Trong một bài kinh, đức Phật dạy:
Ở
đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:
-
Này các Hiền giả Tỷ-kheo.
-
Thưa Hiền giả.
Các
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:
Này
các Hiền giả, có năm trừ khử hiềm hận này, ở đây, hiềm hận khởi lên cho Tỷ-kheo
cần phải được trừ khử một cách hoàn toàn. Thế nào là năm?
Ở
đây, này các Hiền giả, có người thân hành không thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh,
trong người như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.
Ở
đây, này các Hiền giả, có người khẩu hành không thanh tịnh, thân hành thanh tịnh,
trong người như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.
Ở
đây, này các Hiền giả, có người thân hành không thanh tịnh, khẩu hành không
thanh tịnh, nhưng thỉnh thoảng tâm được mở rộng, tâm được tịnh tín, trong người
như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.
Ở
đây, này các Hiền giả, có người thân hành không thanh tịnh, khẩu hành không
thanh tịnh, và thỉnh thoảng không được tâm rộng mở, không được tâm tịnh tín,
trong người như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.
Ở
đây, này các Hiền giả, có người thân hành thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, và
thỉnh thoảng tâm được rộng mở, tâm được tịnh tín, trong người như vậy, này các
Hiền giả, hiềm hận cần phải được trừ khử.
(Tăng chi bộ
kinh, chương Năm, phẩm XVII, kinh số 162: Trừ
khử hiềm hận (Aghatavinaya
sutta); Kinh tương đương trong tạng A hàm: Trung A
Hàm, kinh thứ 25: Kinh Thủy dụ)