Wednesday, February 18, 2009

Con đường tơ lụa ở Ninh Hạ

Yvonne Tan
Chuyển ngữ: Hằng Như

Thuật ngữ ‘con đường tơ lụa’ được dùng vào thế kỷ thứ 19, để chỉ cho hệ thống đường bộ rộng lớn nối liền Trung Quốc với Trung Á và qua khỏi khu vực này vào thế kỷ thứ hai. Mặt hàng trao đổi mua bán thời bấy giờ chủ yếu là tơ lụa và những con đường trao đổi mua bán ấy đi qua vùng Ninh Hạ (Ningxia) cằn cỗi đến miền Tây bắc Trung Quốc trở nên vô cùng quan trọng vào thời ấy.
Từ những năm 1980, các cuộc khai quật khảo cổ quan trọng quanh vùng Cố Nguyên ở phía Nam đã viết lại địa danh ‘Ninh Hạ’ trên con đường tơ lụa. Vào khoảng thế kỷ thứ 6, Cố Nguyên, còn gọi là Viễn Châu, là địa đầu của đất nước và là nơi có nhiều tiềm lực là điều dễ hiểu. Đây là vị trí chiến lược do ảnh hưởng của sự giao lưu hai trục lộ quan trọng lộ phía nam nối vùng Ordos với Bình Thành (nay là Đại Đồng) và khu vực Lương Châu và trục lộ phía bắc nối Trường An với ‘các khu vực phía tây’ Tân Cương và Tây Vũ. Trường An (ngày nay gọi là Tây An) là thủ đô của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ và sự trao đổi văn hóa phức tạp ở vùng này do sự triều cống của các nước nhỏ và các đoàn buôn bán nhộn nhịp tạo cho Viễn Châu thành vị trí giao điểm quan trọng giữa các huyết mạch giao thông trên con đường tơ lụa.

Các cuộc khai quật mộ đã cung cấp nhiều chứng cứ cho thấy con đường tơ lụa nối dài đến tận Byzantium (một thành phố cổ của Hy Lạp) và Sassanian Persia (thuộc Ba Tư cũ) (224-651) từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 10. Những khám phá quan trọng này mới chỉ mới tiến hành trong vòng ba thập niên trở lại đây đã tạo nên căn bản về con đường tơ lụa ở Ninh Hạ, được trưng bày tại phòng nghệ thuật và viện bảo tàng đại học của trường đại học Hồng Kông. Sự trưng bày bày là một sự cộng tác đặc biệt của viện bảo tàng với văn phòng di sản văn hóa Ninh Hạ đã đưa ra trưng bày một trăm di sản quý hiếm bao gồm nhiều bia đá và các pháp khí tôn giáo, đồ gốm, kỹ thuật nặn đồ gốm, kỹ thuật dệt, nghệ thuật chế kim loại, đồ thủy tinh cũng như nghệ thuật đúc tiền để hiểu hơn về nhiều phương diện khác ở Ninh Hạ.

