Có những cái quên không thể lý giải…
Số là Hằng Như dịch bài viết dài của Ngài Bhikhu
Bodhi, nên chia ra nhiều kỳ post ở đây để chia sẻ với người có duyên. Cách đây
gần 1 năm, đã post 3 kỳ, còn kỳ cuối, quên bẵng đi mất!
Mãi đến hôm nay, tình cờ gặp lại file bài này, mới
thấy phần cuối còn nguyên trong “kho”! Đoảng thật luôn!!!
Thôi thì cho em nó lên đây cho có chị có em vậy…
Chân
Bây giờ chúng ta đề cập đến yếu tố thứ ba của hạnh
phúc, đó là Chơn, hay rõ ràng hơn là thấu hiểu chân lý. Đức Phật dạy rằng ngay
cả khi một người nào đó có đạo đức thuần thục, tâm định tĩnh, người ấy vẫn
không thể đạt đến hạnh phúc và an lạc cao nhất. Các tầng thiền chứng đạt được
đưa đến hạnh phúc và an lạc không thể diễn tả được, thấm nhuần tâm với ánh
sáng, nâng hành giả lên cảnh giới của bậc thánh, nhưng họ vẫn không hoàn toàn
giải quyết được những vấn đề khổ đau. Trạng thái hạnh phúc và an lạc hành giả
đạt được là không hoàn chỉnh, không hoàn hảo và không ổn định. Để đạt được hạnh
phúc và an lạc cao nhất, hành giả phải bước thêm một bước nữa. Điều mà hành giả
cần chính là trí tuệ, sự nhận thức trực tiếp chân lý.
Nhận chân được sự thật trở nên rất cần thiết để có
được chân hạnh phúc vì chỉ có trí tuệ có khả năng cắt đứt tận gốc nhiễm ô, và
đó là trí tuệ nhận chân được sự thật. Sự phát triển tâm từ tạm thời ngăn cản những
ô nhiễm trong tâm, không cho chúng lan tỏa tâm thức và ám ảnh tâm tưởng. Tuy
nhiên, mặc dù chúng ta có thể trải nghiệm bình an và thanh tịnh bằng cách phát
triển tâm từ và các đặc tính tương tự như vậy, các nhiễm ô vẫn tiếp tục tồn tại
ở tận đáy dưới nền của tâm thức. Nếu không cần mẫn, những ô nhiễm này đợi có cơ
hội là khởi lên thâm nhập vào tâm thức,
gây nên khổ sở buồn đau.
Theo Đức Phật, gốc rễ sâu thẳm nhất nằm dưới các ô
nhiễm là vô minh. Bao lâu vô minh còn thì nhiễm ô cũng tiếp tục đeo bám, mặc dù
nằm trong trạng thái tĩnh hơn là hoạt động. Để giữ tâm hoàn toàn không lọt vào
sự mưu toan của nhiễm ô, chúng ta cần phải đoạn tận vô minh. Khi vô minh được
diệt trừ, tất cả các nhiễm ô theo đó mà không còn, vĩnh viễn mất đi, không thể
khác được.
Vô minh, theo Đức Phật, nghĩa là không hiểu biết sự
vật như chúng đang là, đó là không hiểu biết bản chất thật của các hiện tượng vốn
ăn sâu vào kinh nghiệm cá nhân mình. Mỗi một chúng ta trong thế giới, nói một
cách rốt ráo, đều do ‘năm uẩn’ – sắc,
thọ, tưởng, hành và thức tạo thành. Thế giới này là ‘tất cả’ các căn, trần và các thức tương ứng. Công cụ chúng ta cần sử
dụng để đoạn trừ vô minh là trí tuệ. Do đó, trí tuệ là hiểu biết đúng đắn về
thế giới của mình: năm uẩn, sáu căn và các loại thức.
