Mục này lưu lại những đoạn trích trong kinh Nikāya để tiện tham khảo khi cần. Nội dung sẽ được bổ sung thường xuyên và các mục từ được sắp xếp theo thứ tự ABC.
Ác ai gieo, nấy gặt
“Ác nghiệp của
Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm,
không phải do chị làm, không phải do bạn và thân hữu làm, không phải do bà con
huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên
làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Người phải cảm thọ quả báo việc làm
ấy” (Kinh Thiên sứ, số
130 Trung bộ kinh; Tăng chi bộ kinh chương III, số 35).
An lạc thay
Bhaddiya reo lên: “Ôi, an lạc
thay! Ôi, an lạc thay!”... không có nghi ngờ gì nữa…” Sau đó, chuyện tới tai
đức Phật, Ngài hỏi, tôn giả Bhaddiya bạch Phật:
“Thuở trước khi còn ở trong gia
đình, được hưởng an lạc vương triều, nội cung, ngoại cung đều có người bảo
vệ; trong thành, ngoài thành đều có người bảo vệ, trong nước, ngoài nước
đều có người bảo vệ. Được bảo vệ phòng giữ như vậy, nhưng con vẫn sống sợ
hãi, hồi hộp, run sợ, hoảng sợ. Nhưng nay con đi đến khu rừng, gốc cây, ngôi nhà
trống, con sống một mình, mà không sợ
hãi, không hồi hộp, không run sợ, không hoảng sợ, không rộn ràng, không hốt
hoảng, lắng dịu, nhẹ nhàng, tâm như con thú rừng.” (Kinh Phật tự thuyết- Ud. 1.20)
Muốn có an lạc
“Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có an lạc, không thể do cầu xin an lạc hay tán thán an lạc để làm nhân đến an lạc. Vị Thánh đệ tử muốn có an lạc cần phải thực hành con đường đưa đến an lạc. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến an lạc, sự thực hành đưa vị ấy nhận lãnh được an lạc, vị ấy nhận lãnh được an lạc.” (Kinh Tăng Chi bộ, Chương V, Phẩm V, kinh số 43: Khả Lạc).
Bám víu
Bám víu vào năm uẩn mang đến khổ đau (Kinh Đại niệm xứ, Trường
bộ kinh số 22). “Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có an lạc, không thể do cầu xin an lạc hay tán thán an lạc để làm nhân đến an lạc. Vị Thánh đệ tử muốn có an lạc cần phải thực hành con đường đưa đến an lạc. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến an lạc, sự thực hành đưa vị ấy nhận lãnh được an lạc, vị ấy nhận lãnh được an lạc.” (Kinh Tăng Chi bộ, Chương V, Phẩm V, kinh số 43: Khả Lạc).
Bám víu
Tôn giả Ānanda trình Phật: “Kính bạch đức Thế Tôn, một nửa Phạm hạnh
này, là có bạn tốt, có người đồng hành tốt, có người đồng chí tốt”.
Đức
Phật trả lời “không phải vậy đâu Ānanda! không phải vậy đâu Ānanda! Toàn bộ phạm hạnh này, này Ānanda, là có bạn tốt, có người
đồng hành tốt, có người đồng chí tốt. Khi một vị tỳ kheo có
bạn tốt, có người đồng hành tốt, có người đồng chí tốt, một
điều có thể mong đợi là người ấy sẽ thực hành và nuôi dưỡng con
đường Bát chánh đạo.” (Tương ưng bộ kinh, Tập V, chương I, phẩm 1,
kinh số 2: SN. 45.2; PTS: Sv.1)
Bà con quyến thuộc
Bệnh thân và bệnh tâmBà con quyến thuộc
“Thật không dễ
gì tìm được một chúng sanh, trong thời gian dài này, lại không một lần đã làm mẹ…,
làm cha…, làm anh…., làm chị...” (Tương ưng bộ kinh, tập II, chương IV, kinh số
4-7)
Bát chánh đạo
Đường
thánh tám ngành là con đường xưa cổ (Tương
ưng bộ kinh, chương I, phẩm VII, kinh số 5: Thành ấp – S.II, 104).
Bốn phi diệu
pháp
Bốn phi diệu
pháp
Này các Tỷ-kheo, có bốn phi diệu pháp
này. Thế nào là bốn? Kính trọng phẫn nộ, không kính trọng diệu pháp; kính trọng
gièm pha, không kính trọng diệu pháp; kính trọng lợi dưỡng, không kính trọng diệu
pháp; kính trọng cung kính, không kính trọng diệu pháp (Tăng chi bộ kinh, chương IV, phẩm
V, kinh số 44: Phẫn nộ).
