Chân lý thứ nhất tuyên bố thẳng thừng, không tránh né rằng niềm đau vốn tồn tại trong cuộc sống chỉ vì tất cả đều đổi thay. Chân lý thứ hai giải thích rằng, sở dĩ chúng ta chịu đựng khổ đau với những gì xảy ra khi đương đầu vật lộn với những gì đang xảy ra hơn là chấp nhận nó và mở ra một kinh nghiệm khôn ngoan cho bản thân và phản ứng lại với tâm từ ái. Trên quan điểm này, có sự khác biệt đáng kể giữa ‘đau’ và ‘khổ’.
Đau là điều không thể tránh khỏi, đau song hành cùng với cuộc sống. Khổ không phải là điều tất nhiên. Chúng ta khổ với những gì diễn ra trong cuộc sống chỉ vì chúng ta không thể hoặc không chịu chấp nhận nó. Do vậy, khổ là một sự lựa chọn!
Tôi đã hiểu lầm về đau và khổ khi tôi bắt đầu thực hành thiền và tin rằng, nếu tôi thực hành nhiều chừng nào, tôi sẽ hoàn toàn không còn đau nữa. Đây là một sai lầm lớn. Tôi thất vọng khi thấy ra lỗi lầm này và bối rối hoang mang không biết phải làm gì. Sau đó, tôi hiểu ra rằng, chúng ta không thể chấm dứt đau trong kiếp sống này, nhưng khổ thì có thể.
- Sylvia Boorstein, trong cuốn “Thực tế dễ hơn mình tưởng”