Sunday, September 28, 2014

TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN KHÔNG TỐT



Chúng ta thường nghe nói “Chứng nào tật đó” hay “ngựa quen đường cũ”, hoặc “non sông dễ đổi, bản tánh khó dời”. Những câu này nói lên một sự thật là những thói quen rất khó bỏ và càng lớn tuổi, các thói quen càng gắn chặt hơn và càng khó bỏ hơn. Đối với những thói quen xấu càng khó bỏ hơn, vì theo bản năng tự nhiên, chúng ta hành động theo thói quen như những phản xạ vô điều kiện được chỉ huy từ vùng tiềm thức và vô thức của não bộ.
Vấn đề đặt ra là tại sao thay đổi một thói quen là một điều khó? Theo tâm lý  học, một hành vi được lặp đi lặp lại thường xuyên mới có thể thành thói quen, và thường đó là hành vi phù hợp với mong muốn của chủ thể. Nghĩa là điều gì ta muốn, ta mới lặp đi lặp lại. Do vậy, thói quen thường mang đến cho chúng ta cảm giác thoải mái, hạnh phúc, vui vẻ trong chớp nhoáng. Nó giống như chất kích thích cứ níu kéo chúng ta, bởi vì có ai mà không muốn được vui vẻ, được hạnh phúc, mặc dù đó chỉ là thỏa mãn cảm giác nhất thời thôi. Và con người chúng ta thì thường không quan tâm đến những chuyện lâu dài, mà chỉ biết hưởng thụ những niềm vui trước mắt, dù mong manh ngắn ngủi. Vì lý do đó, thói quen rất khó từ bỏ, nhất là thói quen xấu.
Do vậy, muốn thay đổi một thói quen không tốt, chúng ta cần:

Friday, September 26, 2014

KHÔNG ĐƯỢC QUÊN


Một điều chúng ta không được quên trong cuộc sống là đừng để thái độ, hành vi của người khác điều khiển cảm xúc của mình. Đừng tự nguyện giao nộp mình cho họ quyết định thay, nếu chúng ta muốn tự do đúng nghĩa, thanh thản thật sự!


Hãy nhớ lời dạy của Ngài Dalai Lama để sống bình an.

Tuesday, September 23, 2014

MỘT TUẦN KHOA HỌC YÊN LẶNG (Kỳ 2)

Ngày thứ hai

Hôm nay có sự thay đổi. Chúng tôi thức dậy lúc 5.15 mỗi ngày và 5.45 bắt đầu ngồi thiền. Cuối lần ngồi 45 phút đầu tiên, tôi có cảm giác sửng sốt rằng dường như thời gian ngừng trôi. Tôi ngồi xuống, bắt đầu quan sát nửa hơi thở, đến khi chuông reo báo hiệu đã đến giờ điểm tâm 6.30, tôi mới nhận ra điều đó. Tôi không hề buồn ngủ, tôi vẫn đang ngồi thẳng lưng, đầu thẳng và chân bắt tréo. Rồi tôi đi dạo với từng bước chân tỉnh thức giữa trời tuyết trong khu rừng bên ngoài sảnh đường chính. Bỗng nhiên, tôi thấy ánh sáng bừng lên từ một thung lũng nhấp nhô những hàng thông phủ đầy tuyết trắng, tuyết trĩu trên cành một cây thông cao, các trụ băng từ một tảng đá mòn bên cạnh đong đưa hạ thấp dần xuống. Tôi vô cùng ngạc nhiên, tôi òa khóc trước khung cảnh sống động, rồi ngửi và cảm nhận làn không khí lạnh phớt chạm vào mặt tôi, gió rì rào trên cây và tiếng sột soạt của bước chân tôi giẫm trên tuyết. Và rồi, nhanh như cắt, tôi nghe một ý tưởng khởi lên trong đầu rằng “Một ngày nào đó, bạn sẽ chết đi và bạn sẽ không còn có những thứ này nữa.” Sự hân hoan trong tôi vụt tắt, tâm tôi chùng xuống. Tôi cảm thấy thất vọng và chán chường. Nó giống như một cuộc chiến đang bùng nổ trong cái đầu đơn độc của mình, một bên là ý tưởng và một bên là các cảm thọ.

Monday, September 22, 2014

ĐỨC PHẬT ĐI GIỮA DÒNG ĐỜI

Bài này đã đăng trên Nội san Đuốc Sen và trang daophatkhatsivn từ lâu, vài trang web/blog cũng tự ý đăng lại. Tuy nhiên, Hằng Như xem trang blog này là nơi lưu trữ tài liệu cá nhân, đồng thời là nơi chia sẻ những bài viết, bài dịch của mình với những người có duyên, nên tuy là tác giả của bài viết này, giờ Hằng Như mới chính thức post lên trang blog của mình để giữ tài liệu vậy.


