Phần này trích những câu hay từ "Chơn Lý" của Tổ sư Minh Đăng Quang:
“Tài trí
thì dễ tìm, nhưng đức hạnh thì khó kiếm. Đức thắng tài vi quân tử,
tài thắng đức vi tiểu nhơn. […] Thế mới biết rằng đạo đức là cần
yếu hơn hết, có đạo đức sẽ thành công, đạo đức mới bền dài yên vui
vĩnh viễn” (Chơn Lý – Vị hung thần, số 40).
Vui đạo lý vĩnh viễn hơn vui thiện. Vui thiện nhẹ cao hơn vui ác. Vui ác, vui vật chất là gốc khổ sầu tai
họa. Vậy ta nên đạp ác là đất, đội thiện là trời mà đi trên đường chơn
lý của Phật thánh, mới chắc đến Niết-bàn vĩnh viễn được (Chơn Lý Ngũ
uẩn, số 2).
Có giữ giới vạn
vật mới tốt đẹp, có thiền định chúng sanh mới sống đời, có trí huệ
các pháp mới trọn lành trong sạch (Chơn Lý – Có và không, số 6).
Ăn chay là trong sạch với miếng ăn, không tham
ăn, không vọng ăn, không cố chấp kén chọn miếng ăn, tâm không nhơ bẩn vì
miếng ăn, không để miếng ăn bôi trây tâm hồn nhơ bẩn (Chơn Lý – Ăn
chay, số 13).
Lời nói của người tu ví như hoa sen, việc làm của người tu ví như lá sen, ý niệm của người tu ví như gương sen; cả
thảy các pháp đều ở trên cao, không trung, và không còn phải ô nhiễm nước bùn
theo thế sự (Chơn Lý –
Trên mặt nước, số 20).
Thờ cốt tượng đâu bằng thờ kinh sách học
hành, dầu thờ kinh sách cũng chẳng bằng thờ ông thầy dạy đạo cho mình
hiện tại đang sống. Nhưng thờ ông thầy kia sao bằng thờ bản tâm của mình trong sạch (Chơn Lý – Chánh kiến, số
22).
Kẻ thiện lành dầu câm cũng biết nói, nói lời lành ai
cũng mến. Kẻ ác dầu học giỏi cũng như câm, vì nói chẳng ai nghe. (Chơn
Lý – Sanh và tử, số 7).
Nếu tham sân si không diệt, thì người ta với cỏ cây thú
có khác chi nhau (Chơn Lý – Khất sĩ, số 11).
Người chân thật ai cũng kính yêu. Kẻ vọng giả nhiều
người khinh bỉ. (Chơn Lý – Tâm, số 17).
Lòng người là mạnh hơn hết, được lòng là được tất
cả sự thành công (Chơn Lý – Đời đạo đức, số 37).
(Chơn Lý – Tu và nghiệp, số 44).
Thân trong sạch ấy là xứ Phật
Miệng trong
sạch ấy là pháp Phật.
Ý trong sạch ấy là con Phật
Tâm trong sạch tức là Đức Phật
Hãy chất chứa gia tài là Pháp bảo. Tạo tâm chơn
là sự sống, giới hạnh làm chỗ ở, từ bi làm
quyến thuộc, mà cùng nhau dứt bỏ sự chơi bời (Chơn Lý - Cư sĩ, số 16).