Chiều se lạnh sương buông,
Mây vần vũ một màu xám xịt,
Sẻ bay ngang trời, kêu!
(Thanissaro Bhikkhu, trích từ “Pushing the Limits” (Vượt qua các giới hạn).
Mỗi chúng ta không có sự lựa chọn nào khác hơn là bắt đầu từ nơi mình đang đứng với những gì mình đang có. Đây là thử thách, là cuộc sống và là sự thực hành của chúng ta. Mỗi cản trở, khó khăn, thiếu sót là một phần của quá trình thực hành. Mỗi lợi thế, thành công giúp chúng ta rõ ràng hơn về sự thực hành của mình.
Practice Makes Perfect
We each have no choice but to start where we are with what we have. This is our challenge, our life, our practice. Each obstacle, problem, handicap is part of the practice. Every advantage, every success helps to clarify our practice.
–Marc Lesser, from Z.B.A.: Zen of Business Administration (New World Library)
Tác giả: Ashok Gollerkeri
Dịch Việt: Hằng Như
Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin.
Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình. Cách đây mười năm, cá nhân tôi và gia đình đã lâm vào tình cảnh như thế. Đó là thời điểm chị gái tôi đổ vỡ trong hôn nhân. Chị ấy cũng gặp khủng hoảng về tài chính do tình hình công việc không được như ý. Đồng thời lúc đó, cha tôi nhập viện, bác sĩ chấn đoán là tim có vấn đề và cần phải mổ cấp cứu tạo đường tắt (bypass surgery).[1] Còn bản thân tôi, cũng trong cùng thời điểm đó, đang có công ăn việc làm, đùng một cái, tôi bị chứng bệnh mà tâm lý học gọi là ‘khủng hoảng nhân thân’[2] (identity crisis), vậy là mất việc và mất cả một thời gian dài, tôi mới bình phục hẳn. Thế rồi gia đình tôi vỡ ra thành từng mảnh. Chỉ còn một người duy nhất trong gia đình tôi, vào thời điểm ấy, không bị ảnh hưởng trực tiếp, đó là mẹ tôi. Ông trời đã ưu ái mẹ tôi để Người có một trái tim tràn ngập yêu thương.
Một khi thế giới vỡ vụn, dường như mọi nơi mọi chốn đều bao phủ một màu đen ngòm. Làm sao có thể thấy được tương lai vào thời điểm mà trong một gia đình bốn người, có đến ba thành viên ở trong tình thế như vậy. Trong tình cảnh đó, liệu chúng tôi có còn đủ sức để sống cho đến ngày mai không nữa. Trong u ám của chán chường, mẹ tôi tình cờ gặp được triết lý Phật giáo, một triết lý chắn chắn có khả năng giúp cho những người đau khổ tột cùng, nhất là các gia đình gặp nạn, vượt qua. Triết lý của Hội Sáng Giá (Soka Gakkai)[3] đặt nền tảng trên một thế giới hòa bình trong đó mọi người giúp đỡ lẫn nhau để sống một đời ý nghĩa, sống năng động và nơi ấy, mọi hoạt động đều chú trọng vào giáo dục và văn hóa. Đây là một tia sáng xuyên qua cuộc sống đầy những cạnh tranh khốc liệt, nơi mà bóng tối của nghi ngờ và thiếu tin tưởng nhau lấn át đến mức lắm khi chỉ thấy toàn một bầu trời xám xịt. Tuy nhiên, khi có dịp gặp nhiều thành viên của Hội Sáng Giá rồi chúng tôi thấy, có rất nhiều người sống hạnh phúc, họ thành thật cầu mong cho nhau những điều tốt đẹp, vì giúp đỡ lẫn nhau là triết lý Phật giáo cốt lõi của Hội Sáng Giá. Mặc dù chúng tôi có nhiều bà con và bè bạn xung quanh, chính triết lý sống của Hội Sáng Giá thật sự đem lại niềm an ủi cho những tâm hồn đang khổ đau.
