La-hầu-la
(Rahula) là một vị đệ tử đặc biệt nhất của đức Phật, vì La-hầu-la không chỉ là
người đệ tử của đức Phật mà còn là người con duy nhất của thái tử Sidhattha –
người sau này chứng ngộ giải thoát trở thành đức Phật. Tuy nhiên, không có
nhiều kinh điển ghi lại rõ ràng những chi tiết về mối liên hệ giữa
đức Phật và La-hầu-la. Trong trưởng lão Tăng kệ, câu 295 chỉ thoáng qua
rằng “Ta có đầy đủ hai đức tánh tốt đẹp.
Với hai đức tánh này, người có trí gọi ta là ‘La-hầu- may mắn’, đó là: Ta là con đức
Phật, lại có được pháp nhãn”. Thế nhưng, nhiều chi tiết trong một vài bài kinh với số
lượng khiêm tốn, như những nét chấm phá tuyệt vời vẽ nên cho chúng ta một
bức tranh sinh động và cảm động về cách đức Phật dạy La-hầu-la. Ba
bài kinh tiêu biểu đức Phật dạy La-hầu-la, nếu chúng ta xâu kết lại
với nhau, trở nên một quy trình giáo dục hoàn hảo để một người đạt
đến giác ngộ hoàn toàn. Khi La-hầu-la
lên bảy, đức Phật dạy cậu bé về đạo đức (giới) , nhân cách của một người tốt. Đến khi La-hầu-la lớn
hơn một chút, khoảng mười mấy tuổi, Ngài dạy La-hầu-la phương pháp
tĩnh tâm bằng thiền quán (định).
Rồi khi được hai mươi tuổi, La-hầu-la được đức Phật dạy phương pháp
phát triển trí tuệ vô lậu giải
thoát. La-hầu-la đã thành công, trưởng thành và tiến bộ trên con
đường tu tập giải thoát mà đức Phật vạch ra cho tất cả. Trong bài
viết này, chúng ta cùng tìm hiểu những bài học qua cách đức Phật
dạy La-hầu-la khi cậu bé lên bảy và vừa gia nhập tăng đoàn không lâu.
Sunday, January 31, 2016
Saturday, January 16, 2016
ĐỨC PHẬT VÀ TUỔI TRẺ
Cách đây 26 thế kỷ, thái tử
Siddattha đã sanh ra tại vườn Lumbini. Lớn lên trong cung vàng điện ngọc, nhưng
rồi sau khi cảm nhận sâu sắc những bức bách của thân phận con người, thái tử
khước từ tất cả những lạc thú trần gian vốn giam hãm kiếp người trong bốn tường
thành của ăn, mặc, ở, bệnh. Ý thức được nỗi khổ đau mà kiếp sống nhân sinh gánh
chịu, Ngài quyết chí thoát trần, ra đi tìm đường thoát khổ khi ở tuổi thanh
xuân. Tràn đầy nhiệt huyết, nghị lực phi thường của tuổi trẻ, Đức Phật nỗ lực
tìm cầu chân lý giác ngộ. Với tuổi trẻ, Ngài đã thành tựu đạo quả giải thoát.
Với sức trẻ, Ngài đã dấn thân trên con đường hoằng hóa. Hơn ai cả, Ngài hiểu được tiềm năng của tuổi
trẻ. Hơn ai cả, Ngài biết được những gì tuổi trẻ có thể làm. Hơn ai cả, Ngài
biết sử dụng tuổi trẻ một cách ý nghĩa nhất. Hơn ai cả, Ngài khuyến khích mọi
người đừng lãng phí tuổi trẻ của mình.
Tuesday, January 5, 2016
ĐẠO VĂN
Ban ngày cho người chân thật,
ban đêm cho kẻ trộm (Euripides)
Đạo văn là một hiện tượng ngày càng
phổ biến trong trường học vì sinh viên có thể tìm thấy đây là cách nhanh
nhất, dễ dàng nhất để có bài tiểu luận nộp cho giáo viên đúng kỳ hạn. Nhiều
sinh viên cảm thấy yêu cầu làm bài tiểu luận quá nhiều, quá áp lực với một thời
lượng hạn chế, nên cứ thế, chép và dán là cách để đối phó với yêu cầu của khóa
học.