Về mặt văn hóa và dân tộc mang tính phổ biến bao gồm nhiều yếu tố trên suốt con đường tơ lụa. Ninh Hạ nghĩa là khu Hạ bình yên, tên chỉ cho những người Tangut có nguồn gốc Turkic, có quan hệ với người Thác-bạt Ngụy (Tuoba Wei) và người thiểu số Đảng Hạng (Dangxiang) trong thiên niên kỷ thứ nhất. Những chủng tộc người này cai trị các vùng lãnh thổ trải dài về phía tây Nội Mông (Inner Mongolia) , Ninh Hạ (Ningxia), Cam Túc (Gansu) và Thanh Hải (Qinghai), nhưng không liên tục và nhiều thế kỷ sau đó, cai trị khu Tây Hạ (Xixia) hay còn gọi vương quốc Tây Hạ (1038-1227). Những thành tựu văn hóa của các vùng này vì thế mà có nguồn gốc từ Trung Á, Tây Tạng và Trung Quốc và người dân ở đây coi các nơi này đều quen thuộc như quê hương của chính mình. Những nét biểu biện của nghệ thuật trong giai đoạn sớm nhất ở Ninh Hạ ảnh hưởng Phật giáo được du nhập vào qua con đường từ Ấn Độ. Những pho tượng lớn và các pháp khí Phật giáo thu nhỏ được tìm thấy ở vùng này đều do các nhà bảo trợ Phật giáo đầu tiên, Thác-bạt Ngụy, bằng quyền lực của mình, đã thống lãnh phía Bắc khoảng thế kỷ thứ 4.
Các hang động ở Hứa Địa Sơn (Xumishan), miền Tây bắc của Cố Nguyên (Guyuan), nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo, tìm thấy 300 pho tượng trong 130 hang động được chạm khắc trong suốt thời đại nhà Đường (Tang) (618-906). Các tượng Phật nhỏ và các biểu tượng liên quan đến Đức Phật và niềm tin Phật giáo được làm bằng đồng, đá và ngọc, có cả những hình ảnh và tranh tượng điêu khắc nhỏ có thể mang đi được làm bằng một loại đá vôi địa phương.
Những công trình khám phá mộ ở Cố Nguyên gần đây cho thấy nghệ thuật ở Ninh Hạ có xu hướng phi tôn giáo. Bảy ngôi mộ được khai quật sau năm 1981 có niên đại các triều phương Bắc (386-577), được phân biệt qua các lối đi dài, nhiều cửa sổ trên mái và có hốc tường. Có hai ngôi mộ rất đặc biệt. Một ngôi mộ vào thời Bắc Ngụy (386-534) có quan tài bằng sơn mài đã bị phai, lớp sơn còn thấy được trên nắp quan tài, mặt trước và các mặt bên. Nghệ thuật sơn mài tạo nên những sản phẩm sang trọng và bền như vậy cho thấy sự phát triển của nghệ thuật sơn của Trung Quốc vào thời nhà Hán (Han) (206BC-220) và các vũng lãnh thổ khác của Trung Quốc. Việc phục chế lại lớp sơn mài trên các mảnh ván quan tài mà một điển hình quan trong về nghệ thuật sơn mài vào thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 6. Điều này cho thấy thể loại nghệ thuật sơn mài ở vùng sơn cước xa xôi Tây bắc thời ấy tương thích với thể loại nghệ thuật sơn mài ở trung tâm đồng bằng. Một ngôi mộ khác ghi niên đại là Bắc Chu (Zhou) (557-581) thuộc về vợ chồng ông Lý Hiển (Li Xian), có vẽ tranh trang trí trên các lối đi. Các hình ảnh chạm vẽ trang trí thể hiện màu sắc phong phú của nghệ thuật sơn vẽ truyền thống vào thời Ngụy (Wei) và Tấn (Jin) (265-316) trong đó, tông màu hồng là chủ đạo cho đến nhà Tùy (Sui) sau này (581-618) và theo kiểu tranh nhà Đường. Cả hai ngôi mộ cho thấy có sự giao thoa xa rộng.

Những hình khắc chạm bằng sơn mài ở ngôi mộ đầu tiên cho thấy các họa tiết đường diềm trang trí trên mép ván này không có nguồn gốc từ Trung Quốc mà ảnh hưởng từ thời Sassanian của Ba Tư. Một bình đựng nước mạ bạc với cấu trúc cân xứng theo kiểu cố điển được tìm thấy trong mộ của Lý Hiển, cho thấy nghệ thuật đúc của Ba Tư ảnh hưởng đến nhiều nơi trên thế giới mà đồ chạm bạc được ưa chuộng nhất. Chiếc bình bạc ấy, có thể dùng để đựng rượu, có những họa tiết trang trí mang đặc điểm của nghệ thuật thời Sassanian. Tay nắm hình cong lượn, phía trên có đầu người Bactria (Đại Hạ), vòi hình mỏ vịt. Trên thân bình, có khắc sáu người bao quanh. Có một hàng viên bi tròn chạy quanh cổ và miệng bình rộng. Người ta cũng khám ra một cái chén thủy tinh quý hiếm với các vòng tròn trang trí chạm nổi. Chiếc chén này là một bằng chứng khác cho thấy nguồn gốc nghệ thuật ngoại quốc đã du nhập vào Trung Quốc qua con đường tơ lụa. Cái chén thủy tinh được chôn theo trong quan tài rõ ràng là một vật quý. Theo người Trung Quốc theo Phật giáo, đồ thủy tinh là vật quý và họ ít khi chôn theo người chết. Một vật thể được thổi bằng thủy tin, sắc sảo, không màu được trang trí bằng các vòng tròn theo hình tổ ong cho thấy đây là nghệ thuật thời Sassanian của Ba Tư, nơi phổ biến nghệ thuật chạm khắc hình nổi. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy trên đồ gốm rất sinh động có sơn hình ảnh các võ sĩ mặc áo giáp hình vảy cá vốn không có nguồn gốc từ Trung Quốc mà là theo phong cách của người Ba Tư.