Dần dần, khi gia nhập Hội Sáng Giá, chúng tôi bắt đầu nhận ra những thay đổi tích cực trong môi trường xung quanh. Ca mổ tim ‘tạo đường tắt’ của cha tôi thành công, chỉ có biến chứng một tí thôi. Chị tôi cũng tìm được ‘một nửa’ của mình, một người làm kinh doanh đã đem đến cho chị tôi một tài sản lớn. Còn tôi, tôi cũng đã bắt đầu lại công việc một cách tuyệt vời nhất, trong điều kiện có thể, với sự cố vấn của một người biên tập nổi tiếng. Hai năm sau, kinh tế của chúng tôi, từ chỗ khánh kiệt, đã phục hồi trở lại và lắm khi còn có nhiều tiền nữa. Tôi còn nhớ, năm 2000, coi đây như là một mốc thời gian đặc biệt để nhớ, khi nền kinh tế phát lên, chúng tôi cũng khá lên trong đà phát triển chung ấy. Với số tiền đổ vào đầu tư trong kinh doanh của chị tôi, cha tôi lại bắt đầu phất lên với một khoản thu nhập lớn, tôi thì với đồng lương của một nhà báo cũng tạm đủ sống. Ba người từng bị bóng đen bao phủ, giờ đây, đã hòa nhập vào xã hội, chủ yếu là nhờ vào niềm tin Phật Pháp!
Đã tám năm trôi qua kể từ ngày tôi biết đến Phật Pháp, tôi đã viết được một cuốn sách về các phương pháp làm thay đổi một con người và những lợi ích do sự thay đổi kia đem đến. Qua triết lý sống nhấn mạnh tinh thần không bạo động, thuần thiện trong cuộc sống, cảnh giác không để cho những cảm xúc tiêu cực như sân giận khởi lên, tôi đã trở thành một con người bình an hơn nhiều, một con người hoàn toàn khác với chính con người tôi trước đó. Lợi ích lớn nhất trong sự thay đổi này được phản ánh qua mối quan hệ giữa tôi với gia đình. Trước đây, tôi cũng yêu thương cha mẹ nhưng không thể nào gắn kết với hai đấng sanh thành được, bởi vì bản thân tôi khi vừa lớn lên gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống và những rối loạn làm cho tôi có cảm giác gần như bị đẩy ra khỏi vòng tay yêu thương của cha mẹ. Bây giờ, tôi đã cảm nhận được về tình cảm cha mẹ dành cho mình rồi. Chúng tôi yêu thương nhau nhiều hơn và để tâm chăm sóc nuôi dưỡng mối quan hệ gia đình hơn bao giờ hết. Tất cả đều nhờ vào niềm tin Phật pháp!
Đạo Phật dạy rằng, nguyên nhân của những rắc rối cũng như lợi ích của mình không nằm ở bên ngoài mà ở bên trong chính con người mình. Do đó, thay vì chống đối và căm ghét môi trường sống, chúng ta thay đổi mình ngày càng tốt hơn, môi trường quanh ta sẽ bắt đầu phản ánh sự thay đổi ấy và trở thành nguồn sống có giá trị và lợi ích. Vấn đề này không dễ dàng chấp nhận trên lý thuyết mà cần phải thực hành thì mới nhận ra được. Với việc cầu nguyện và tự quán sát nội tâm, tôi đã bắt đầu nhận ra những lỗi lầm của mình, ít ra cũng thấy được một số lỗi, và đấu tranh kịch liệt với chính mình để thay đổi thành một con người cho ra ‘người’. Lợi ích đạt được, rõ ràng là kết quả của một quá trình phấn đấu lâu dài, đôi khi cũng chịu đựng đớn đau. Đây là cái mà Hội Sáng Giá gọi là ‘cách mạng con người’ và tôi đang trên đà cách mạng con người của chính bản thân tôi.