Hơn bao giờ hết, sinh viên cần ý thức
hơn rằng, việc hoàn thành những bài luận, đạt điểm tốt là cần thiết, nhưng
trưng dẫn nguồn tham khảo và trích dẫn từ những tài liệu có giá trị và uy tín
còn cần thiết hơn (Harris, 2001). Nhiều giáo viên đã lên tiếng khuyến khích
sinh viên ý thức về tầm quan trọng của thành thực trong nghiên cứu, cần tôn
trọng và thành thật trong quá trình sử dụng những công trình nghiên cứu của
người đi trước mà mình sử dụng lại (Bellack, 2004).
TÌNH BẠN CHÂN THẬT
Có một hoàng tử và con trai một vị đại thần cùng nhau vào rừng săn bắn. Suốt một ngày dài đi trong rừng, cả hai đều đói lả và thấm mệt. Họ tìm được một bóng cây và ngồi nghỉ lưng. Chẳng bao lâu, hoàng tử ngủ thiếp đi, trong khi đó, người con vị đại thần thức canh chừng.
THIỆN, MỸ VÀ CHÂN (Kỳ cuối)
Có những cái quên không thể lý giải…
Số là Hằng Như dịch bài viết dài của Ngài Bhikhu
Bodhi, nên chia ra nhiều kỳ post ở đây để chia sẻ với người có duyên. Cách đây
gần 1 năm, đã post 3 kỳ, còn kỳ cuối, quên bẵng đi mất!
Mãi đến hôm nay, tình cờ gặp lại file bài này, mới
thấy phần cuối còn nguyên trong “kho”! Đoảng thật luôn!!!
Thôi thì cho em nó lên đây cho có chị có em vậy…
Chân
Bây giờ chúng ta đề cập đến yếu tố thứ ba của hạnh
phúc, đó là Chơn, hay rõ ràng hơn là thấu hiểu chân lý. Đức Phật dạy rằng ngay
cả khi một người nào đó có đạo đức thuần thục, tâm định tĩnh, người ấy vẫn
không thể đạt đến hạnh phúc và an lạc cao nhất. Các tầng thiền chứng đạt được
đưa đến hạnh phúc và an lạc không thể diễn tả được, thấm nhuần tâm với ánh
sáng, nâng hành giả lên cảnh giới của bậc thánh, nhưng họ vẫn không hoàn toàn
giải quyết được những vấn đề khổ đau. Trạng thái hạnh phúc và an lạc hành giả
đạt được là không hoàn chỉnh, không hoàn hảo và không ổn định. Để đạt được hạnh
phúc và an lạc cao nhất, hành giả phải bước thêm một bước nữa. Điều mà hành giả
cần chính là trí tuệ, sự nhận thức trực tiếp chân lý.
VỀ NÚI...
Những lần ở lại nơi đây, thấy yên
và lành.
Thấy đúng như bài thơ thứ 57 trong
100 bài thơ về cuộc sống trong núi (Sơn cư bách vịnh) của Tông Bản thiền sư diễn
tả:
Ở núi kết cỏ ở gành non,
Mừng được rời thân khỏi lối mòn,
Biết đủ là vui niềm an lạc,
Thẹn thuồng quá phận khó chu toàn.
Mừng được rời thân khỏi lối mòn,
Biết đủ là vui niềm an lạc,
Thẹn thuồng quá phận khó chu toàn.
Nắng nóng, mây ngàn của trời, hương của
đất quyện vào làn gió vi vu, vi vu…
Đường đất lặng lẽ, người vắng hoe, xa
xa thấp thoáng dãy nhà mồ nghĩa địa…
Lòng nhẹ tênh…
Subscribe to:
Posts (Atom)