồng minh và bị gai góc bủa vây...
Nhưng không sao...






Tuesday, May 13, 2014

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở CẤP TIỂU HỌC ẤN ĐỘ

 (Bài này đã đăng trên nguyệt san giác ngộ, số 221)
Tôi muốn đề cập đến tình hình giáo dục đạo đức cho trẻ em ở Ấn Độ. Chương trình giáo dục phổ thông tôi không bàn đến, vì mỗi nước có một nền giáo dục đặc trưng riêng biệt, chỉ thích hợp với đất nước đó mà thôi. Tôi chỉ muốn đề cập đến giáo dục đạo đức ở các trường tiểu học Ấn Độ lồng vào trong chương trình dạy và học. Điều này, tôi thiết nghĩ, nếu chưa hoặc không thực hiện được ở các trường phổ thông, chúng ta vẫn có thể học hỏi và áp dụng cho tập thể phật tử của chúng ta tại các chùa, tu viện để góp phần nâng cao giáo dục đạo đức cùng xã hội.

Saturday, May 10, 2014

CHỜ... XEM!


Mấy ngày nay, theo thói quen, sáng sáng lướt tin để còn biết những gì đang diễn ra trên thế giới ta đang sống. Báo mạng nào cũng đưa tin trang nhất về cái giàn khoan 981 của Trung Quốc. Không để ý  lắm, mà chữ cứ ùa ra trước mắt, nên chi tôi cũng biết sơ sơ tình hình:
Các nước trên thế giới phản đối, ngay cả những nước “anh em” của Trung Quốc cũng không đồng tình về sự vi phạm chủ quyền này.
miễn Trung Quốc thấy đúng, là cứ tiến hành…
Trung Quốc lại còn trắng trợn tố ngược tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc 171 lần, trong khi đó, Trung Quốc làm mưa làm gió trong vùng thềm lục địa thuộc hải phận Việt Nam, đâm tàu Việt Nam thủng, làm bị thương nhiều người, nhiều lần như vậy…
 Tình bằng hữu Việt-Trung như môi với răng, môi hở răng lạnh, mà sao lại thế?
Tại sao Trung Quốc dám làm, dám phát ngôn, dám vi phạm cả công ước quốc tế, dám đổ thừa, vu khống, dám có thái độ nghênh ngang đến thế?

Chỉ vì ỷ mình mạnh, đất rộng người đông, vì thiếu đi cái “fair play” cần có trong tất cả các mối quan hệ, từ vĩ mô đến vi mô mà dám làm những điều thiên hạ không dám làm!
Liệu có “lấy tay che trời” được chăng?
Chờ xem quốc tế phân xử ra sao?
Chờ xem…

Trông xa rồi lại nhìn gần. Ngẫm lại, so với những gì đang diễn ra với ta và quanh ta, có khác gì đâu?! Chuyện muôn thuở ở khắp mọi nơi, kể cả môi trường tưởng chừng “sạch nhất” của xã hội: ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ lớn lấn lướt nhỏ, ỷ đông người phủ đầu người cô thế...
Đời là thế, thế mới là đời!
Tôi cũng đang … chờ… xem...


Lắm lúc chỉ cần một tí “fair play” thể hiện bằng thái độ biết cách “bỏ vỏ” sau khi biết “vắt chanh” thôi, ấy vậy cũng không dễ với những người thuộc nhóm máu “Th...”!


Liệu “fair play” có quá xa xỉ trong cuộc sống này?!


Nói vậy thôi chứ dù gì, ta cũng nên tin vào sự công bằng của cuộc sống, khi thấy đây đó vẫn le lói vài tin về sự nhận sai, sửa sai trong một số vụ việc vừa qua. Ví dụ chuyện ông Nguyễn Thanh chấn (http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/hai-can-bo-trong-vu-an-oan-nguyen-thanh-chan-bi-bat-2988675.html);


hay việc của cô Lê Thị Thanh Bình (http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/tand-quang-binh-xin-loi-vi-ket-toi-co-gai-chiem-51-luong-vang-703977.tpo).


Tính đến khả năng xấu nhất xảy ra, nếu vô phước gặp phải một đám đông mù màu ... chân lý thì cũng còn có sự phán xét của nhân quả mà.


Hãy tin và chờ đợi!




P/S: Nhà văn Nguyễn Quang Vinh bảo Trung Quốc đừng đối ngoại như cân hàng thịt! Ông viết: “ Xin lỗi các chị bán thịt, chỉ là cách so sánh cho Trung Quốc hiểu, rằng, các ông đừng đối ngoại theo kiểu “cân hàng thịt”, lúc thế này, lúc thế kia, lúc ngọt xớt, lúc hung hăng, lúc nhẹ, lúc nặng, xoen xoét xoen xoét,...”
Bác Vinh ơi, dường như tất cả ai có âm mưu, thủ đoạn đều đối xử như thế đấy Bác à!
http://cuvinhkhoailang.blogspot.com/2014/05/trung-quoc-ung-oi-ngoai-theo-kieu-can.html




Thursday, May 8, 2014

KINH LÒNG TỪ


Bài kinh về lòng từ bi là một trong những bài kinh nổi tiếng nhất của Đức Phật. Kinh này nằm trong những chương cổ nhất trong bộ đại tạng kinh Pali, kinh Nipata, là kinh được tất cả các nhà học giả coi như những lời dạy xác thực của Đức Phật.
Bài kinh ngắn và súc tích này được dịch sang nhiều thứ tiếng và được nhiều người chuyển sang tiếng Việt dựa trên các bản dịch tiếng Anh. Bài “Kinh Lòng Từ” post ở đây do Hằng Như chuyển thơ từ bản dịch của Tỳ kheo Thanissaro:

Friday, May 2, 2014

KIÊN NHẪN

Kiên nhẫn, tiếng Pali là khanti, là một trong mười cách thực hành (theo Phật giáo Nguyên thủy, còn theo truyền thống Phát triển thì sáu) để đạt đến sự hoàn thiện giác ngộ, thường được gọi là các pháp ba la mật. Kiên nhẫn thật ra xuất phát tự sự ưa chuộng con đường hòa bình bên trong cũng như bên ngoài và tin rằng, chúng ta có đủ khả năng chấp nhận sự thật như nó đang là. Đối với người bình thường ở đời, kiên nhẫn là một đức tính cần thiết. Kiên nhẫn có ba phương diện: kiên trì chịu đựng một cách nhẹ nhàng, âm thầm chịu đựng khó khăn và chấp nhận sự thật.