Ai mang cái thân này, này Gia chủ [Nakulapitā] lại tự cho là không bệnh,
dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia
chủ cần phải học tập như sau: “Dầu cho thân tôi có bệnh, tâm sẽ không bị bệnh (Tương
ưng bộ kinh, tập III, chương I, phẩm I [ S.iii,1])
Có hai loại bệnh: bệnh về thân và bệnh về tâm. Một người có thể không bệnh về thân một năm, hai năm cho đến ba mươi, bốn mươi hay thậm chí một trăm năm, thế nhưng, khó có thể tìm được ở đời người nào không có bệnh về tâm dầu chỉ trong một khoảnh khắc, trừ những vị đã đoạn trừ các lậu hoặc. (Tăng chi bộ kinh, chương IV, kinh số 157: Bệnh- AN 4.157)
Cảm thọ
Có hai loại bệnh: bệnh về thân và bệnh về tâm. Một người có thể không bệnh về thân một năm, hai năm cho đến ba mươi, bốn mươi hay thậm chí một trăm năm, thế nhưng, khó có thể tìm được ở đời người nào không có bệnh về tâm dầu chỉ trong một khoảnh khắc, trừ những vị đã đoạn trừ các lậu hoặc. (Tăng chi bộ kinh, chương IV, kinh số 157: Bệnh- AN 4.157)
Cảm thọ
Mọi cảm thọ đến đi,
Như người qua nhà khách
Ảnh trần lưu làm gì,
Mộng trong ảo mà thôi. (Tương ưng bộ kinh, tập IV, chương II, phẩm II, kinh số 14: Khách xá [S. IV, 219])
Mộng trong ảo mà thôi. (Tương ưng bộ kinh, tập IV, chương II, phẩm II, kinh số 14: Khách xá [S. IV, 219])
Chánh kiến
Này các Tỷ-kheo, đây là điềm đi trước,
đây là tướng báo trước mặt trời sắp mọc, tức là rạng đông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo,
đây là điềm đi trước, đây là tướng báo trước sự giác ngộ như thật bốn Thánh đế,
tức là chánh tri kiến...(Tương ưng bộ kinh, chương V, phẩm IV: Rừng
simsapa- Sv, 442).
Chánh pháp-tượng pháp
Tôn giả Ca-diếp hỏi đức Phật: “do nhân gì, do duyên gì, thuở trước, học giới có ít hơn nhưng các Tỳ-kheo chứng đắc chánh trí nhiều hơn, còn ngày nay học giới có nhiều hơn, nhưng các Tỳ-kheo chứng đắc chánh trí ít hơn?” Đức Phật trả lời rằng “trong thời các chúng sanh suy giảm, trong thời diệu pháp biến mất, thời các học giới nhiều mà các tỳ-kheo chứng đắc chánh trí thì ít”. Đức Phật tiếp tục giải thích, chỉ khi nào tượng pháp ra đời thì diệu pháp sẽ biến mất; cũng như khi vàng giả xuất hiện thì vàng thật biến mất (Tương ưng bộ kinh, tập I, chương V, kinh số 13: Tượng pháp).
Chết là quy luật
Ví như tất cả đồ gốm do người thợ gốm làm ra, chưa nung chín hay đã nung chín, tất cả đồ gốm ấy đều phải bể, đều kết thúc trong sự bể, đều không vượt qua sự bể. Cũng vậy, tất cả chúng sanh đều phải chết, đều kết thúc trong sự chết, đều không vượt qua sự chết (Tương ưng bộ kinh, chương III, phẩm III, kinh số 2)
Duyên khởi
Chánh pháp-tượng pháp
Tôn giả Ca-diếp hỏi đức Phật: “do nhân gì, do duyên gì, thuở trước, học giới có ít hơn nhưng các Tỳ-kheo chứng đắc chánh trí nhiều hơn, còn ngày nay học giới có nhiều hơn, nhưng các Tỳ-kheo chứng đắc chánh trí ít hơn?” Đức Phật trả lời rằng “trong thời các chúng sanh suy giảm, trong thời diệu pháp biến mất, thời các học giới nhiều mà các tỳ-kheo chứng đắc chánh trí thì ít”. Đức Phật tiếp tục giải thích, chỉ khi nào tượng pháp ra đời thì diệu pháp sẽ biến mất; cũng như khi vàng giả xuất hiện thì vàng thật biến mất (Tương ưng bộ kinh, tập I, chương V, kinh số 13: Tượng pháp).
Chết là quy luật
Ví như tất cả đồ gốm do người thợ gốm làm ra, chưa nung chín hay đã nung chín, tất cả đồ gốm ấy đều phải bể, đều kết thúc trong sự bể, đều không vượt qua sự bể. Cũng vậy, tất cả chúng sanh đều phải chết, đều kết thúc trong sự chết, đều không vượt qua sự chết (Tương ưng bộ kinh, chương III, phẩm III, kinh số 2)
Duyên khởi
Khi Anandā thưa rằng, pháp
duyên khởi thật là thâm thúy, và Annandā đã hiểu giáo pháp này hết sức minh
bạch rõ ràng. Đức Phật dạy “chớ có nói vậy, chính vì không giác ngộ,
không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén,
rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja không thể nào ra
khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử. (Kinh Đại duyên, Trường bộ kinh số
15)
Ai thấy duyên khởi, người đó thấy Pháp (Đại kinh Dụ dấu chân voi, Trung bộ kinh số 28).
Ai thấy duyên khởi, người đó thấy Pháp (Đại kinh Dụ dấu chân voi, Trung bộ kinh số 28).
Đau khổ
Đau khổ là điều mà ai cũng sợ hãi (Tương ưng bộ kinh, tập I,
chương I, phẩm 6, kinh số 5: S1,36).
Đức Phật nói những gì?
Đức Phật nói những gì?
Đối với các
pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, Như Lai là vị nói phải thời, nói chơn chánh,
nói như thật, nói có lợi ích, nói đúng Pháp, nói đúng Luật.
Do vậy mới gọi là Như Lai. (Trường bộ kinh số 29: Kinh Thanh tịnh)
Đệ tử Phật
Là người thừa tự pháp, không phải là người thừa tự tài vật, đó mới là đệ tử của Phật.(Kinh Thừa tự pháp, số 3 Trung bộ kinh)
Lừa dối, cứng đầu, lắm mồm lắm miệng, hoang dâm, hỗn hào, không có định tĩnh, những Tỷ-kheo ấy không phải là đệ tử của Phật. Những người ấy đã rơi khỏi Pháp và Luật này. (Tăng Chi bộ kinh, chương IV, phẩm III, kinh số 26: AN IV.26)
Đức Phật dạy gì? Khổ và con đường thoát khổ
Này các thầy, Như Lai đã dạy các thầy những gì?
