Wednesday, December 31, 2014

KHAI CHUÔNG GIAO THỪA Ở NHẬT (Joya no kane)

Thời điểm giao thừa giữa năm cũ và năm mới là thời khắc thiêng liêng nhất đối với mọi người. Đối với người Việt sống trên đất Việt, thời khắc ấy là 12 giờ khuya giữa đêm trừ tịch và ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, tức 0 giờ 0 phút ngày mồng 1 tháng Giêng âm lịch. Với các nước sử dụng lịch dương, thời khắc ấy là 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1 hằng năm.

Saturday, December 27, 2014

LẠC ĐƯỜNG?

Chí ít, ta cũng có một hoặc nhiều lần đi lạc đường. Khi ta đi lạc đường, chủ yếu do hai khả năng. Thứ nhất là ta không hề biết đường, cứ nhắm mắt đưa chân mà cứ đi, có đường là đi, nghĩ rằng người ta đi được, mình đi được, đến đâu thì đến, từ từ tính tiếp. Người rơi vào tình huống này thì đi trong sự dè dặt, đi trong sự thăm chừng, đi không mấy tự tin, đi trong dò dẫm, nhưng dù sao cũng phải đi, vì không thể đứng hoài mà mong tới nơi mình muốn đến.

Thursday, December 25, 2014

LUYỆN THÂN, LUYỆN TÂM

(Hằng Như dịch từ "Body People Mind People" của Larry Rosenberg)
Một trong những vị thầy đầu tiên của tôi là Shivananda Saraswati. Khi tôi gặp vị đạo sư này lần đầu tiên, ngài đã 85 tuổi. Ngài đi lại bằng xe buýt nội thành Greyhound và tôi ấn tượng với cách di chuyển này, thế là tôi trở thành bạn đồng hành đi đây đó cùng ngài. Ngài vốn là một tu sĩ Kỳ na giáo. Ngài nói với tôi rằng các tu sĩ Kỳ na giáo là những học giả lỗi lạc luôn thực hành một pháp tu tỉnh giác gọi là pháp đi đến “chứng ngộ” nhưng các đạo sĩ này cũng không coi trọng việc săn sóc bản thân, coi cơ thể là gánh nặng và là một cản trở trên con đường giải thoát. 

Sunday, December 21, 2014

LỜI CHA DẠY CON (edited)

Hôm nay, vô tình khi dọn dẹp các files trong máy, thấy đoạn này, bỏ trong ngoặc kép (“…”) hẳn hoi, mà lại không ghi nguồn đoạn này trích từ đâu. Sao có lúc mình hậu đậu thế không biết. Thôi, từ từ tìm nguồn sau, giờ bỏ lên đây chia sẻ cùng bà con cái đã:
“Đừng bao giờ vì quyền lợi cá nhân mà làm thương tổn linh hồn kẻ khác. Đừng bao giờ đánh kẻ cùng đường. Nếu khi con đang đứng trên bục giảng bài mà thoáng thấy một học sinh đi trễ thập thò bối rối ở hành lang, con hãy gọi vào, vì nó là kẻ đang thật sự muốn học. Khi học trò làm điều sai thì hãy sửa cho nó, và cho cả chính mình, vì nếu nó giỏi như con thì nó tìm con để học làm gì? Đừng bắt chước những người thầy vô cảm xua đuổi học trò ra khỏi lớp mà không cần biết nó sẽ đi về đâu con nhé!”

Saturday, December 20, 2014

ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ TÂM TỪ

Trong bài kinh Tâm từ được ghi lại trong Kinh Tập I.8, phần đầu của bài kinh này nói đến những điều kiện cần thiết để một người có thể thực hành tâm từ – tâm thương yêu rộng lớn, không giới hạn, không phân biệt, không điều kiện – đối với tất cả. Chúng ta cần trang bị cho mình những phẩm chất này nếu muốn phát triển tâm thương yêu của mình ngày càng rộng lớn để có thể trải tình thương cao quý ấy đến nhiều người, thậm chí nhiều loài sinh vật trên thế gian này.
Đức Phật kể đến 15 phẩm chất cần có khi muốn thực hành tâm từ một cách hiệu quả:
1. Phải là người có năng lực
Năng lực ở đây chỉ cho khả năng yêu thương, một yếu tố vô cùng quan trọng để có thể thực hành tâm từ. Nếu không có năng lực,  chúng ta sẽ rơi vào hoàn cảnh mà người ta quen gọi là “lực bất tòng tâm”. Do vậy, “lực” trở thành yếu tố quyết định kết quả và hiệu quả công việc. Chẳng hạn một người vô đạo đức không thể có hành động và lời nói đạo đức đối với người khác được, bởi vì bản thân họ không có chất liệu này thì làm sao họ có thể đem cho người khác thông qua hành động hoặc lời nói? Họ cũng không thể khuyến khích, kêu gọi người khác sống đạo đức, vì chất liệu đạo đức không có nơi bản thân họ, thì lấy gì làm cơ sở để lời nói của họ có trọng lượng mà kêu gọi? Cũng giống như một người vô sản không thể giúp người khác khi ngặt nghèo vì người ấy không sở hữu tài sản nào, thậm chí không thể tự lo cho bản thân, thì tính gì đến việc giúp người khác.

