Hôm nay, đọc được đoạn này hay và chí lý:
Trong
tuổi già, người ta biết ơn sự nhiệm mầu của tạo hóa. Có bộ máy
nào, không phải là gang thép, bạch kim, mà chạy một mạch sáu bảy
chục năm không ngưng nghỉ, mà vẫn còn hoạt động như quả tim, buồng
phổi, trái thận, cái bao tử, não bộ. Có hệ thống ống dẫn nào
hoạt động sáu bảy chục năm mà chưa thay thế như các mạch máu của hệ
thống tuần hoàn. Thì dù có rò rỉ van tim, chất mỡ đọng nghẹt
trong vài ba mạch máu, thì cũng là sự thường tình, và mừng là còn
sống, còn sinh hoạt được. Dù có phải liền liền đi vào cầu tiểu
mỗi ngày nhiều lần, thì họ vẫn sung sướng là cái vòi xài mấy chục
năm mà vẫn chỉ mới rò rỉ sơ sơ. Mấy cái vòi nước trong nhà,
bằng kim khí cứng, không rỉ sét, thế mà năm bảy năm đã phải thay
rồi...
(Nguồn: http://www.viet-studies.info/TuoiGiaSungSuong.htm)
Thấu hiểu và chấp nhận sự thật không thể thay đổi này rồi thì có đau tim, đau lưng hay đau gì gì đó vẫn cảm thấy sung sướng khi cảm nhận, lắng nghe sự thay đổi của cỗ xe thân xác đang cọc cạch vì ốc vít rơ quá nhiều rồi!
Thấu hiểu và chấp nhận sự thật không thể thay đổi này rồi thì có đau tim, đau lưng hay đau gì gì đó vẫn cảm thấy sung sướng khi cảm nhận, lắng nghe sự thay đổi của cỗ xe thân xác đang cọc cạch vì ốc vít rơ quá nhiều rồi!
Liên tưởng đến một bài kinh Đức Phật cảnh tỉnh mỗi người luôn nhớ đến cái già mà sống một đời đáng sống khi còn trẻ khỏe. Bài kinh thế này:
Như vầy tôi
nghe.
Một thời Thế Tôn
trú ở Sāvatthi, tại Pub-bārāma, trong lâu đài của mẹ Migāra.
Lúc bấy giờ,
Thế Tôn, vào buổi chiều, từ chỗ độc cư đứng dậy, ngồi sưởi ấm lưng trong ánh
nắng phương Tây.
Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, với tay xoa bóp chân tay
cho Thế Tôn, thưa rằng:
– Thật kinh hoàng thay, bạch Thế Tôn! Thật kỳ dị thay, bạch
Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, màu da Thế Tôn nay không còn thanh tịnh, trong sáng, tay
chân rã rời (sithilāni), nhăn nheo, thân được thấy còm về phía trước, và các
căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
– Sự thể là vậy, này Ānanda, tánh già nằm trong tuổi trẻ;
tánh bệnh ở trong sức khỏe; tánh chết ở trong sự sống. Như vậy, màu da không
còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời, nhăn nheo, thân còm về phía trước,
và các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc
Đạo Sư lại nói thêm:
– Bất hạnh thay tuổi già! Đáng sợ thay cuộc sống! Tuổi già
làm phai nhạt sắc diện của màu da. Hình bóng trước khả ý, nay già đã phá tan!
Ai sống được trăm tuổi, cuối cùng cũng phải chết, không bỏ sót ai, tất cả bị
phá sập.
(Tương ưng bộ kinh,
tập V: Thiên Đại phẩm, Chương V, Phẩm Về già)