Như Lai đã dạy các thầy các sự thật về đau
khổ, nguyên nhân đau khổ, đoạn diệt đau khổ và con đường đi đến diệt khổ. Tại sao Như Lai dạy
các thầy các chân lý đó? Vì chúng thật sự
có ích và cần thiết để đi đến một đời sống lý tưởng, vì chúng làm cho
các thầy từ bỏ mọi dục lạc, giải thoát khỏi mọi say đắm, chấm dứt mọi khổ đau,
đi đến thanh tịnh, giác ngộ, Niết bàn (Tương Ưng Bộ kinh, tập V, chương XII,
phẩm 4, [S.V, 437]
Vị giải thoát
Này các Tỷ-kheo, khi các con hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: luận bàn đạo pháp hoặc giữ sự im lặng của bậc Thánh. (Trung Bộ Kinh, kinh Thánh cầu số 26)
“Ví như biển lớn chỉ có một vị
mặn, cũng vậy, này Pahārada, pháp và luật chỉ có một vị là vị giải
thoát” (Kinh
Tăng Chi, chương VIII, phẩm II, kinh số 19: A tu la Pahārada)
Hai việc cần làmNày các Tỷ-kheo, khi các con hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: luận bàn đạo pháp hoặc giữ sự im lặng của bậc Thánh. (Trung Bộ Kinh, kinh Thánh cầu số 26)
Hạnh phúc
Các mức độ hạnh phúc giống như năm phần của một cây lớn, gồm:
lõi cây, giác cây, vỏ trong, vỏ ngoài và cành lá.
- Hạnh phúc cành lá là lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng;
- Hạnh phúc vỏ ngoài là thành tựu Giới đức;
- Hạnh phúc vỏ trong là thành tựu Thiền định;
- Hạnh phúc giác cây là thành tựu Tri kiến; và
- Hạnh phúc lõi cây là giải thoát bất động.
- Hạnh phúc vỏ ngoài là thành tựu Giới đức;
- Hạnh phúc vỏ trong là thành tựu Thiền định;
- Hạnh phúc giác cây là thành tựu Tri kiến; và
- Hạnh phúc lõi cây là giải thoát bất động.
Cái gì
là lõi cây, cái ấy sẽ tồn tại lâu dài. (Đại kinh
ví dụ lõi cây, Trung bộ kinh số 29)
Hài hòa
Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa ấy chảy theo sườn dốc, làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng. Sau khi làm đầy các hang núi, kẽ núi, các thung lũng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn. Sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ. Sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy các sông lớn. Sau khi làm đầy các sông lớn, chúng làm đầy biển cả. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lúc nào các Tỷ-kheo sống hòa hợp, hoan hỷ, không có luận tranh, như nước và sữa lẫn lộn, nhìn nhau với cặp mắt ái kính”. (Tăng chi, chương III, phẩm X, kinh số 93: Hội chứng)
Khiêm tốn
Thật khó tìm được, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia lớn tuổi lại tế nhị; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi có uy nghi tốt đẹp; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi nghe nhiều; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi thuyết pháp; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi trì luật. (Tăng chi bộ kinh, chương V, phẩm VI, kinh số 59: Khó tìm được)
“Một người, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang bằng, không có đặt ngang bằng,
bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, Bậc A la hán, Chánh đẳng giác” (Kinh Tăng Chi Bộ, chương I, phẩm XIII, kinh 1-7: Như Lai)
Ít người thực hành pháp
Sống với hiện tại
Như hoa sen
Khen-chê
không bận lòng
Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa ấy chảy theo sườn dốc, làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng. Sau khi làm đầy các hang núi, kẽ núi, các thung lũng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn. Sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ. Sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy các sông lớn. Sau khi làm đầy các sông lớn, chúng làm đầy biển cả. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lúc nào các Tỷ-kheo sống hòa hợp, hoan hỷ, không có luận tranh, như nước và sữa lẫn lộn, nhìn nhau với cặp mắt ái kính”. (Tăng chi, chương III, phẩm X, kinh số 93: Hội chứng)
Hãy lắng
nghe tiếng nước chảy qua các khe đá và chảy qua kênh rạch: Các dòng suối nhỏ
bé thì chảy ồn ào; trong khi các dòng nước lớn thì chảy trong yên lặng (Kinh Nālaka, Kinh Tập câu 720).
Nên xuất gia khi còn trẻThật khó tìm được, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia lớn tuổi lại tế nhị; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi có uy nghi tốt đẹp; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi nghe nhiều; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi thuyết pháp; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi trì luật. (Tăng chi bộ kinh, chương V, phẩm VI, kinh số 59: Khó tìm được)
Người trí, người ngu
“Này các Tỳ-kheo, có hai loại người có trí. Thế nào là hai? Người có phạm tội là thấy có phạm tội, và người chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỳ-kheo, có hai loại người có trí này” (Tăng chi bộ Kinh , chương II, phẩm 3:Người ngu).
“Thành
tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba?
Phạm tội, thấy là có phạm tội; phạm tội, sau khi thấy là có phạm tội, như pháp
sám hối; được người khác phát lộ có tội, như pháp chấp nhận. Thành tựu với ba
pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. – Tăng chi bộ kinh, chương III, phẩm
1: Người ngu)
Như Lai“Một người, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang bằng, không có đặt ngang bằng,
bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, Bậc A la hán, Chánh đẳng giác” (Kinh Tăng Chi Bộ, chương I, phẩm XIII, kinh 1-7: Như Lai)
Ít người thực hành pháp
Có rất ít người giữa nhân
loại có thể đến được bờ bên kia (bờ giải thoát an vui); còn số người còn
lại, cứ lo xuôi ngược chạy bờ này (bờ thế gian đau khổ)- Pháp
cú câu 85.