Monday, December 15, 2014

SỢ YÊN LẶNG

                                                    Nguyên tác: Thích  Nhất Hạnh
                                                   Dịch: Hằng Như 
Trong khi chúng ta có thể sẵn sàng liên hệ với những người khác nhiều hơn mà lại bỏ đi sự liên hệ giữa thân và tâm của mình? Một vị thiền sư đã nghĩ như vậy và đưa ra bài thực hành thở chánh niệm như là một giải pháp cho vấn đề này vậy. Đó là thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Tôi có cảm giác rằng nhiều người trong chúng ta sợ sự yên lặng. Ta luôn lấy một cái gì đó lấp vào khoảng trống để tránh đi sự yên lặng, như những con chữ, âm nhạc, ti vi hoặc ý tưởng nào đó. Nếu sự yên lặng và không gian có vai trò rất quan trọng đối với hạnh phúc của mình, tại sao chúng ta không dành cho nó một vị trí xứng đáng trong đời sống của mình?

Wednesday, December 10, 2014

Xin để nguồn

Thưa các bạn,
Thỉnh thoảng, tôi thấy bài viết của mình trên trang blog này được đăng lại trên trang mạng khác và facebook cá nhân của vài bạn, cảm ơn thiện chí của các bạn đã chuyển tiếp để chia sẻ những bài viết ở đây đến nhiều người.
Tuy nhiên, các bài đăng lại này không để nguồn, thậm chí "quên" ghi cả tên tác giả. Cứ ngỡ các bạn ấy quên, vài lần đầu, tôi cũng chẳng để tâm, nhưng rồi thấy các bạn tiếp tục làm như vậy. Tôi thiết nghĩ đây là điều không nên. 
Vậy tôi xin các bạn hoan hỷ để nguồn cụ thể và nhất là tên tác giả khi đăng lại, xin cảm ơn.
Trân trọng,
Hằng Như

Monday, December 8, 2014

ĐỨC PHẬT CẢM HÓA ANGULIMĀLA: nhiều bài học quý

Đức Phật độ tướng cướp
Trong cuộc đời hành đạo của đức Phật, một trong những câu chuyện sinh động nhất chúng ta ai cũng biết và một khi đã biết thì không thể nào quên, đó là chuyện đức Phật cảm hóa tướng cướp Angulimāla được ghi lại trong Trung bộ kinh, số 86 và Trưởng lão tăng kệ (Thera.80). Câu chuyện này kể lại rằng, ở nước Kosala do vua Pasenadi trị vì, có tên cướp khét tiếng tên Angulimāla, là tay thợ săn bạo tàn, gặp ai giết nấy, khiến cho dân làng rất lo sợ. Từ khi có tên cướp này xuất hiện, khắp mọi xóm làng, thành ấp, quốc độ đều không còn yên ổn nữa. Mỗi lần giết người, nó cắt ngón tay trỏ phải làm thành vòng hoa mang vào người. Nó giết cho đến khi nào tràng hoa ấy xâu được 1000 ngón tay như vậy để trả học phí cho ông thầy dạy.

Tuesday, December 2, 2014

SỐNG VỚI HIỆN TẠI

Sống với hiện tại, nói thì dễ mà làm thật không dễ tí nào. Đứng về mặt khoa học mà nói thì việc sắp xếp thời gian “giờ nào việc ấy” là hoàn toàn hợp lý không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, chỉ tiếc là thói quen của chúng ta thường không theo nề nếp như vậy. Giờ nào việc nấy đã khó, sống làm chủ mình, ý thức và nhận thức tất cả những gì đang diễn ra với ta và trong ta lại càng khó hơn. Đối với người không hoặc ít thực hành thiền chánh niệm để rèn cho mình một nếp sống tỉnh thức, điều này trở nên khó vô cùng. Trong nhịp sống bình thường, sống với hiện tại đã là việc không dễ, thế nhưng, khi các yếu tố bên ngoài có tác động gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, thì việc giữ chánh niệm để an trú trong hiện tại muôn phần khó hơn. Người có khả năng giữ tâm an tịnh với nội lực của mình để không bị quá khứ dắt lôi, không bị tương lai chi phối và không bị các dục trong hiện tại cuốn vào dòng nước xoáy mới được gọi là người biết sống với hiện tại.
Bỏ hình bắt bóng