Monday, November 3, 2008

Niềm tin vào cải cách


DAISAKU IKEDA là chủ tịch Hiệp Hội Sáng Giá (Soka Gakkai) quốc tế, một tổ chức của cư sĩ Phật giáo lớn nhất thế giới và đa dạng nhất ở Mỹ. Ông Ikeda đã nói về những mốc lịch sử quan trọng của tổ chức này, những hoạt động thường bị hiểu lầm và mục đích tụng niệm của các thành viên trong tổ chức qua một cuộc phỏng vấn hiếm hoi mà cộng tác viên Clark Strand của tricycle đã thực hiện được với ông.

Từ nghệ sĩ Hollywood nổi tiếng đến nhạc sĩ jazz lừng danh hay bất cứ người nào trên thế giới, đã là phật tử của Hiệp Hội Sáng Giá, đều thường xuyên niệm câu "Nam-myoho-renge-kyo" (Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh) quen thuộc. Câu niệm này là đề tựa bản kinh Pháp Hoa bằng tiếng Nhật với niềm tin rằng, tất cả chúng ta, không ngoại trừ người nào, sẽ đạt được giác ngộ qua sự thành tín thực hành pháp môn này.

Hiệp Hội Sáng Giá (Soka Gakkai) được thành lập vào năm 1930, do Tsunesaburo Makiguchi (Mục khẩu Thường Tam Lang) [1871–1944], một nhà giáo dục Nhật Bản chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nhật Liên tông, một tông phái do một tu sĩ Phật giáo khởi xướng vào thế kỷ thứ 13 trong phong trào cải cách xã hội Nhật Bản qua giáo lý được y cứ trên tinh thần kinh Pháp Hoa.

Makiguchi (Mục Khẩu) bị chính quyền Nhật Bản bắt theo Đạo Luật Duy Trì Hòa Bình vào năm 1943 vì đã chống đối mạnh mẽ thế lực vũ trang của chính quyền, không đồng ý thống nhất với các tông phái Phật giáo khác trên danh nghĩa Thần đạo quốc gia. Ngài chết trong tù một năm sau đó. Sau chiến tranh, đệ tử của Ngài là Josei Toda (Hộ Điền Thành Thánh) [1900–1958] chuyển Hiệp hội Sáng Giá thành một hiện tượng có tầm vóc quốc gia, số lượng thành viên tăng lên đáng kể và thành lập tổ chức này như là một phong trào xã hội trong dân chúng nhằm hướng đến sự an bình và quyền lợi của người dân bình thường trong xã hội. Khi Thành Thánh mất vào năm 1958, sứ mạng truyền bá Hiệp Hội Sáng Giá của triết lý Phật giáo Nhật Liên do Daisaku Ikeda (Trì Điền Đại Tác) [sinh năm 1928), đệ tử của Ngài Thành Thánh đảm trách và vị này đã thành lập Hiệp Hội Sáng Giá Quốc Tế tại đảo Guam vào năm 1975.

Với 12 ngàn hội viên ở 192 quốc gia, Hiệp Hội Sáng Giá Quốc Tế là tổ chức cư sĩ Phật tử lớn nhất, là tông phái Phật giáo gồm nhiều sắc tộc khác nhau ở Mỹ. Nơi ấy, các thành viên tổ chức được 2 600 nhóm thảo luận tập trung và gần 100 trung tâm trên khắp cả nước.

Trong số những người tây phương chuyển sang Phật giáo, có sự phân biệt rạch ròi giữa các thành viên của Hiệp Hội Sáng Giá Quốc Tế và các hành giả có xu hướng tu thiền của các truyền thống khác như Zen, thiền Minh sát tuệ và Kim cương tông. Thường thì các hành giả của các tông phái thiền này biết rất ít, nếu có, về Hiệp Hội Sáng Giá Quốc Tế. Vậy thì Hiệp Hội Sáng Giá Quốc Tế thực hành những gì? Giáo lý của tổ chức này là gì và làm thế nào để Hiệp Hội này có thể truyền bá rộng rãi ở nhiều nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới?

Bài phỏng vấn với Ngài chủ tịch Hiệp Hội Sáng Giá Quốc Tế, đầu tiên dành cho tạp chí Mỹ, được cộng tác viên của Trycycle là Clark Strand thực hiện trong mùa hè này qua điện thư và Andrew Gebert dịch. Đây là đỉnh điểm của một quá trình trao đổi dài hai năm với vị lãnh đạo tối cao của Hiệp Hội Sáng Giá Quốc Tế về tương lai Phật giáo liên quan với đối thoại liên tôn và về các vấn đề đang được báo chí toàn cầu quan tâm.

Hầu hết người Mỹ ít biết về Phật giáo Nhật Liên, trừ những ai là tín đồ biết niệm đề tựa kinh Pháp Hoa “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh”. Xin Ngài vui lòng cho độc giả của chúng tôi hiểu thêm về vai trò của việc hành trì này trong Phật giáo Nhật Liên.

Nhật Liên tông thường dùng hình ảnh sau để giải thích 'đại đề mục' và nguyên tắc của đề mục này. "Khi một con chim trong lồng hót, những con chim bay trên bầu trời nghe được sẽ tụ tập lại bao vây xung quanh. Khi thấy những con chim trên trời ở xung quanh lồng, con chim trong lồng cũng cố gắng vượt ra khỏi lồng. Khi miệng chúng ta tụng niệm Luật thần chú, bản tánh Phật của chúng ta được triệu mời, sẽ luôn luôn hiển thị."

Khi tụng "Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh" là xướng tên của Phật tánh ở trong mỗi chúng ta và chúng sanh. Đó là một hành động thể hiện niềm tin đối với Phật tánh cùng khắp, một hành động cắt đứt nền tảng tối tăm trong cuộc sống - khả năng không tự biết bản tánh giác ngộ chân thật của chính mình. Chính nền tảng tối tăm, vô minh, mà chúng ta trôi lăn trong biển sanh tử khổ đau. Khi chúng ta gọi lên và nương tựa vào đời sống giác ngộ tiềm ẩn trong mỗi con người mình, tuy nhiên, dù là nền tảng nhất, những khổ đau không tránh được trong cuộc sống và chết này, không nhất thiết phải trải qua đau đớn. Thay vào đó, những khổ đau này có thể chuyển hoá vào một đời sống có các đặc tính vĩnh cửu, an lạc, chân ngã và thanh tịnh.

Trên bề mặt, dường như giống cách thực hành của các tông phái khác xuất phát từ thời Liêm Thương (Kamakura) của Nhật Bản - giống như cách thực hành bằng cách ngồi của Ngài Đạo Nguyên (Dogen), hay niệm Phật của Ngài Pháp Nhiên (Honen).

Như anh vừa nói đó, rõ ràng có sự giống nhau trong cách hành trì giữa Nhật liên và các tông phái khác về niệm đề mục kinh Pháp Hoa. Tôi tin rằng, dù ý thức hay vô thức, những tông phái này, cùng chia sẻ trách nhiệm với các điều kiện nhất định và những thử thách trong thời đại Liêm Thương, một thời đại xung đột vô nghĩa khi Nhật Bản chuyển sang hệ thống chính trị quân chủ tập quyền.

Thiền Zen thực hành bằng phương pháp ngồi, đại diện cho phương pháp thực hành tự lực, không y cứ vào một chân lý tuyệt đối nào bên ngoài bản thân hành giả. Ngược lại, niệm Phật là nương tựa và tìm cầu sự giải thoát từ đức Phật A-di-đà, theo phương pháp tha lực. Y cứ trên kinh Pháp Hoa, Ngài Nhật Liên tuyên bố rằng, không quá đặt trọng tâm vào tự lực, cũng không quá nương vào tha lực là cách thực hành khôn ngoan hơn cả. Cách thực hành của Nhật Liên tông là niệm Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là để khám phá năng lực và trí tuệ nằm trong chính con người của mình đồng thời làm thăng hoa chúng trong mỗi chúng ta. Thực hành như thế sẽ bao gồm cả tự lực và tha lực.

Như vậy, có phải theo ý Ngài, cách thực hành này tiêu biểu nhất cho cả hai thế giới?

Đúng rồi, bởi vì phương pháp thực hành của Nhật Liên vừa thực tế vừa có thể tiếp cận được, nó cho phép người bình thường có thể vận dụng nhiều nguồn năng lượng và trí tuệ sẵn có bên trong mình để tu tập. Cách thực hành này giúp chúng ta sống tự tin, can đảm và chiến thắng giữa những điều xấu xa tồi tệ trong thời đại có nhiều xung đột và bất hòa mà chúng ta đang sống. Tôi tin chắc rằng sự thực hành này đóng vai trò rất quan trọng để soi rọi con đường về với bản chất thật của con người. (còn nữa)


(Hằng Như dịch từ "Faith in Revolution" ở