Sáng nay đọc tin, lướt web, đọc được mấy dòng này hay từ blog của Amitabh Bachchan:
Did you ever realize that the letters, A B C D do not appear in the spellings of the numerical 1 to 99 !!!
D appears first in Hundred.
A appears first in Thousand.
B appears first in Billion.
C appears first in Crore
Reason -
Reason -
Everyone must wait for his turn and his share of success !!!
Có lẽ nên sống theo triết lý này để không cảm thấy khó chịu và bất an trước bao nhiêu là trễ nãi, chậm chạp với cách làm việc của con người nơi đây. Người Ấn bảo "đợi một phút" thì ít nhất phải đến 5 phút; nếu người ta nói "đợi 5 phút" thì bạn có thể đi đâu đó hay làm gì trong vòng 30 phút. Nếu bảo "ngày mai đi" thì có thể nhiều ngày sau, công việc của mình mới được giải quyết. Mọi dịch vụ vô cũng bê trễ. Thử tưởng tượng, khó có thể tin được một cái thư chuyển EMS nội thành thôi, từ New Delhi về Old Delhi, một đoạn đường 10 cây số, hơn 4 ngày trời mới đến người nhận!
Lúc mới sang đây, tôi cảm thấy thất vọng nhiều với cách làm việc như vậy, nhưng dần dần, cũng phải tập cho quen, nếu không muốn tâm mình bất an với những gì mình không thể thay đối thế này. Đi đâu, làm gì mình cũng phải đợi chờ và hẹn như thế và người Ấn, dù phải chờ đợi, vẫn cảm thấy thoải mái như thường. Có thể đây là nét văn hóa của người Ấn Độ vậy nên họ hài lòng nhau trong cách làm việc đó, chứ không phải 'chịu đựng' như người nước ngoài. Nếu ai đó có cách làm việc nghiêm túc giờ giấc như phong cách người Nhật, chắc phải shock khi gặp phải cách làm việc của người Ấn thế này. Bản thân tôi cũng phải tập trong thời gian khá lâu, mới cảm thấy thích nghi phần nào. Có lần tôi nhìn lại, thấy một điều thú vị mà sau một thời gian dài tôi mới ‘ngộ’ ra. Trong những lúc chờ đợi giải quyết công việc suốt mấy năm qua, tôi đọc được khá nhiều sách! Cứ mỗi lần có việc đi ra khỏi nhà, trong túi tôi không bao giờ thiếu cuốn sách, một phương tiện để ‘giết thời gian’ và ‘chống sốt ruột’ hiệu quả nhất!
Một điều tưởng chừng khó tin là ai ai cũng có cách làm việc như thế, bất kể đó là thành phần nào trong xã hội. Khi tôi đã quen cách hẹn mà không đúng hẹn, hứa mà không thực hiện lời hứa của những người bình thường rồi, tôi vẫn bị shock khi giáo sư hướng dẫn của tôi cũng có cách làm việc tương tự. Trời đất ạ, professor đàng hoàng đó nha (chứ không phải ‘giáo sư’ theo cách gọi ở HV nơi quê nhà đâu!), lại là Dean của Khoa, Head của phân khoa nữa đó, từng đi hội nghị quốc tế năm sáu lần mỗi năm mà rồi cũng hứa suông và trễ hẹn như mấy chú bán hàng tạp hóa ngoài chợ thôi! Tôi thật sự thất vọng về cách làm việc như thế của giới 'pro' trong ngành giáo dục.
Biết làm sao hơn! Như Amitabh Bachchan nói, chữ A, ký tự đầu tiên trong bảng chữ cái, khi dùng để viết số, đợi đến số 1000 (thousand) thì nó mới xuất hiện kia mà! Chữ B, đứng ngay sau chữ A, đợi miệt mài đến một tỷ (billion) mới đến lượt mình xuất hiện đầu tiên. C thì đợi đến 10 triệu (crore) mới có nó và D, may mắn nhất, cũng chỉ có thể xuất hiện lần đầu tiên trong con số 100 (hundred)!