Những cổ vật này cho thấy rằng giao lưu thương mại ở Ninh Hạ đã kết nối đến thời Sassanian của Ba Tư, triều đại cuối cùng Ba Tư, có lẽ vào thế kỷ thứ 3 trở về trước. Đóng vai trò quan trọng trong việc này là những người Sogdians (Túc trì), làm nhịp cầu nối ở Trung Quốc qua giao lưu mua bán bằng con đường tơ lụa. Những người này đến từ một khu vực, thời ấy gọi là Sogdiana, (ngày nay thuộc Tajikistan and Uzbekistan), người Trung Quốc gọi là Khang cư, nơi giao lưu để tiếp xúc với thế giới người Ba Tư vượt xa hơn sông Hoàng Hà và phía đông Điạ Trung Hải. Ở Trung Quốc, người Túc Trì chủ yếu buôn bán xuất khẩu sang Ba Tư một lượng lớn vải vóc để lấy về tiền đúc. Vì vậy, về sau, người ta tìm thấy có đến 2 ngàn đồng tiền bạc Ba Tư và tiền vàng La Mã. Trong số các đồng tiền bằng bạc, có hai đồng quý giá nhất gọi là drahm, được tìm thấy ở Cố Nguyên, có niên hiệu từ thời Peroz (459-484), vua của người Sassanian của Ba Tư. Các nhà khảo cổ cũng tìm được 10 đồng tiền vàng từ thời Ardashir (d. 241), người Sassanian của Ba Tư thiết lập đạo thờ lửa.

Có bằng chứng cho rằng người Túc Trì sau này trở thành một bộ phận lớn trong thời nhà Tùy và Đường của Trung Quốc. Một số giữ chức vụ cao trong chính quyền. Tám ngôi mộ thời nhà Đường được khai quật từ năm 1982 đến 1995. Trong số bảy bia mộ được tìm thấy, sáu cái là của người Túc Trì, có họ là ‘shi’. Các ngôi mộ của dòng họ Shi là những ngôi mộ của người Túc Trì đầu tiên nhất được tìm thấy ở Trung Quốc. Các ngôi mộ này tương tự phong tục địa táng người chết của người Chu ở phương bắc. Mỗi ngôi mộ có một đồng tiền vàng, mấy cái mặt nạ bằng vàng. Mão đội đầu áo vàng và nhiều vật dụng liên quan đến tục thờ lửa của người theo đạo này. Ví dụ ngôi mộ của một người tên Shi Hedan chẳng hạn, có cấu trúc theo kiểu người Ba Tư với con ngựa trời nơi hòn đá ở cửa mộ. Có một ngôi mộ khác của Shi Daoluo có vệ sĩ bảo hộ được đúc bằng gốm và các con thú bảo hộ được làm thủ công theo kiểu đặc thù ở Ninh Hạ. Điều này cho thấy phong tục địa táng ở mỗi vùng khác nhau.