Trí tuệ này không phải chỉ do tri thức khái niệm mà
có, mà phải là trí tuệ trực giác. Trí tuệ này không thể có được qua sự thể hiện
khách quan, hay đứng lùi lại và tách rời chúng ta với kinh nghiệm, mà đòi hỏi
chúng ta phải có quan điểm cá nhân của người “nhìn từ bên trong” mà ở đó, chúng
ta vẫn giữ sự thể nghiệm chủ quan của mình nhưng không đồng hóa với nó. Quan
điểm này không có thể chỉ đạt được nhờ vào sự rèn luyện có bài bản. Để đạt được
trí tuệ có khả năng cắt đứt tận gốc khổ đau, một người cần thâm nhập vào giai
đoạn tu tập thiền định gọi là sự phát triển tuệ quán. Tuệ quán nghĩa là hiểu
trực tiếp bản chất như thật của thân và tâm, bằng kinh nghiệm, và đó chính là những
gì mà thực hành thiền quán hướng đến. Đầu tiên, chúng ta phát triển khả năng
định, để duy trì liên tục sự chú tâm, bằng cách tập trung tâm về một điểm qua
sự thực hành thiền tâm từ, quán kasinas,
hay chánh niệm hơi thở. Kế đến, chúng ta sử dụng tâm định tĩnh, tập trung và
nhất tâm, để khám phá ra bản chất của chứng nghiệm trong từng sát na.
Yếu tố căn bản làm cho tuệ sanh khởi là niệm: chú tâm
cẩn thận và kỹ lưỡng vào những gì đang diễn ra với ta và bên trong chúng ta
trong từng ý tưởng tương tục. Chánh niệm không phải là can thiệp vào nội dung
của sự chứng nghiệm. Nó đơn giản là quan sát những gì đang diễn ra ngay tại một
thời điểm như nó thật sự đang diễn ra. Khi chúng ta quán sát những gì chính
mình trải nghiệm với tâm tập trung, tâm bình tĩnh, quan sát mọi vật với sự chú
tâm thuần túy, chúng ta có thể hiểu được bản chất thật của tất cả các sự vật do
duyên mà thành, vì bản chất của tất cả sự tồn tại do duyên đều nằm trong thân
và tâm mình. Bên trong thân và tâm, bên trong khối ngũ uẩn này, chúng ta thấy
biết bản chất của toàn thế giới.
Khi đi sâu vào tỉnh thức, khi chú tâm vào năm uẩn,
chúng ta thấy rằng tất cả đều có ba đặc tính, đó là vô thường, hiện tượng khởi
lên và diệt mất vô số lần trong một sát na. Chúng phải chịu sự chi phối của khổ;
và chúng không có một thực thể thường còn có thể xác định có một cái ngã. Ba
đặc tính này hiện hữu trong tất cả các sự vật hiện tượng duyên sinh. Chúng là
bản chất chân thật của tất cả các hành của tất cả các sự vật hiện tượng hình
thành do nguyên nhân và điều kiện. Chúng ta có thể quan sát rằng mọi sự vật
hiện tượng mình thể nghiệm đều có sinh, có diệt và do đó, chúng ta biết vạn vật
ở mọi nơi đều bị hủy diệt; cái gì có bắt đầu là có kết thúc. Chúng ta có thể
quan sát bất cứ phương diện nào trong sự thể nghiệm của mình, một khi lung lay
và sụp đổ đều đưa chúng ta đến khổ đau, và chúng ta do đó biết rằng không có gì
trong thế giới do điều kiện mà thành này đáng cho chúng ta bám víu, vì bám víu
là khổ. Chúng ta có thể thấy tất cả các yếu tố tạo nên con người chúng ta, năm
uẩn của chính chúng ta là không thường còn, bản chất bên trong là không, và do
đó, chúng ta biết tất cả hiện tượng ở mọi nơi đều không có thực thể hay cái
ngã. Trí tuệ có được bằng kinh nghiệm trực tiếp của cá nhân mở ra cánh cửa cho
trí tuệ rộng khắp. Bằng cách hiểu được bản chất của thực tại bên trong hợp thể
ngũ uẩn của chính mình, chúng ta biết chắc chắn về toàn bộ thế giới duyên sinh
không bị giới hạn của thời gian và không gian.