Sống với hiện tại
Nhiệt tâm làm tất cả những gì cần làm trong ngày hôm nay, ai biết được, có khi cái chết đến trong ngày mai. Không ai có thể “thương lượng” với thần chết và đội quân hùng hậu của thần chết được. Bất cứ ai sống nhiệt tâm, tinh cần cả ngày lẫn đêm, vị ấy thật sự có một ngày trọn vẹn và tốt đẹp. Người như vậy được gọi là bậc Thánh An Tịnh. (Trung bộ kinh số 131: Kinh Nhất dạ hiền giả)
Như hoa sen
Có lần ngoại đạo
Dona hỏi đức Phật: vậy Ngài phải được hiểu như thế nào? Ngài điềm tĩnh trả lời:
“Ví như bông sen xanh, hay bông sen hồng,
hay bông sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước,
và đứng thẳng không bị nước thấm ướt. Cũng vậy, này Bà-la-môn, sanh ra trong đời,
lớn lên trong đời, Ta sống chinh phục đời, không bị đời thấm ướt. Này
Bà-la-môn, Ta là Phật, hãy như vậy thọ trì” (AN 4.36 – Tăng chi bộ kinh, Chương IV, phẩm I, kinh số
36)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người khen ngợi hay chê
bai ta, khen ngợi hay chê bai Pháp hay khen ngợi hay chê bai Tăng, cũng
không nên vui mừng thích thú hay bực tức phiền muộn, vì như thế, sẽ có
hại cho các con. Trong tình huống này, các con phải sáng suốt nhận ra, những gì họ khen hoặc chê là đúng
sự thật thì hãy xác nhận, “điểm này chính xác, việc này có giữa
chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi”. (Kinh Phạm Võng,
Trường bộ kinh)
Khó hiểu con người
Một lần Pessa, con của người dạy voi, đến gặp Phật và nói với Ngài: “Con chẳng gặp khó khăn gì với lũ voi. Hình như chúng nghĩ sao, làm vậy. Khi chúng có một ý định gì đó, con hiểu ngay, và chúng làm đúng theo ý định đó. Nhưng sao con người khó hiểu quá. Họ nói một đường và làm một nẻo. Loài người sống trong sự rối ren như vậy, trong sự cặn bã như vậy, trong sự xảo quyệt như vậy. Bạch Thế Tôn, rối ren thay như loài người ! Bạch Thế Tôn, cởi mở thay, như loài thú vật!” Phật nói: “Thật như vậy, này Pessa ! Thật như vậy, này Pessa ! Này Pessa, rối ren thay, như loài người! Cởi mở thay, như loài thú vật! Đúng vậy. Voi sống trong rừng cây, còn con người thì sống trong ‘rừng’ tâm tưởng.” (Kinh Kandaraka, Trung bộ kinh số 51)
Lá trong rừng, lá trong
tay
Những gì đức Phật biết là lá trong rừng, những gì Ngài
dạy là lá trong tay. Ngài cũng nói rõ những gì Ngài nói là những điều liên hệ đến
mục đích, là căn bản cho phạm hạnh, đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh,
thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. (Tương
ưng bộ kinh, chương XII, phẩm IV, kinh Simsapa).
Liên quan và liên đới
Đức Phật có dùng một ví dụ rất hình tượng để diễn tả tính cách liên quan và liên đới, mối quan hệ nhân quả của những sự kiện xảy ra với nhau. Khi nước trong đại dương theo thủy triều dâng lên cao, nước trong các con sông cũng sẽ dâng lên theo; khi nước sông dâng lên, nước trong các hồ lớn, kênh rạch cũng sẽ dâng lên. Khi nước trong đại dương theo thủy triều hạ xuống thấp, nước trong trăm con sông cũng sẽ hạ thấp, và nước trong hồ, kênh, rạch cũng thế.
(Tương ưng bộ kinh, tập II, chương I, phẩm 7, kinh số 9[Sii. 118])
Lỗi mình, lỗi người
Dễ thay thấy lỗi người,
Lỗi mình thấy mới khó,
Lỗi người ta phanh tìm,
Như sàng trấu trong gạo.
Còn lỗi mình, che đậy,
Như kẻ gian dấu bài (Pháp
cú 252).
Lời khéo nói
Chỉ nói lời khéo nói, chỉ nói lời đúng pháp, chỉ nói
lời khả ái, chỉ nói lời đúng sự thật. Đây là bốn yếu tố khiến lời nói được
khéo nói, không có lỗi lầm, không bị người trí quở trách. (Kinh Tập - Sn.450)
Hãy nói lên lời nói không hại mình, không hại người
khác. Đó là lời khéo nói. (Kinh Tập - Sn. 451)
Hãy nói lời khả ái, lời nói khiến hoan hỷ, không đem
lại ác hại cho người khác, khiến người khác ưa thích. (Kinh Tập - Sn. 452)
Chân thật là lời nói bất tử. Đây là định luật từ
xưa. (Kinh Tập - Sn. 453)
Đức Phật từng tuyên bố “Như Lai nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói
vậy” (Kinh Thanh Tịnh, Trường bộ kinh số 29).
Lời ác ta không nói
Chư Tỷ-kheo, các con cần phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của mình không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ, chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận, Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân”. (Trung Bộ Kinh, Kinh ví dụ cái cưa, số 21)
Sử dụng ngôn ngữ
Chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà
các Người có thể dùng khi nói với các người khác: đúng thời hay phi thời, chơn
thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích,
với từ tâm hay với sân tâm (Trung bộ kinh
số 21: Kinh ví dụ cái cưa).