Tôi có được nhiều lợi ích trên các phương diện khác nữa như là một kết quả tất yếu trong quá trình thay đổi này. Khi tôi nỗ lực để tự hoàn thiện mình và trưởng thành hơn theo hướng niềm tin tôi vừa tìm được, sau nhiều năm tháng, tôi nhận ra rằng có sự thay đổi dần dần cách môi trường xung quanh phản ứng với tôi. Mối quan hệ giữa tôi với sếp được cải thiện. Trong chín năm qua, tôi có ba người sếp, người sau tốt hơn người trước! Thật ra, tôi có thể nói được như vậy khi gia đình tôi và những người sếp của tôi đã trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống của mình. Điều này cũng cho bạn một ý niệm rằng những người này đã có vai trò tích cực thế nào đối với tôi rồi. Tất cả những điều này đều diễn ra trong một con người, trước đây hiếm khi hòa đồng được với các sếp của mình, một gã lười nhác, bê trễ cho đến khi cuộc đời anh ta gặp phải một khúc quanh vào năm 1997!
Vẫn biết không phải mọi thứ đều dễ dàng. Một điều tôi thường xuyên cầu nguyện trong cuộc sống là hãy cho tôi tìm được một ‘ý trung nhân’ là người bạn đồng hành tốt nhất mà một người đàn ông như tôi có thể có. Và người ấy đến với tôi là để sống đời chứ không phải để có mối quan hệ chóng vánh ‘vào tháng năm ra tháng chín’ bởi vì hôn nhân ngày nay thấy sao mà bấp bênh quá. Hẳn có người nói, nghĩ đến điều đó thì đã quá muộn màng rồi, nhưng tôi lại cho rằng, thà trễ còn hơn không. Và tôi tin chắc rằng, nhờ vào sự chuyển hóa đáng kể từ nội tâm, một người bạn đời như ý cũng sẽ gặp trong thời gian không xa.
Hôm nay, khi nhìn lại những khủng hoảng kinh hoàng của kiếp sống con người từng đe dọa gia đình tôi, tôi cảm thấy biết ơn khi mình đã được đưa ra khỏi bờ vực thẳm nhờ gặp được Phật Pháp. Thật ra, tôi nhận thấy rằng chính những khó khăn trong cuộc sống đã đánh thức tôi trong Pháp Phật và từ đó, tôi cảm nhận được niềm an lạc vô biên. Trong Phật pháp, quá trình này được gọi là chuyển chất độc thành thuốc hay.
Chú thích của người dịch:
[1] Khi có đoạn động mạch vành nuôi tim bị tắc nghẽn nhiều, người ta có thể mổ để tạo một đường cho máu đi tắt tới nuôi tim mà không phải qua cái khúc bị nghẹt đó. Phẫu thuật này gọi là mổ tạo đường tắt.
[2] Còn gọi là ‘khủng hoảng bản sắc’. Nhà phân tâm học Erik Erikson là người đầu tiên đặt tên gọi cho bệnh này. Đây là một loại khủng hoảng tâm thần, triệu chứng là người bệnh không biết mình là ai. Bệnh này thường xuất hiện trong quá trình chuyển tiếp qua các giai đoạn phát triển (theo ông thì đời người có 8 giai đoạn phát triển).
[3] Hội Sáng giá là một phái của Phật giáo Nhật Liên tông, do ngài Tsunesaburo Makiguchi (1871 - 1944) sáng lập, với mục tiêu là vận động thực hiện một cuộc ‘cách mạng con người’ (Human Revolution), thay vì chỉ nghĩ đến mình thì nên nghĩ đến người khác, thay vì chỉ tạo hạnh phúc cho mình thì hãy làm cho những người xung quanh cảm thấy hạnh phúc. Bắt đầu từ những người xunh quanh, rồi truyền cảm hứng lan rộng hơn, dần dần tạo thành làn sóng lớn tác động lên toàn nhân loại.