Ngay sau khi thành tựu đạo giải thoát, Đức Phật làm một vị du sĩ, rày đây mai đó, như cánh chim bạt gió đem niềm an vui đến cho mọi người khắp nơi thuộc khu vực Bắc Ấn. Tiếng chuông pháp gióng đến đâu, người người tỉnh ngộ hồi tâm hướng thượng đến đó. Lớp lớp người đủ mọi thành phần trong xã hội quy ngưỡng Ngài, gia nhập tăng đoàn, tắm nguồn suối pháp,  an lạc thảnh thơi.. Lúc bấy giờ, các tôn giáo khác, vốn bám gốc sâu trong lòng dân bản xứ, cũng lung lay trước ảnh hưởng to lớn của Đức Phật đối với xã hội. Do đó, một số người bắt đầu kỳ thị với Đức Phật và đạo giáo của Ngài, một tôn giáo mới vào thời ấy. Tuy nhiên, với một nhân cách tuyệt vời, với lòng từ bao la như đại dương và sự dấn thân đi giữa bụi trần, hy sinh quên mọi gian khó, Ngài đã cảm hoá được tất cả. Những đặc tính vô song này nơi Đức Phật cảm kích lòng người qua mọi thế hệ, mọi thời đại, cho đến hiện tại và mãi về sau.  Ngày nay, lần giở từng trang kinh, chúng ta cảm nhận được tinh thần ấy và đó chính là ngọn đuốc sáng soi đường cho mỗi người trên bước đường học Phật trong mọi thời đại.

Friday, September 19, 2014

KHI NGƯỜI TA NÓI DỐI


Nói dối là một hiện tượng phổ biến

Wednesday, September 17, 2014

TÂM NHƯ NGƯỜI THỢ VẼ


 “Tâm như người thợ vẽ, hay vẽ ra ngũ uẩn, và các pháp thế gian, tất cả do tâm sinh”. Thật đúng vậy, từ cái tâm thiên biến vạn hóa này mà cuộc sống của chúng ta vận hành. Giống như những con sóng nhấp nhô trên biển cả, tất cả những hoạt động của con người trong cuộc sống là một dòng chảy tâm thức không ngừng, chúng lướt qua và không thật sự để gì lại cho ta. Muôn vàn ý tưởng thoáng qua tâm trí, để rồi những gì chúng để lại chỉ là một mớ hỗn độn và không như ý trong tâm.

Một Tuần Khoa Học Yên Lặng (Kỳ 1)


Hôm nay, sắp xếp một số file trong máy, tình cờ gặp bài dịch này, mình dịch từ lâu lắm, mà chưa chia sẻ ở đây. Hồi mới dịch xong, mình có gởi chia sẻ với một người bạn nhờ đọc lại bản dịch. Sau khi đọc và chỉnh sửa một vài chỗ cho sáng ý, bạn mình ghi comment rằng “Trong các sự chia sẻ, chia sẻ bài viết này, chia sẻ lời dịch này, chia sẻ những ý tưởng này, chia sẻ dòng ý thức này, chia sẻ dòng tỉnh thức này làm mình hài lòng hơn hết!” Nay đọc lại dòng comment này, mình quyết định share bài này trên blog. Bài viết dài, nên mình chia ra thành nhiều entry cho dễ đọc.


Trân trọng,


Hằng Như


Một Tuần Khoa Học Yên Lặng
Thanh lặng tâm và giải thoát cái tôi
(Dịch từ “A Week of Silence
Quieting the Mind and Liberating the Self”)
của Daniel Siegel,  bác sĩ tâm thần học.
(Bài đăng trong Tạp chí Psychotherapy Networker, số 6, tập 30, năm 2006)

Từ Los Angeles, tôi bay đến Boston để tham dự khóa tu một tuần, và tôi cảm thấy hơi lo. Trong bảy ngày tới đây, tôi sẽ ngồi trong yên lặng giữa 100 nhà khoa học khác tại Hội thực hành thiền quán ở Barre, Massachusetts. Khóa thực tập này do Viện Tâm và Cuộc sống, - một tổ chức chuyên tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học về tỉnh thức và tâm từ - tài trợ. Đây là một sự kiện độc đáo, vì chưa bao giờ có 100 nhà khoa học quy tụ về và cùng nhau ngồi trong yên lặng suốt một tuần để học “thiền tỉnh thức.” thư thế này. Hầu hết họ là những người chuyên nghiên cứu về bộ não.

Wednesday, September 3, 2014

Bài học từ sinh hoạt hằng ngày của Đức Dalai Lama

 Hằng Như dịch

VICTOR CHAN, người viết chung với Ngài Dalai Lama  cuốn “The Wisdom of Forgiveness” (trí tuệ của sự tha thứ), có được cơ hội quý báu trải qua một khoảng thời gian riêng cùng Ngài Dalai Lama. Dưới đây là lá thư ông viết cho các con của mình và kể lại những gì ông học được trong buổi sáng đặc biệt ấy.

Lina và Kira yêu quý,
Bây giờ, các con đã 16 và 19 tuổi rồi, bắt đầu hoạch định cho cuộc sống của chính mình. Thời gian qua là chuỗi ngày dường như vô tận, chúng ta chỉ mải mê ngồi đó và tán gẫu suốt ngày. Cha tiếc thời gian chúng ta hoang phí rong rêu ngoài bãi biển và những chuyến đi chơi dài ngày trong lần đi cắm trại ở Westfalia của gia đình mình trong khi các con chỉ ngoan ngoãn làm theo những gì cha bảo.

Tuesday, September 2, 2014

LÝ TRÍ VÀ CẢM TÍNH


Trong mọi hoạt động, quyết định của mình, con người đều vận dụng hai phương diện: lý trí và tình cảm. Khi cần tìm giải pháp cho một vấn đề, người ta cần đến lý trí, trong khi đó, tình cảm là sự thấu cảm, thông cảm, quan tâm, chăm sóc, tạo sợi dây liên kết giữa con người với nhau. Ví như một người thầy thuốc, dùng lý trí để chữa trị và dùng tình cảm để chăm sóc bệnh nhân.