Chư Tỷ-kheo, các con cần phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của mình không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ, chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận, Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân”. (Trung Bộ Kinh, Kinh ví dụ cái cưa, số 21)
Năm uẩn
Này các Tỷ-kheo, thế
nào là năm uẩn?
Này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì quá khứ, vị
lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây
gọi là sắc uẩn.
Này các Tỷ-kheo, phàm
có thọ gì... phàm có tưởng gì... phàm có các hành gì…
Này các Tỷ-kheo, phàm
có thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay
thắng, xa hay gần; đây gọi là thức uẩn.
Những cái này, này các
Tỷ-kheo, được gọi là năm uẩn.
Và này các Tỷ-kheo, thế
nào là năm thủ uẩn?
Này các Tỷ-kheo, phàm
có sắc gì quá khứ vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại... hoặc xa hay gần, có
lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là sắc thủ uẩn.
Này các Tỷ-kheo, phàm có thức gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội
hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, có lậu hoặc, được chấp thủ;
đây gọi là thức thủ uẩn.
Này các Tỷ-kheo,
đây được gọi là năm thủ uẩn.
(Tương
ưng bộ kinh, tập III, chương I, phần A, phẩm V, kinh số 6: Các uẩn- S.iii,47)
– Phàm sắc gì, này Tỷ-kheo,
thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt
hay thắng, hoặc xa hay gần; đây gọi là sắc uẩn. Phàm thọ gì... Phàm tưởng gì...
Phàm các hành gì... Phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay
ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; đây gọi là thức uẩn.
Dưới hình thức như vậy, này Tỷ-kheo, có định nghĩa về uẩn của các uẩn.
9) – Lành thay, bạch
Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy... hỏi thêm
câu hỏi nữa:
–
Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, được gọi là sắc uẩn? Do nhân gì, do
duyên gì, được gọi là thọ uẩn? Do nhân gì, do duyên gì, được gọi là tưởng uẩn?
Do nhân gì, do duyên gì, được gọi là hành uẩn? Do nhân gì, do duyên gì, được gọi
là thức uẩn?
– Do nhân bốn
đại, này Tỷ-kheo, do duyên bốn đại, được gọi là sắc uẩn. Do nhân xúc, do duyên
xúc, được gọi là thọ uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là tưởng uẩn. Do
nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là hành uẩn. Do nhân danh sắc, do duyên danh sắc,
được gọi là thức uẩn.
(Tương
ưng bộ kinh, tập III, chương I, phần B, phẩm III, kinh số 10: Trăng rằm- S.iii,100)
Này các Tỷ-kheo,
dục tham đối với sắc uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thọ uẩn là
tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với tưởng uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục
tham đối với hành uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thức uẩn là
tùy phiền não của tâm. (Tương ưng bộ kinh, tập III, chương VI, phần X:
Uẩn- S.iii,234)
Có hai loại bệnh:
Bệnh thân và bệnh tâm. Bệnh tâm là chấp năm uẩn là ta, là của ta để rồi khi
thân năm uẩn này biến hoại thì tâm khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não (Tương
ưng bộ kinh, tập III, chương I, phần A, phẩm I, kinh số I: Nakulapita- S.iii,1)
Người vợ trẻ
Tập sự nên giữ
hạnh như tâm người vợ trẻ mới về nhà chồng (Tăng chi bộ kinh, Chương IV, phẩm VIII, kinh số 74: người vợ trẻ):
Người trí
“Này các Tỳ-kheo, có hai loại người có trí. Thế nào
là hai? Người có phạm tội là thấy có phạm tội, và người chấp nhận người khác
như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỳ-kheo, có hai loại người có trí này” (Kinh Tăng
chi bộ, chương 2, phẩm Người
ngu).
Sử dụng ngôn ngữ
Chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà
các Người có thể dùng khi nói với các người khác: đúng thời hay phi thời, chơn
thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích,
với từ tâm hay với sân tâm (Trung bộ kinh
số 21: Kinh ví dụ cái cưa).
Nhân -quả
“Có bốn hạng người đó là: người ác sanh vào cõi ác, người ác sanh vào cõi thiện, người thiện sanh vào cõi thiện, người thiện sanh vào cõi dữ” (Đại Nghiệp Phân Biệt, Trung bộ kinh số 136). Vậy mới biết, nhân quả chi phối một chúng sanh không chỉ trong phạm vị một đời, hai đời, mười đời mà luật nhân quả vận hành qua nhiều kiếp sống.
Nhớ ơn và biết ơn
Đức Phật dạy người biết ơn, và nhớ ơn khó tìm được ở đời. (Tăng Chi Bộ Kinh, chương III, phẩm XII: AN 3.112)
“Có bốn hạng người đó là: người ác sanh vào cõi ác, người ác sanh vào cõi thiện, người thiện sanh vào cõi thiện, người thiện sanh vào cõi dữ” (Đại Nghiệp Phân Biệt, Trung bộ kinh số 136). Vậy mới biết, nhân quả chi phối một chúng sanh không chỉ trong phạm vị một đời, hai đời, mười đời mà luật nhân quả vận hành qua nhiều kiếp sống.