Bài này đã post ở Lá Xanh và Đọt Chuối Non:
Chuyển chất độc thành thuốc hay
Chuyển chất độc thành thuốc hay
Bạn có thể nghĩ rằng hạnh phúc chỉ có thể đạt được trong tương lai, thế nhưng, nếu bạn học được cách dừng lại không chạy nữa, bạn sẽ thấy rằng ta đang có dư điều kiện để có được hạnh phúc ngay bây giờ. Giây phút duy nhất chúng ta sống thật sự là giây phút trong hiện tại. QUá khứ đã đi qua, còn tương lai thì chưa đến. Chỉ có trong giây phút hiện tại chúng ta mới có thể chạm đến cuộc sống và đích thực là sống.
Happiness is Possible Right Now
You may think that happiness is possible only in the future, but if you learn to stop running, you will see that there are more than enough conditions for you to be happy right now. The only moment for us to be alive in is the present moment. The past is already gone and the future is not yet here. Only in the present moment can we touch life and be deeply alive.
–Thich Nhat Hanh, from "Teachings on Love."
Cô bé Sa-mi rất thích ăn bánh ya-ki-mo-chi, một loại bánh bằng bột nếp nướng mà Mẹ vẫn thường làm cho cô bé ăn từ thuở bé. Biết cô bé thích ăn loại bánh này, ngày nào mẹ cũng làm bánh ya-ki-mo-chi. Thế là cô bé ngày càng ghiền hơn!
Khi vào đại học, đi học xa nhà, Sa-mi chỉ được ăn bánh mẹ nướng mỗi khi có dịp về thăm nhà. Cô vẫn còn thích ăn thứ bánh bột nướng ấy khi đi xa, nhưng không thường xuyên vì bánh ở các cửa hiệu không ngon bằng bánh mẹ làm. Sa-mi lại nhớ và thèm ăn bánh bột nướng do chính tay mẹ làm. Bánh mẹ làm xốp và ngon lắm, ngon hơn bất kỳ bánh ya-ki-mo-chi nào Sa-mi có dịp ăn mà chỉ khi đi xa rồi, Sa-mi mới có dịp so sánh. Mẹ nhồi bột kỹ lắm. Loại bánh này là thế, càng nhồi bột nhuyễn bao nhiêu, khi nướng lên, bánh xốp, phồng và cho hương vị thơm ngon bấy nhiêu.
Thấy Sa-mi thích, mẹ vẫn cứ làm bánh bột nướng mỗi khi cô bé có dịp về nhà. Ngay cả sau khi có chồng đi xa, thỉnh thoảng Sa-mi về thăm gia đình và lần nào cũng thế, cô lại được ăn bánh ya-ki-mo-chi mẹ làm.Cứ thế, tình cảm mẹ con gắn bó qua món ăn khoái khẩu này của cô con gái. Sa-mi luôn ngập tràn hạnh phúc nghĩ về mẹ mỗi khi thấy món bánh ya-ki-mo-chi. Mọi việc sẽ bình thường nếu không có một ngày kia, trong dịp về thăm nhà như thường lệ, mẹ vẫn làm món bánh ya-ki-mo-chi cho con gái ăn, nhưng lần này, Sa-mi không còn thấy miếng bánh nướng xốp và ngon như bao lần trước.
Cô gái giật mình thảng thốt. Mẹ không còn khỏe như xưa để nhồi bột nhuyễn nữa rồi. Bột không nhuyễn thì bánh không thể nào xốp được. Chợt đưa mắt nhìn tóc mẹ, Sa-mi thấy tóc muối tiêu ngày càng nhiều trên đầu mẹ. Tự nhiên, khóe mắt cay cay, dòng lệ lăn dài trên má. Sa-mi chạnh lòng, biết sức khỏe mẹ đang giảm khi tuổi đời ngày càng chất thêm nặng trên vai.
Với miếng bánh ya-ki-mo-chi mẹ làm cho cô không còn xốp và ngon như trước, Sa-mi biết mình cần phải làm gì trước khi mọi việc trở thành quá muộn...
· Entry này viết theo lời kể của một người bạn.