Có lẽ nên sống theo triết lý này để không cảm thấy khó chịu và bất an trước bao nhiêu là trễ nãi, chậm chạp với cách làm việc của con người nơi đây. Người Ấn bảo "đợi một phút" thì ít nhất phải đến 5 phút; nếu người ta nói "đợi 5 phút" thì bạn có thể đi đâu đó hay làm gì trong vòng 30 phút. Nếu bảo "ngày mai đi" thì có thể nhiều ngày sau, công việc của mình mới được giải quyết. Mọi dịch vụ vô cũng bê trễ. Thử tưởng tượng, khó có thể tin được một cái thư chuyển EMS nội thành thôi, từ New Delhi về Old Delhi, một đoạn đường 10 cây số, hơn 4 ngày trời mới đến người nhận!
Lúc mới sang đây, tôi cảm thấy thất vọng nhiều với cách làm việc như vậy, nhưng dần dần, cũng phải tập cho quen, nếu không muốn tâm mình bất an với những gì mình không thể thay đối thế này. Đi đâu, làm gì mình cũng phải đợi chờ và hẹn như thế và người Ấn, dù phải chờ đợi, vẫn cảm thấy thoải mái như thường. Có thể đây là nét văn hóa của người Ấn Độ vậy nên họ hài lòng nhau trong cách làm việc đó, chứ không phải 'chịu đựng' như người nước ngoài. Nếu ai đó có cách làm việc nghiêm túc giờ giấc như phong cách người Nhật, chắc phải shock khi gặp phải cách làm việc của người Ấn thế này. Bản thân tôi cũng phải tập trong thời gian khá lâu, mới cảm thấy thích nghi phần nào. Có lần tôi nhìn lại, thấy một điều thú vị mà sau một thời gian dài tôi mới ‘ngộ’ ra. Trong những lúc chờ đợi giải quyết công việc suốt mấy năm qua, tôi đọc được khá nhiều sách! Cứ mỗi lần có việc đi ra khỏi nhà, trong túi tôi không bao giờ thiếu cuốn sách, một phương tiện để ‘giết thời gian’ và ‘chống sốt ruột’ hiệu quả nhất!
Một điều tưởng chừng khó tin là ai ai cũng có cách làm việc như thế, bất kể đó là thành phần nào trong xã hội. Khi tôi đã quen cách hẹn mà không đúng hẹn, hứa mà không thực hiện lời hứa của những người bình thường rồi, tôi vẫn bị shock khi giáo sư hướng dẫn của tôi cũng có cách làm việc tương tự. Trời đất ạ, professor đàng hoàng đó nha (chứ không phải ‘giáo sư’ theo cách gọi ở HV nơi quê nhà đâu!), lại là Dean của Khoa, Head của phân khoa nữa đó, từng đi hội nghị quốc tế năm sáu lần mỗi năm mà rồi cũng hứa suông và trễ hẹn như mấy chú bán hàng tạp hóa ngoài chợ thôi! Tôi thật sự thất vọng về cách làm việc như thế của giới 'pro' trong ngành giáo dục.
Biết làm sao hơn! Như Amitabh Bachchan nói, chữ A, ký tự đầu tiên trong bảng chữ cái, khi dùng để viết số, đợi đến số 1000 (thousand) thì nó mới xuất hiện kia mà! Chữ B, đứng ngay sau chữ A, đợi miệt mài đến một tỷ (billion) mới đến lượt mình xuất hiện đầu tiên. C thì đợi đến 10 triệu (crore) mới có nó và D, may mắn nhất, cũng chỉ có thể xuất hiện lần đầu tiên trong con số 100 (hundred)!
Ngày qua ngày, mới đầu tuần, loay hoay đã thấy đến cuối tuần. Mới cuối tháng đó, nay đã bước sang tháng sau một tuần rồi, thời gian cứ thế mà trôi. Tôi vẫn cứ phải chịu khó đợi chờ trong cái hẹn vô thời hạn của giáo sư cho những lần gặp để cùng thảo luận bài. Tôi cũng đã cố gắng nhiều để có tâm lý tốt nhất mà đủ sức …đợi chờ; nhưng rồi, khi này hay khi khác, lòng cũng chùng một tí. Hôm nay, đọc được mấy dòng này của Amitabh Bachchan, tôi cảm thấy có thêm chút…kiên nhẫn để tiếp tục chờ đợi!...
Thôi thì cứ chịu khó đợi khi ‘turn’ của mình chưa…đến!!!