Nhớ ơn và biết ơn
Đức Phật dạy người biết ơn, và nhớ ơn khó tìm được ở đời. (Tăng Chi Bộ Kinh, chương III, phẩm XII: AN 3.112)
Đức Phật dạy các đệ tử cần phải học hạnh biết ơn và cảm tạ. Dầu
cho ta có thọ ơn chút ít cũng cần trân trọng ơn ấy, không để cho mất đi”. (Tương ưng bộ
kinh, Tập III, chương IX, kinh Con giả can: S.ii,272)
Cơ sở của niềm tin: kinh nghiệm tự thân
Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng
được nghe nói đến, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng
rãi, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại, đừng
nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng, đừng nên tin
bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra, đừng nên tin bất cứ điều
gì chỉ do suy đoán, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận, đừng nên tin bất
cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì
điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình, đừng nên tin bất
cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra. Nhưng chỉ khi nào tự mình biết rằng
những điều đó là không đúng, những điều đó không chính đáng, những điều đó bị
người hiền trí phê phán, và khi chấp nhận, khi thực hành sẽ đưa đến tai hại và
khổ đau thì các ngươi hãy từ bỏ những điều đó. Khi nào chính các người biết rằng
những điều đó là chân chính, những điều đó không bị chê trách, những điều đó được
người hiền trí khen ngợi, những điều đó khi được chấp nhận và thực hành sẽ dẫn
đến an lạc hạnh phúc, thì các người phải nỗ lực mà thực hành” (Kinh Kalama,
Tăng Chi Bộ kinh 3.65).
Tác ý là nghiệp
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng suy tư là nghiệp; sau
khi suy tư, tạo nghiệp về thân, về lời, về ý. (Tăng chi bộ kinh, chương VI, phẩm VI, kinh số 63)
Pháp
như chiếc bè
Cùng
tạo nghiệp ác tương tự, người không tu tập giới-định-tuệ nhận quả báo khổ ở kiếp
sau, người có tu tập giới-định-tuệ thì kết quả hầu như không có
hay có rất ít. Có như thế thì sự tu tập để chuyển đổi nghiệp, để đoạn trừ phiền
não đạt được an lạc giải thoát mới có thể xảy ra. Ví như bỏ
nắm muối vào chén thì nước trong chén trở nên mặn không uống được; nhưng nắm muối
ấy bỏ xuống sông Hằng thì nước sông Hằng vẫn có thể uống được, vì độ mặn không đáng
kể (Tăng chi bộ kinh, chương III, phẩm X, kinh số
99: Hạt muối)
Giáo lý này giống như chiếc bè, phải được sử dụng như một
phương tiện, cần để lại một khi đã qua sông. Nếu như ta phải buông
xả cả những trạng thái tâm thanh tịnh do giáo lý này mang đến, thì
đối với các trạng thái tâm bất thiện, ta còn phải buông bỏ nhiều hơn
thế nữa. (Kinh ví dụ con rắn, Trung bộ kinh số 22)
Phật dạy gì?
Xưa (từ
bài kinh đầu tiên cho 5 vị Kiều Trần Như) cũng
như nay, này các Tỳ kheo, Như Lai chỉ nói về Khổ và sự diệt Khổ (Kinh ví dụ con rắn, Trung bộ kinh, số 22).
Sân hận
Có một thứ nên giết đi, đó là sân hận. Sân hận là một cái cây có gốc độc mà ngọn của nó thì tẩm mật. Cây này nếu chặt đi thì được an ổn, lợi ích, người trí tán đồng việc sát hại này. (Tương ưng, tập I, chương I, phẩm 8, kinh Đoạn sát- PTS: S.1,41)
Người có nhiều phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít, cũng tức
tối phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận, và bực tức. Ví như
một vết thương đang làm mủ, nếu bị cây gậy hay một miếng sành đánh phải, liền
chảy mủ nhiều hơn.” (Tăng chi bộ kinh, chương Ba pháp, phẩm 3: người)
“Lòng sân khi khởi lên trong nội tâm người nào là đưa đến bất hạnh”
(Tăng chi bộ kinh, chương Ba pháp, phẩm 7: phẩm lớn, kinh số 65).
Lấy sân để báo sân; Tệ hơn nổi sân trước; Đừng
đem sân báo sân; Thắng trận chiến khó thắng; Ai biết kẻ khác sân; Vẫn giữ tâm
bình an; Vị ấy làm lợi ích; Cho người và
bản thân. (Tương ưng bộ kinh, tập
I, chương VII, phẩm 1; kinh Phỉ báng; S.i,162).
Người nào phỉ báng ta, ta không phỉ báng lại; nhiếc mắng ta, ta không nhiếc mắng lại; gây lộn với ta, ta không gây lộn lại; ta không nhận những việc này, thời những việc ấy về lại người kia. Ví như có người đem quà cho người, người không nhận, quà trở về chủ nó. (Tương ưng bộ kinh, tập I, chương VII, phẩm 1; S1, 161).
Ba hạng người sân hận
Khi chạm mặt với những con người và hoàn cảnh không như ý, thường người ta có một trong ba cách phản ứng. Có người phản ứng theo kiểu viết chữ trên đá: khắc sâu vào tâm những giận hờn, phiền muộn, “sống để bụng, chết đem theo”; Cách phản ứng thứ hai được ví như người viết chữ trên đất: ghi nhớ những bực tức do sự không vừa ý đến với mình trong thời gian vừa phải. Cách phản ứng thứ ba được so sánh như người viết chữ trên nước: giữ thái độ hòa nhã, nhẹ nhàng dù có bị chửi mắng, xúc phạm. (Tăng chi bộ kinh, chương Ba pháp, phẩm XIII, kinh số 130) (AN. 3.130)
Tránh xa người sân hận
Người nào phỉ báng ta, ta không phỉ báng lại; nhiếc mắng ta, ta không nhiếc mắng lại; gây lộn với ta, ta không gây lộn lại; ta không nhận những việc này, thời những việc ấy về lại người kia. Ví như có người đem quà cho người, người không nhận, quà trở về chủ nó. (Tương ưng bộ kinh, tập I, chương VII, phẩm 1; S1, 161).