Trước khi diễn ra lễ hội vài ngày, chợ búa tấp nập hơn. Một mặt hàng được bày bán nhiều nhất mà ngày thường không thấy là bột màu vì đây là yếu tố chính tạo nên nét đặc trưng của lễ hội này. Một món hàng không thể thiếu trong các gian hàng khi lễ Holi đến gần là bong bóng đựng nước và súng xịt nước gọi là pichkaris. Để thu hút thị hiếu, pichkaris được bày bán với đủ kiểu dáng, đa dạng màu sắc và kích cỡ. Nhiều trẻ em có hẳn một bộ sưu tập pickaris qua các năm như là một sở thích. Nhiều món ăn đặc biệt như gujiya (bánh nướng ngọt), mathri (bánh nướng mặn), papri (món snack làm bằng bột mì chiên) và papads (một loại bánh giống bánh tráng, có nhiều gia vị như masala và tiêu, nướng) cũng được chuẩn bị rất công phu từ một hai ngày trước.
Mùa của màu sắc
Lễ hội này đánh dấu sự chuyển mình của đất trời và vạn vật khi mùa Đông đi, mùa Xuân đến. Mới ngày trước, trời còn lành lạnh, cây rụng lá nhiều phủ kín các lối đi. Đến ngày Holi, vạn vật thay áo mới thật nhanh. Cây đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở khoe sắc thắm hương nồng. Ở các vùng quê, đâu đâu ta cũng nhìn thấy những cánh đồng mustard vàng rực trải dài tít tắp hứa hẹn một mùa bội thu. Hương hoa phủ kín không gian trong sắc màu rực rỡ của nhiều loài hoa và cây cỏ. Người người vui tươi trong tiết Xuân sang.
Truyền thuyết
Các lễ hội truyền thống của Ấn Độ đều gắn liền với một hay nhiều truyền thuyết và lễ hội Holi cũng thế. Một huyền thoại phổ biến nhất được nhắc đến như là lịch sử của ngày lễ này được kể như sau:
Thời xưa, có một ông vua tên là Hiranyakashyap. Ông được thần Brahma ban cho một ân huệ là bất cứ ở đâu, trong nàh hay ngoài trời, trên mặt đất hay trên không trung, ông không bao giờ bị giết. Ông chinh phục được nhiều vương quốc khác. Từ đó, ông trở nên độc ác và ngạo mạn. Ông muốn tất cả thần dân trong vương quốc chỉ cung kính và lễ bái một mình ông thôi. Ai không làm theo ý ông muốn sẽ bị trừng trị đích đáng. Thế nhưng thật oái oăm, người làm ông thất vọng nhất lại là con trai ông tên là Prahlad. Prahlad cung kính lễ lạy thần Vishnu mà không lễ lạy nể phục cha mình.
Hiranyakashyap vô cùng từng tức giận con trai. Ông nhiều lần cố giết nó cho hả giận, nhưng mỗi lần như thế ông đều thất bại. Người ta tin rằng thần Vishnu đã che chở cho Prahlad khỏi chết. Lần cuối cùng, cùng với âm mưu của người em gái xảo quyệt nhà vua - nàng Holika - vua Hiaranyakashyap cùng em ráp tâm cách giết hoàng tử Prahlad. Nàng Hilika có một khả năng đặc biệt là vào lửa không bị cháy. Thế là vua ra lệnh cho nàng mang hoàng tử đi vào ngọn lửa đỏ đang hừng hực cháy. Tuy nhiên, nàng không ngờ rằng, đặc ân ấy chỉ đến với nàng khi đi vào lửa một mình thôi. Kết quả là nàng đã trả giá. Trong khi hoàng tử Prahlada vẫn vô sự giữa ngọn lửa hừng hực cháy nhờ vào lòng tin mãnh liệt và chân chánh của chàng, trong khi Holika bị thiêu cháy cho đến chết.