Khi nhà Đường ở Trung Quốc sụp đổ, Ninh Hạ do các thế lực khác quản lý. Người Tangut càng ngày thế lực càng mạnh trong thời gian chuyển tiếp này và bắt đầu cai trị các vùng biên cương rộng lớn từ biên giới tây bắc đến Cam Túc. Sau này, mặc dù thường xuyên có tranh chấp nho nhỏ, người Tangut cố sống hòa bình với người Tống (960-1279) và người Liêu. Vào năm 1038, Nguyên Hạo (Yuan Hao) một lãnh đạo người Tangut tự xưng là vua của Tây Hạ, lập thủ đô là Hưng Khánh, ngày nay gọi là Ngân Xuyên, nằm ở chân đồi núi Hạ Lan. Triều đại Tangut tồn tại khoảng 190 năm và cho đến nay, vẫn còn là một điều bí ẩn. Đặc điểm nổi bật nhất là sự khai quật lăng tẩm hoàng đế ở Ngân Xuyên vào những năm 1970.
Ngày nay, chúng ta biết rằng Tây Hạ tiếp thu văn hóa vật chất và kỹ thuật của người Tống để phát triển . Nguyên Hạo cho rằng địa vị chư hầu của nhà Tống vào năm 1044 và phải nộp triều cống, vẫn còn giữ nguyên địa vị chư hầu này. Đầu tiên, ông vận dụng hình tượng chữ viết của Trung Quốc để tạo ra một hình thức chữ viết đặc trưng cho Tây Hạ và phát triển ngôn ngữ này trong lãnh thổ ông cai trị. Tiền tệ lưu thông là tiền cắc, đúc bằng đồng hay sắt. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự tự trị của Nguyên Hạo.
Lấy tiền cắc làm phương tiện trao đổi tiền tệ, điều này cho chúng ta thấy được quyền lực và sự quản lý của Nguyên Hạo, cũng như cho ta biết về thực trạng tiền tệ của vương quốc này. Đồng cắc của Nguyên Hạo theo tiêu chuẩn khuôn của Trung Quốc, tròn, có lỗ vuông ở giữa và có dấu hiệu của tất cả các vị cua trị vì Tây Hạ. Yếu tố này phản ánh một đặc điểm quan trọng, yếu tố hai trong một. Một mặt của đồng cắc có chữ tây Hạ và mặt kia là chữ Trung Quốc, cho thấy tiền này có thể chuyển nhượng quy đổi được.
Tiền đúc không phải là hình thức tiền tệ duy nhất dùng để trao đổi trên con đường tơ lụa. Ít nhất là từ thế kỷ thứ 6, vải sợi được dùng để bán và được trả bằng cách trao đổi đồ gia dụng, và có thể dùng hình thức này cho việc trả lương hay thậm chí cho vay. Đối với đồ vật quý giá, vải lụa được dùng như là một phương tiện trao đổi. Có một tấm vải lụa in thời nhà Tống được tìm thấy ở chùa Bái Tự Khẩu, huyện Hạ Lan vào năm 1986. Mảnh lụa này có đường viền trang trí hình tròn và hình thoi theo kiểu Ba Tư hay có lai lịch Hồi giáo xung quanh mô hình theo kiểu dáng Trung Quốc nổi bật “đồng tử chơi đùa”.
Những kiểu mẫu trên lụa này được lặp đi lặp lại cho thấy rằng người Túc Trì đã chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Sassanian qua các sợi vải dệt ngang và chéo. Người Túc Trì cũng đem vào sản phẩm vải sợi của mình các họa tiết theo mô thức Trung Quốc như hoa sen, hoa mẫu đơn hay mây trôi trên nền của vải vốn đậm nét văn hóa Ba Tư. Phương thức sản xuất đờiTống đã cống hiến sự phát triển vượt bực của công nghiệp vải sợi và người Tangut cũng vay mượn nhiều kỹ thuật khác nữa.

Nghệ thuật in cũng được phát minh vào đời Tống, đã giúp người Tây Hạ có thể phát triển nghệ thuật in chữ của họ trên các đồ vật,ví dụ khắc chữ bằng ngôn ngữ Tây Hạ khổ lớn trên gỗ. Người Tây Hạ cũng dịch các bộ sách cổ Trung Quốc và kinh điển Phật giáo sang ngôn ngữ riêng của họ. Những mảnh bia đá có khắc chữ bằng ngôn ngữ Tây Hạ cho thấy rằng ở Tây Hạ thời bấy giờ, có một hình thức Đạo Phật ảnh hưởng Phật giáo Tây Tạng sâu sắc được truyền bá.
Sau thế kỷ thứ 9, khi thế lực của nhà Đường bắt đầu suy yếu, người Tây Tạng bắt đầu chiếm cứ các lãnh thổ vùng Trung Á trong suốt hai thế kỷ và gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự thực hành theo Phật giáo. Trong Phật giáo Hán-Tạng (Sino-Tibetan), bồ tát Văn Thù (Manjusri) tượng trưng cho trí tuệ, là một trong tám vị thần hiện thân lý tưởng bồ tát, được tôn trọng nhiều nhất. Suốt triều đại Tây Hạ, tượng mạ đồng của bồ tát Văn Thù được tạc theo mô thức Hán-Tạng, nét thể hiện rõ ràng nhất là ở phần trang trí trên đầu và y phục, tay cầm vương trượng, ngồi cưỡi trên một con sư tử màu trắng.
Người ta tin rằng bồ tát Văn Thụ ngự trên Ngũ đài sơn (Mount Wutai),một trong những thánh địa ở Trung Quốc. Bồ tát Văn Thù là vị thần của Thái hậu Võ Tắc Thiên (WuZetian), đời nhà Đường và có một hang động để tôn thờ ngài ở quần thể động Đôn Hoàng (Dunhuang) khi Cam Túc trở thành một phần lãnh thổ dưới sự cai quản của Tây Tạng.