Ba hạng người sân hận
Khi chạm mặt với những con người và hoàn cảnh không như ý, thường người ta có một trong ba cách phản ứng. Có người phản ứng theo kiểu viết chữ trên đá: khắc sâu vào tâm những giận hờn, phiền muộn, “sống để bụng, chết đem theo”; Cách phản ứng thứ hai được ví như người viết chữ trên đất: ghi nhớ những bực tức do sự không vừa ý đến với mình trong thời gian vừa phải. Cách phản ứng thứ ba được so sánh như người viết chữ trên nước: giữ thái độ hòa nhã, nhẹ nhàng dù có bị chửi mắng, xúc phạm. (Tăng chi bộ kinh, chương Ba pháp, phẩm XIII, kinh số 130) (AN. 3.130)
Tránh xa người sân hận
Có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít, cũng tức tối phẫn
nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận, và bực tức. Ví như một vết
thương đang làm mủ, nếu bị cây gậy hay một miếng sành đánh phải, liền chảy mủ
nhiều hơn. Hạng người như vậy, cần phải nhìn với cặp mắt thản nhiên, không nên
gần gũi… không nên hầu hạ cúng dường. Vì sao? Vì người ấy có thể nhục mạ ta.
Người ấy có thể chửi mắng ta. Người ấy có thể làm hại ta. (Tăng chi bộ kinh, chương Ba pháp, phẩm III, kinh số 27(AN 3.27)
Sức mạnh
Sức mạnh
Sức mạnh của trẻ
thơ là tiếng khóc
Sức mạnh của đàn bà là phẫn nộ
Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí
Sức mạnh của vua chúa là quyền uy
Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo
Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa
Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát
Sức mạnh của Sa Môn là Nhẫn Nhục (Tăng Nhất A Hàm, tập II, phẩm Lực)
Sức mạnh của đàn bà là phẫn nộ
Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí
Sức mạnh của vua chúa là quyền uy
Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo
Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa
Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát
Sức mạnh của Sa Môn là Nhẫn Nhục (Tăng Nhất A Hàm, tập II, phẩm Lực)
Tinh tấn
Cách sử dụng tài sản làm được
Cách chi
tiêu tài sản làm được một cách hợp lý để có hạnh phúc: một phần đầu tư trở lại
làm ăn, một phần nuôi dưỡng cha mẹ, nuôi dưỡng mình và vợ con, một phần cúng dường
bố thí và một phần để dành về sau (Trường Bộ Kinh,
số 26: Chuyển luân thánh vương)
Ta không thấy một pháp nào khác,
này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các
pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tinh tấn tinh cần. Với
người tinh cần tinh tấn, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi,
và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận. (Tăng chi bộ kinh, chương I, phẩm VII, kinh số
71)
Thời gian
Thời gian lặng
lẽ trôi, không luận ngày hay đêm, già và chết đang đến gần. Nếu ai sợ hãi già
và chết thì hãy sớm tạo các công đức lành, bỏ đi vật chất thế gian và hướng đến
nếp sống an tịnh viễn ly (Tương ưng bộ
kinh, chương I phẩm I, kinh Đưa đến đoạn tận).
Thương yêu ai nhất?
Đi khắp mọi phương trời ta cũng không thể tìm thấy người nào ta
thương nhiều như thương chính mình. Ai cũng thương bản thân mình nhất. Suy ra, ai cũng thế, nên nếu
biết thương yêu mình, đừng làm tổn thương người khác. (Ud.47)
Không tranh luận
Này
các Tỷ-kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các
Tỷ-kheo, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời. (Tương ưng bộ kinh, tập III, chương I, phẩm
V, phần 2: Bông hoa).
Không tranh luận
Này
các Tỷ-kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các
Tỷ-kheo, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời. (Tương ưng bộ kinh, tập III, chương I, phẩm
V, phần 2: Bông hoa).Xa vời giữa thiện và ác
Trời và đất, này các Tỷ-kheo, là sự việc thứ nhứt rất xa, rất
xa với nhau. Bờ biển bên này, này các Tỷ-kheo với bờ biển bên kia, là sự việc
thứ hai rất xa, rất xa với nhau. Từ chỗ mặt trời mọc lên, này các Tỷ-kheo, đến
chỗ mặt trời lặn xuống, là sự việc thứ ba rất xa, rất xa với nhau. Pháp của
hạng người bất thiện, này các Tỷ-kheo, với pháp của hạng người thiện, là sự
việc thứ tư rất xa, rất xa với nhau (Tăng chi bộ kinh, chương IV, phẩm V, kinh 47).
Tu thiện
Các
người phải siêng năng tu tập các điều thiện, nhờ tu tập điều thiện mà được mạng
sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, vui vẻ, của cải dồi dào, uy tín
đầy đủ (Trường A Hàm số 6: Kinh
Chuyển luân vương tu hành).
Tinh thần hoằng pháp
“Này các Tỳ kheo! Hãy đi vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá chánh pháp” (Mahavagga [Đại phẩm] 19-20).
TRÚ XỨ
Ta không tán thán các vị xuất
gia có sự liên hệ, với các gia chủ. Nhưng với các trú xứ ít tiếng ồn, ít tiếng
động, thoát khỏi hơi thở của nhiều người, những chỗ ở cô độc xa vắng loài Người,
thích hợp cho đời sống Thiền tịnh, Ta tán thán sự liên hệ với những trú xứ như
vậy” (Tăng
chi bộ kinh, chương VII, phẩm VII, kinh số 58 : Ngủ gục).