Như vậy, từ ‘Holi’ trong lễ hội này bắt nguồn từ chữ Holikā, tên người phụ nữ hung ác đã oan mạng vì tâm địa xấu xa của mình. Lễ hội này đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác như là một sự nhắc nhở cho tất cả mọi người trong cuộc sống. Lễ hội này còn tôn vinh lòng thành tín. Theo như huyền thoại miêu tả, bất kỳ ai dù mạnh tới đâu cũng không thể hãm hại được người có lòng mộ đạo chân thành. Và, ai dám hành hạ người mộ đạo sẽ bị trừng phạt đích đáng và cái giá phải trả là chết thảm trong ngọn lửa.
Theo truyền thuyết này, người Ấn tổ chức lễ Holi trong hai ngày. Trước ngày lễ chính, người ta tổ chức lễ Holika Danhan, tức là Tiểu Holi (nhằm vào ngày 14 âm lịch). Đêm trước ngày lễ chính, người ta đốt những đống lửa rác khổng lồ với mong ước tống khứ đi những dơ bẩn, rác rưởi và xấu ác trong mỗi con người mình. Nhiều nơi thuộc khu vực Bắc Ấn, người ta làm hình nộm của Holika rồi sau đó đem đốt trong ngọn lửa lớn với ý nghĩa tương tự. Họ nhảy múa tưng từng đúng nghĩa là ngày hội. Khi đốt hình nộm xong, họ gom tro tàn, coi đây là linh thiêng và đem quẹt lên trên trán để mong mình được bảo hộ không bị ma quỷ quấy phá.
Quẹt màu tung nước
Phần bôi quẹt màu cho nhau và tung nước vào nhau là phần chính của lễ hội Holi. Nhiều người ở quê xa xôi, chạy xe hàng trăm cây số đến nhà bà con, chỉ để quẹt màu và tung nước nhau, chúc mừng nhau rồi trở về lại. Tất cả cửa tiệm hàng quán lớn nhỏ đều đóng cửa và mọi người đều dành thời gian cho gia đình và người thân. Ngay cả những người chạy xe lôi (rishaw) cũng nghỉ chạy trong ngày lễ này. Tất cả nhảy múa, ca hát, quẹt màu, tung nước và chúc tụng nhau những điều tốt đẹp, rạng rỡ như mùa Xuân.
Lớn nhỏ, già trẻ gì cũng quẹt màu và chúc nhau trong lễ Holi. Theo truyền thống, trong ngày lễ Holi, người ta dùng các màu tự nhiên chiết từ các loại cây cỏ. Người ta tin rằng trong tiết giao mùa này con người dễ bị bệnh nên các loại cây cỏ có tác dụng trị bệnh này sẽ giúp chúng ta tăng sức đề kháng. Thế nhưng, ngày nay, số người dùng bột cây lá tự nhiên ngày càng ít vì cần phải kỳ công chuẩn bị và các loại cây lá có tác dụng chữa bệnh ngày càng hiếm dần. Thế là bột màu hóa chất lấn át sản phẩm dân dã vốn vẫn được ưa chuộng trong dân chúng và ngày nay, người ta hầu như chỉ dùng bột màu bán sẵn ở các quầy hàng.
Có lẽ, thú vui nhất của trẻ nhỏ trong ngày lễ này là dùng súng xịt nước bắn nước màu vào nhau và bắn cả vào người đi đường. Trẻ em thì tha hồ mà bơm nước, xịt nước hay quăng bong bóng nước vào người qua lại. Thế là ai ra đường ngày này đều được "chúc mừng" đến thấm ướt và dơ dáy như thế. Thanh thiếu niên thì pha màu vào các xô nước rồi tạt vào nhau. Chúng chơi quá đà như thế với người thân quen, còn đối với người lạ, chúng cũng chỉ "nhẹ nhàng" với những bóng bóng nước màu mà thôi. Đây là một nét đặc biệt không thể thiếu của lễ hội này.