Nhưng chân lý trong thế giới duyên sinh, theo
đúng nghĩa của từ này, vẫn không phải là
chân lý tuyệt đối. Đó vẫn là chân lý được xác định trên những điều kiện đã đặt
ra, được hình thành và bị hư hoại, và như vậy đó là chân lý chưa toàn diện. Thật
ra, những gì chúng ta biết chỉ là một nửa chân lý, một nửa còn lại cần phải
khám phá. Đức Phật dạy “trước tiên hãy đến với tuệ quán về bản chất thật của
các sự vật hiện tượng, sau đó đến với trí tuệ Niết Bàn” (Tương ưng bộ kinh
12:70). Khi quán chiếu năm uẩn, tâm
trở nên an tịnh, định tĩnh, đạt đến trạng thái thuần tịnh từ đó có thể quan sát
thấy rõ ràng ba đặc tính gắn chặt trên các thành tố tạo thành tất cả các sự vật
hiện tượng. Khi tuệ quán đạt đến mức bao quát tổng thể, nó vượt qua các giới
hạn của thế giới duyên sinh, rồi tâm phá vỡ thế giới hiện tượng duyên sinh để tiến
đến thế giới không do duyên sinh. Bằng sự thể nhập vào thế giới không do duyên
sinh, hành giả có thể bước ra khỏi giới hạn của thế giới đó, bước vào phạm vi
không do duyên sinh, chân lý tối thượng. Và chân lý tối thượng này được Đức
Phật gọi là Niết Bàn, giải thoát khỏi mọi khổ đau: “đây là trí tuệ tối thượng,
trí tuệ về sự đoạn tận tất cả mọi khổ đau. Sự
giải thoát của vị ấy, y cứ trên chân lý, không có dao động. Nhờ đó, phân
biệt rõ ràng được những gì lỗi lầm là có bản chất lỗi lầm, những gì không lỗi
lầm là có bản chất không lỗi lầm, đó là Niết Bàn. Người nào chứng đạt được
trạng thái này, có được nền tảng tối thượng của chân lý. Đây chính là trí tuệ
tối thượng, Niết Bàn, có bản chất không lỗi lầm. (Trung bộ kinh 140).
Thể đồng nhất gồm ba yếu tố
Điều quan trọng cần lưu ý là cho đến khi nào Chân chưa
được thấu đạt đầy đủ và thấm nhuần, sự thành tựu về Thiện và Mỹ mới được trọn
vẹn và ổn định. Khi Chân chưa được thành tựu, chúng ta cần phải luôn nỗ lực
tinh cần thực hành Thiện cao thượng, một yếu tố đức hạnh. Chúng ta thường bị
lôi cuốn vượt qua các nguyên tắc đạo đức, và nếu quyết định của mình đi chệch
hướng đạo đức, rất có thể chúng ta đã giao phó lương tâm mình cho gió mây mặc
cho bản năng dắt dẫn. Như vậy, Thiện không trực tiếp tạo nên sự thể nghiệm Chân
mà thấm nhuần dần dần theo hướng ngược lại. Đức Phật dạy rằng, đây chỉ là bước
đầu tiên để đạt đến Chân lý tối thượng, đạt được quả ‘Nhập dòng’, nhờ vào tuân
giữ Năm nguyên tắc đạo đức căn bản mà không thể xâm phạm được; và chỉ có bậc A
la hán hay giải thoát mới có thể diệt trừ các khuynh hướng bất thiện sâu thẳm vốn
làm nguồn để các hành động bất thiện sinh khởi. Như vậy, sự thể nghiệm Chân là
cần thiết để thành tựu Thiện một cách an toàn, ổn định và hoàn hảo.