Tứ niệm xứ
Tôn giả
A-na-luật quả quyết rằng, một vị tỳ-kheo tu tập bốn niệm xứ, làm cho sung mãn bốn
niệm xứ, đã thuần thục pháp tu này thì trước bất kỳ cám dỗ nào, dưới bất kỳ
hình thức nào, từ bất kỳ người nào để rồi hoàn tục, từ bỏ đời sống xuất gia giải
thoát là điều không thể có, vì người ấy đã quá lâu ngày thiên về viễn ly, hướng
về viễn ly, xuôi về viễn ly rồi. Ví như sông Hằng lâu nay chảy về hướng Đông thì
cứ thế mà chảy, không có ai, dù đó là vua chúa hay thường dân, có thể can thiệp
làm cho sông Hằng chảy về hướng Tây được (Tương ưng bộ kinh, tập V, chương VIII, phẩm
I, kinh số 8: Nhà bằng cây sāla- Sv, 300).
Trở lại làm người khó lắm!
Đức
Phật nhiều lần nhắc nhở rằng, trong vòng luân hồi vô tận này, con người sau khi
mất đi mà được làm người trở lại hiếm hoi như chút ít đất dính trong đầu móng
tay so với đất của sơn hà đại địa bên ngoài. (Tương ưng bộ kinh, Tập II, chương IX, phần
2, kinh Đầu ngón tay)
Tự nỗ lực là chính
Được thân
người còn khó hơn rùa mù gặp được bọng cây. Trong biển cả to lớn có khúc cây mục,
trong khúc cây có một lỗ bọng. Gió thổi sóng đưa khúc cây qua lại, tới lui. Ở dưới
biển có con rùa mù mắt, trăm năm mới nổi lên một lần. Việc con rùa mù gặp
được bộng cây chui vào còn dễ hơn được làm người trở lại sau khi mất thân này rồi
(Tương
ưng bộ kinh,
tập V, chương XII, phẩm V: Vực Thẳm, kinh Lỗ khóa- S.v,455)
Hãy tự mình là ngọn đèn cho
chính mình, hãy tự
mình y tựa chính mình, chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp
làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác (Trường bộ kinh
số 16: Đại bát Niết-bàn; Trường bộ kinh số 26: Chuyển luân thánh vương sư tử hống; Tương ưng bộ kinh, tập III, chương I, phẩm V,
kinh Tự mình làm hòn đảo; Tương ưng Bộ Kinh, tập V, chương III, phẩm I, kinh Bệnh - S.V, 152).
Hiểu vô thường
Đức Phật dạy ông Cấp Cô Độc
về công đức của bố thí. Đức Phật nói, bố thí, cúng dường: bố thí cho đức Phật
và Tăng chúng thì có công đức rất lớn. Nhưng có công đức lớn hơn là xây một tu
viện cho Tăng chúng. Có công đức lớn hơn xây dựng tu viện là thọ tam quy, quy
Phật, Pháp, Tăng. Có công đức hơn thọ tam quy là giữ năm giới. Có công đức hơn
giữ năm giới là giữ tâm niệm từ bi, dù chỉ trong giây phút. Nhưng có công đức
hơn tất cả là quán sát sâu sắc đạo lý vô thường của sự vật (Tăng
Chi bộ kinh, chương IX, phẩm số 2, kinh số 20 - AN. 9.20).
Ví như, này Bà-la-môn, con sông trên núi chảy xa, dòng nước chảy nhanh, lôi
cuốn theo vật này vật khác, không có sát-na nào, không có giây phút nào, không
có thời khắc nào dừng nghỉ, nó phải chảy tới, cuồn cuộn chảy, thúc đẩy chảy
tới. Cũng vậy, là đời sống của loài người. Ví
như, này Bà-la-môn, giọt sương trên đầu ngọn cỏ, khi mặt trời mọc, mau chóng biến
mất, không tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này Bà-la-môn, như giọt sương là đời sống
loài Người. Ví như, này Bà-la-môn,
khi trời mưa nặng hạt, bong bóng nước trên nước mau chóng biến mất, không tồn
tại lâu dài. Cũng vậy, này Bà-la-môn, như bong bóng nước là đời sống của loài
Người
(Tăng chi bộ kinh, chương VII, phẩm VII, kinh số 70: Araka).
(Tăng chi bộ kinh, chương VII, phẩm VII, kinh số 70: Araka).
Thân do bốn đại tạo thành này được thấy đứng vững một năm, hai
năm, ba năm, cho đến một trăm năm, đứng vững nhiều hơn nữa. Còn cái gọi là tâm
này, là ý này, là thức này, này các Tỷ-kheo, cả đêm và ngày, khởi lên là khác,
diệt đi là khác. (Tương ưng bộ kinh, tập II, chương I, phẩm VII, kinh số 2: Hạng người ít
nghe; Sii. 95)
Sắc (thọ, tưởng, hành, thức), này các Tỷ-kheo,
là vô thường. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho sắc (thọ, tưởng, hành, thức) sanh
khởi; cái ấy cũng vô thường (Tập III, chương I, phẩm II, kinh số 7 :
Có nhân là vô thường).
Thân khẩu ý thanh tịnh
Khi
được hỏi “Bạch Đức Thế tôn, làm thế nào một người tín thí trong cuộc đời này tu
tập được an ổn, được hạnh phúc?”Đức Phật trả lời: “Này các thầy Tỷ
kheo! Có một người buổi sáng ý nghĩ điều lành, miệng nói lời lành, thân làm điều
lành. Người ấy có một buổi sáng an ổn và hạnh phúc.
Này
các thầy Tỷ kheo! Có một người buổi trưa ý nghĩ điều lành, miệng nói lời lành,
thân làm điều lành. Người ấy có một buổi trưa an ổn và hạnh phúc.
Này
các thầy Tỷ kheo! Có một người buổi chiều ý nghĩ điều lành, miệng nói lời lành,
thân làm điều lành. Người ấy có một buổi chiều an ổn và hạnh phúc” (Tăng
chi bộ kinh, Chương III, phẩm XV, kinh số 150: Buổi sáng
tốt đẹp).