Người ngoại quốc cảm thấy khó chịu khi đi ra ngoài trong ngày lễ này với cảm giác dơ ướt vì trẻ con xịt nước màu và ném bong bóng nước, thế nhưng người bản xứ cảm thấy vui mừng vì đây là một nét văn hóa của họ với niềm tin họ sẽ được may mắn và toại nguyện. Tung nước quẹt màu thường kết thúc khoảng 2 giờ chiều, khi mọi người đã thấm mệt. Thời gian còn lại trong ngày, họ ăn uống, nghe nhạc, vui chơi tùy thích.
Lễ hội Holi,đối với người Ấn, là một lễ hội vui nhộn, đầy âm thanh và màu sắc được choàng trong tấm áo mới mùa Xuân của đất trời. Thế nhưng, hầu hết người nước ngoài thấy đây là lễ hội kỳ quặc và dơ dáy, bụi bặm. Người không quen được với văn hóa lễ hội này chỉ còn biết nhốt kỹ mình trong phòng ít nhất là sau 2 giờ chiều ngày trăng tròn tháng Phalgun.
Một số hình ảnh trong lễ hội Holi tại ký túc xá CIE:
(Một số sinh viên không có điều kiện về với gia đình trong ngày lễ Holi thì ở lại và cùng chơi với nhau, cũng quẹt màu, tung nước, vui đùa và dành nhau những lời chúc tốt đẹp nhất)
Dịch tiếng Việt: Hằng Như
Một vùng rộng lớn ở Trung Á, trải dài từ biển Caspi đến miền trung Trung Quốc, là một trong những góc khuất đầy huyền bí và mời gọi trên thế giới. Đó là một vùng lãnh thổ rộng lớn thường được biết với tên “Con đường tơ lụa”, một hệ thống giao thông thương mại nối liền giữa Đông và Tây đã thu hút giới thương nhân đem lại nhiều lợi ích cho vùng này. Con đường tơ lụa ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và tạo nên nhiều di sản văn hóa. Hiện đang có cuộc trưng bày tại viện bảo tàng Hermitage một bộ sưu tập lớn có tên gọi “Những hang động vạn Phật: các đội viễn chinh Nga trên con đường tơ lụa.”
Tượng Đức Phật hai đầu từ thế kỷ thứ 14
Cô ấy còn cho biết, “nhiều di vật độc đáo, như những di vật ở động Đôn Hoàng (Dunhuang ) và Turfan (Thổ Lỗ phiên), có tượng Đức Phật hai đầu nổi tiếng, bản di cảo cổ khắc trên gỗ 13 loại chữ viết và 14 ngôn ngữ, tranh tường, màu nước và có dấu vết của bản sao các tranh cổ được thể hiện qua các nhà họa sĩ viễn chinh.” Trong số các cổ vật đặc biệt được trưng bày, di cảo Tangut từ thành phố lụi tàn của Khara-Khoto, các di cảo từ thư viện khổng lồ của tu viện Đôn Hoàng được khám phá vào đầu thế kỷ 20 là những điển hình.
Đầu tượng Bồ tát được tìm thấy ở động Đôn Hoàng, Trung Quốc và có niên đại vào thế kỷ thứ 8.
Cô Deshpande nói, cuộc triển lãm kết hợp những nét nghệ thuật Trung Quốc như gam màu sáng và sử dụng vị trí hình tượng thực trong không gian cùng với văn hóa truyền thống Trung Á. “Nền tảng chung cho tất cả các di vật là Phật giáo. Người dân vùng Trung Á chịu ảnh hưởng của Phật giáo trong nhiều thế kỷ và những ảnh hưởng này thể hiện rất rõ qua văn hóa. Một điều rõ ràng là người ở Trung Á có nhiều nguồn gốc khác nhau, họ nói nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau và có những nét văn hoá đặc trưng khác nhau. Thế nhưng tất cả họ đều liên kết với nhau trong một cái chung rộng lớn và đa dạng đó là văn hóa Phật giáo.”
Bộ sưu tập“Những hang động vạn Phật: các cuộc viễn chinh Nga trên con đường tơ lụa” được trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia Hermitage đến ngày 5 tháng 4 năm 2009.