Tây Hạ vẫn là nước chư hầu của nhà Tống cho đến khi vua Tangut bị vua Mông Cổ (Mongols) giết vào năm 1227. Kể từ đó, Phật giáo Hán-Tạng bị đạo Hồi, một tôn giáo đến từ Tây bắc qua Trung Á, thay thế. Ninh Hạ, nơi người dân tộc thiểu số Hồi vẫn là những tín độ đạo Hồi đến ngày nay và sau này, bộ phận này tạo nên trung tâm Hồi giáo quan trọng ở Trung Quốc. Ảnh hưởng của đạo Hồi lan rộng trong suốt triều đại nhà Nguyên (Yuan) (1279-1368).
Người ta tìm thấy một cái cân từ thời thế kỷ 14 bằng bạc cao chừng 10 cen-ti-mét hình mặt trăng khuyết, biểu tượng của đạo Hồi, cho thấy hoạt động chủ yếu ở vùng này thời bấy giờ là thương mại. Mỗi đĩa cân có chân vòng tròn và cán cân được trang trí bằng một dải hoa văn có hình tròn bao quanh 6 ô khắc nổi các chữ Ả Rập cho thấy truyền thống đúc kim loại ở hai thế giới Ba Tư và Ả Rập. Ngược lại, những phát minh quan trọng của Trung Quốc tiếp tục giao lưu với các vùng này. Kỹ thuật làm giấy, được người Trung Quốc phát minh vào thời nhà Hán đã truyền sang thế giới đạo Hồi sau chiến tranh Talas vào năm 751, do tù nhân chiến tranh người Trung Quốc đã bày kỹ thuật làm giấy ở khu vực Samarkand. Từ đó, giấy được dùng để thay thế giấy cói trong nghệ thuật in sách.

Ở tỉnh Tây Tập (Xiji) suốt thời nhà Minh (Ming)(1368-1644), người ta tìm thấy cuốn kinh Koran (Qu'ran) cổ dài 590 trang. Gáy và bìa bằng da của cuốn kinh đã hư, nhưng nhờ khí hậu vùng này khô ráo, phần nội dung bên trong vẫn còn giữ được. Cuốn kinh này được viết bằng tiếng Naskhi Ả Rập. Tranh minh họa có đường cong uốn lượn bằng vàng và gam màu đậm và sặc sỡ, đặc biệt màu xanh da trời dùng để biểu thị thiên đường. Hình thức cuốn kinh Koran gợi lại thời hoàng kim đầu tiên được biết đến là Mamluk ở Ai Cập(1250-1517). Cuốn kinh này, cùng với nhiều cổ vật khác, đã đến Trung Quốc, là chứng thực ở nhiều mức độ và phạm vi khác nhau trong quá trình trao đổi được thực hiện trong điều kiện có thể qua con đường tơ lụa trong đó, Ninh Hạ đóng một vai trò rất đáng kể của một đầu mối giao lưu văn hóa.

Một số hình ảnh trưng bày tại viện bảo tàng:

Tượng Đức Phật ngồi có bia đá, thời Bắc Ngụy (386–534), kích thước 11 x 18 cm, dày 4 cm. Khai quật tại làng Hồng Hà (Honghe), tỉnh Bành Dương (Pengyang) vào năm 1985

Cân bạc hình chiếc thuyền với mẫu tự Ả Rập, thế kỷ thứ 14, cao 10 cm. Tìm thấy ở Kashgar, Tân Cương (Xinjiang)



Chén thủy tinh, thời Bắc Ngụy (557–581), cao 8 cm, đường kính. (miệng) 9.5 cm. Tìm thấy ở mộ ông Lý Hiển và vợ ở làng Thân Cấu (Shengou), miền tây Cố Nguyên vào năm 1983.


Tượng Bồ tát Văn Thù mạ đồng, triều đại Tây Hạ (1032–1227), kích thước 46.5 x 25.5 x 58.5 cm. Tìm thấy ở đường Tân Hoa, Ngân Xuyên vào năm 1986.


Cuốn kinh Koran với bìa da có lớp sơn, triều Minh, (1368–1644), kích thước 26.6 x 20 cm.

Chiếc bình mạ bạc, triều đại Bắc Chu (557–581), đường kính 36.9 cm, (đế) 13 cm. Tìm thấy ở mộ ông Lý Hiển và vợ ở làng Thân Cấu (Shengou), miền tây Cố Nguyên.



Một tấm vải lụa in thời nhà Tống được tìm thấy ở chùa Bái Tự Khẩu, huyện Hạ Lan vào năm 1986


Mảnh vỡ bia đá, triều đại Tây Hạ (1032-1227), kích thước 27 x 22.5 cm. Tìm thấy ở một ngôi mộ ở một tỉnh miền Tây Hạ, Ngân Xuyên vào năm 1974.