Thursday, May 28, 2015

NHÂN NGÀY PHẬT ĐẢN: nhìn về Đức Phật như một bậc Thầy

Hôm nay, ngày trăng tròn tháng Vesak (ngày Rằm tháng Tư), ngày Phật Đản. Thông thường, nhiều người thường xem ngày này là ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, theo truyền thống, đây là ngày tưởng niệm ba sự kiện – Đản sanh, Giác ngộ và nhập Niết bàn–của Đức Phật, gọi là ngày Tam Hợp.
Ngày này hằng năm, khắp nơi trên thế giới, nhiều người nhớ về và làm lễ tưởng niệm, không ít người coi đây là một lễ hội tôn giáo và văn hóa của cộng đồng mình. Trong bất cứ hình thức tưởng niệm nào, dù là tập thể hay cá nhân, mỗi người có một cách tưởng niệm riêng. Ở đây, người viết xin được chia sẻ vài ý tưởng mà bản thân cảm nhận được trong quá trình học Phật bằng ngôn ngữ bình dân nhất như là một cách tưởng niệm ân đức của Đức Phật và những lời dạy của Ngài nhân ngày Phật đản.

Saturday, May 16, 2015

VƯỢT QUA NGHỊCH CẢNH

Là con người, ai cũng có muốn hạnh phúc, toại nguyện mà không thích khổ đau hay đối mặt với nghịch cảnh; thế nhưng, muốn là một việc, thực tế cuộc sống lại là việc khác, khi khổ đau và những điều không như ý là điều ta có thể gặp bất cứ lúc nào trên đường đi của mình. Nhìn mình, nhìn người khi đối mặt với nghịch cảnh, ta tự hỏi, tại sao có những người có thể thành công hơn những người khác khi đối mặt với môi trường làm việc khó khăn? Tại sao có những người được trải nghiệm cuộc sống với những thành công trong khi những người khác lại hay gặp thất bại? Theo giáo sư Paul Stoltz, một trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về khả năng vượt khó của con người thì câu trả lời nằm ở khả năng khắc phục khó khăn trong cuộc sống của mỗi người.

Friday, May 8, 2015

NGHỆ THUẬT CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

Đã mang thân người, sớm muộn gì ta cũng có bệnh; đây là một sự thật không thể chối cãi. Với sự phát triển của các khoa học và y học, ngày càng có nhiều loại bệnh có thể chữa lành, đây là một may mắn lớn. Có những căn bệnh mãn tính, triệu chứng không bộc phát ồ ạt, mà lại kéo dài nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm và bệnh nhân cũng không hề dễ chịu chứng sự hoành hành của các căn bệnh này. Các phương tiện điều trị chỉ có tác dụng hạn chế sự tiến triển của bệnh và thuộc chỉ là phương tiện hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng chứ không thể giúp người bệnh khỏi hẳn. Bên cạnh đó, có những căn bệnh nan y như ung thư, đến nay vẫn chưa có thuốc chữa trị. Với các bệnh mãn tính và nan y, chăm sóc giảm nhẹ về phương diện chuyên môn là một phần công việc hằng ngày của bác sĩ; trong khi đó, chăm sóc giảm nhẹ về phương diện tâm lý là phần việc của chính bản thân người bệnh và người nhà bệnh nhân. Để đương đầu hiệu quả hơn với bệnh tật, chúng ta cần có hiểu biết nhất định về căn bệnh này, có trải nghiệm tâm lý thực tế khi bị bệnh và hiểu rõ các cách để vượt qua nỗi lo tâm lý này.

Saturday, May 2, 2015

DẠY PHẬT PHÁP CHO TRẺ EM (Kỳ cuối)

Dạy Phật pháp cho trẻ em (Kỳ 1)
Dạy Phật pháp cho trẻ em (Kỳ 2)

Để giáo dục trẻ em hiệu quả hơn…

Chúng ta không cần và không nên dạy giáo lý đạo Phật cao siêu theo kiểu rao giảng cho trẻ em ở lứa tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” này. Điều cần thiết là một cách chủ tâm, chúng ta “ươm, cấy” vào trong tâm các em những hành vi và phẩm chất cao quý của người phật tử thông qua các môi trường giáo dục khác nhau như đã trình bày ở trên. Cần phải xuyên suốt và nhất quán hướng về các phẩm chất này như là tâm điểm và xuyên qua mọi hoạt động thường ngày, tận dụng mọi môi trường giáo dục để xâu kết, hướng các em về tâm điểm này. Để quá trình này diễn ra hiệu quả hơn, chúng ta cần: