Sunday, February 2, 2014

NHƯ KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ MẤT: Quà tặng từ lòng biết ơn

Tác giả: Sallie Jiko Tisdale

Người dịch: Hằng Như


Thuở ấy, khi còn nhỏ, tôi nghèo khó và rộng lượng. Tôi đã chia sẻ mái nhà cũ kỹ với nhiều người và ngủ trên vỉa hè, sở hữu không gì đáng giá cả, ngoài chiếc xe đạp. Mỗi tuần tôi phát tâm làm công tác thiện nguyện vài tiếng đồng hồ ở các tổ chức cộng đồng. Một hôm, tôi chỉ có 5 đồng trong túi, ấy thế mà tôi đã đãi một người bạn bữa ăn tối; và sau đó, chúng tôi cứ cười về tình trạng nghèo khó của tôi lúc bấy giờ. Dạo ấy, tôi cho đi một cách dễ dàng những gì tôi có. Khi làm thế, tôi đoan chắc rằng tôi sẽ nhận lại cái gì đó từ cuộc đời này.



Bây giờ, tôi có nhà, có xe hơi và có tài khoản ngân hàng, nhưng tôi lại không rộng lượng được như trước. Tôi vẫn cho – tiền bạc, thời gian, tâm lực của mình – nhưng đôi khi tôi ngập ngừng, với một chút băn khoăn. Lắm lúc tôi muốn một ngôi nhà đẹp hơn, một chiếc xe mới hơn. Tôi tự hỏi, liệu tôi đã để dành đủ tiền chưa. Tôi muốn mình có nhiều thời gian hơn. Đây không phải là vấn đề mình trẻ hay già. Bây giờ tôi có được nhiều thứ. Điều này cũng đồng nghĩa là tôi có nhiều thứ để mất.


Khi tôi mới có ít đồ, mọi thứ đối với tôi đều quan trọng. Khi tôi tìm được một chiếc áo khoác vừa ý tại cửa hàng bán đồ để gây quỹ từ thiện, tôi vui mừng như thể hôm ấy là ngày sinh nhật của mình không bằng. Ở một chừng mực nào đó, trong cách nhìn của tôi, không có gì nghĩa là có tất cả. Ngay cả một chiếc bánh sandwich cũng có thể làm nên một bữa tiệc và không gì ngăn tôi thỏa chí với một bữa tiệc như thế. Mỗi một món quà là một niềm vui và tôi cám ơn tất cả những gì tôi có.


Biết ơn, một cảm xúc đơn giản và sâu lắng thể hiện sự cám ơn, là nền tảng của tất cả mọi sự rộng lượng. Tôi rộng lượng chỉ khi nào tôi tin rằng ngay bây giờ, ngay nơi đây, trong hình thức này, ở tại vị trí này, chính tôi đang nhận được những gì tôi cần. Rộng lượng đòi hỏi chúng ta phải bỏ đi một cái gì đó, và điều này không thể nếu chúng ta không hài lòng với những gì ta có. Bằng không, chúng ta nắm chặt bàn tay lại và không để cái gì rơi tuột cả.


Tâm rộng lượng, từ trong bản chất, phát sinh từ cảm giác sung túc. Chúng ta chứng kiến điều này thường xuyên trong cuộc sống quanh mình. Haya Akegarasu yêu mùa xuân. Ông viết, “cỏ non mơn mởn. Tôi không nén lòng được. Tôi muốn hôn lên đám cỏ ấy.” Với ông, cỏ mùa xuân là những người thầy lớn, bởi vì chúng ‘nỗ lực hết mình’ đơn giản là để sống trọn vẹn. Ông nói “chúng phát triển, vươn dài và rộng, bao trùm cả thế giới.” Tôi thấy có sự rộng lượng vững chãi nơi những đóa hoa và hàng cây, trong điệu hót của bầy chim vào mỗi bình minh và trong nhịp gõ đều đều của dòng nước mưa. Khi lớn hơn, tôi nhận ra rằng tôi có nhiều điều để gìn giữ, tôi quên lãng đi. Tôi hoàn toàn quên bẵng đi một điều rằng, ban đầu, tôi có đầy đủ mọi thứ. Bây giờ là lúc tôi đang cố gắng học lại điều này một lần nữa: tất cả đều sung túc, hoàn toàn thoải mái.


As If There is Nothing to Lose
How giving comes from gratitude.

Once I was young and poor—and generous. I shared an old house with several people and slept on the porch and owned nothing more valuable than my bicycle. I volunteered many hours every week at community organizations. One day, when I had only five dollars, I treated a friend to dinner, and afterward we laughed about my now total poverty. It was easy to give away what I had; I never doubted that the world would somehow provide for me in turn.


Now I have a house and a car and a savings account, and I am not so generous. I do give—my money, my time, my attention— but sometimes I give reluctantly, with a little worry. Sometimes I want a nicer house, a newer car. I wonder if I have enough money saved. I want more time to myself. It is not just a matter of youth and age. I have many more things now, and that means I have more things to lose.


When I had little, everything I had was important. If I found a sweater I liked at the Goodwill, it felt like my birthday. In a way, having nothing meant everything in the world was mine. Even a sandwich was cause for celebration, and nothing distracted me from enjoying it. Every gift was a delight, and I was grateful for everything I had.


Gratitude, the simple and profound feeling of being thankful, is the foundation of all generosity. I am generous when I believe that right now, right here, in this form and this place, I am myself being given what I need. Generosity requires that we relinquish something, and this is impossible if we are not glad for what we have. Otherwise the giving hand closes into a fist and won’t let go.


This generosity, arising from abundance, is natural. We see it in the world around us all the time. Haya Akegarasu loved spring. “Young grasses,” he wrote, “I can’t help it—I want to kiss you.” To him the spring grasses were great teachers, because they made a “whole effort” to simply live their lives. “Their growth is a long, wide tongue that covers the whole world,” he said. I see a fearless generosity in the flowers and trees, in the way birds sing out at dawn, in the steady drumming of the rain. As I grew older and found I had things to protect, I forgot. I completely forgot that I had always had enough in the first place. Now I am trying to learn this once again—total abundance, nothing begrudged.