Mỹ cũng tương tự như vậy. Tâm đẹp, đạt được nhờ trau
giồi các đức tính cao thượng như từ và bi, cần phải thận trọng giữ cho đẹp. Như
người làm vườn khéo léo, nếu chúng ta không tưới nước, nhổ cỏ và xén cành mỗi
ngày, khu vườn sẽ trở nên hoang dại, lộn
xộn và xấu xí. Sự tĩnh lặng, an lạc và tỏa sáng của tâm định tĩnh là những kết quả xứng đáng do sự nỗ lực không
ngừng, và chúng ta không thể xem thường các kết quả này. Nếu không thận trọng
lưu ý, các nhiễm ô bùng vỡ trở lại thông qua bề mặt ý thức, làm lệch lạc tư
tưởng và ngăn ngại cảm xúc của mình. Với sự chứng đạt các tầng thiền, chúng ta
có thể tận hưởng an lạc trong nhiều a tăng kỳ, nhưng an lạc ấy cũng có thể bị
dao động. Vắng mặt Chân, sự thành tựu ấy của chúng ta sẽ bị giảm đi, mất dần và
không còn nữa. Chỉ có qua sự chứng đạt Chân lý, các nhiễm ô bị “cắt tận gốc,
không có cơ sở để tồn tại, đoạn diệt, không có khả năng sanh khởi ở tương lai.”
Như vậy, chỉ khi nào thông qua sự chứng đạt Chân lý, Mỹ mới được thành tựu và tồn
tại lâu dài.
Trên cơ sở này, chúng ta thấy rằng trong ba yếu tố tạo
thành hạnh phúc chân thật – Thiện, Mỹ và
Chân – Chân đứng một mình nó trên một cấp độ khác, không cùng cấp độ với hai
yếu tố kia. Chân là nền tảng trên đó Thiện và Mỹ được ổn định, là đỉnh cao trên
đó hai yếu tố kia có thể bao trùm đến tận cùng các giới hạn. Chân giữ Thiện và
Mỹ trong tâm để cho chúng không bao giờ bị mất, đồng thời nó cũng hoàn thiện
chính bản thân để phát huy nội lực đến mức hoàn hảo.
Tóm lại, khi phân tích kỹ khái niệm hạnh phúc, chúng
ta thấy nó gồm ba yếu tố: Thiện, Mỹ và Chân; hoặc thanh tịnh về đạo đức, đẹp về
tâm hồn và thể nghiệm chân lý. Chúng ta bắt đầu thực hành yếu tố Thiện trong
cuộc sống của mình bằng cách tuân giữa các giới điều, các nguyên tắc đã được
thiết lập về hành vi đạo đức. Thế rồi lấy Thiện làm nền tảng, chúng ta nỗ lực
thành tựu Mỹ. Chúng ta phát triển tâm đẹp thông qua một trong các bài thực hành
về sự phát triển tâm đưa đến sự thanh tịnh tâm, trong số này, tôi chỉ thảo luận
một cách, đó là thực hành tâm từ. Thế rồi, khi tâm trở nên thanh tịnh, an lành
và tỏa sáng nhờ vào thiền định, chúng ta sẽ nỗ lực để thể nghiệm Chân. Chúng ta
sử dụng tâm định tĩnh để tìm hiểu bản chất những thể nghiệm của chính mình. Đầu
tiên, chúng ta nhận ra bản chất của thực tại
do duyên sinh được thể hiện qua ‘năm uẩn’ của thân và tâm ta, và rồi
chúng ta thể nghiệm thực tại không do duyên sinh, Niết Bàn, chân lý tối thượng.
Sự thể nghiệm Niết Bàn đưa đến sự hoàn
thiện ba yếu tố Thiện, Mỹ và Chân mà ta hướng đến, hòa hợp thành một thể gồm có
ba phương diện không thể tách rời làm cho đời sống chúng ta an lành, hòa hợp và
đạt được hạnh phúc tối thượng mà Đức Phật gọi là tâm giải thoát bất động.