Một tin vui. "Thời Báo Ấn Độ” (The Times of India) online ra ngày 22 tháng 8 có đăng tin về các di cảo của một tu viện được tìm thấy ở Moghalmari. Sáng nay (ngày 24 tháng 8), đọc "The Times of India" (báo giấy), thấy bài báo này được đăng lại. Nội dung bài báo như sau:
CALCUTTA: Mô đất cao 30 fee
t (khoảng 9,15 mét) trong một ngôi làng ở Bengal này, vốn đã sinh ra nhiều giả thuyết và truyền thuyết, tạo nên công trình khai quật, có thể coi là một trong những công trình khảo cổ vĩ đại nhất của Ấn Độ. Người ta tìm thấy nhiều di vật ghi dấu sự tồn tại của một tu viện có cấu trúc tinh xảo vùi trong đất đá cùng với thời gian.

Các nhà khảo cổ tin rằng, đây là một trong những tu viện được đề cập đến trong ký sự của Ngài Huyền Trang bây giờ mới được tìm thấy. Tu viện này được cho là có mặt vào thế kỷ thứ 7 - thời Ngài Huyền Trang, vị tu sĩ người Trung Quốc làm một cuộc hành trình dài 17 năm băng rừng lội suối sang tận Ấn Độ. Mô đất này được tìm thấy ở ngôi làng Moghalmari, cách Dantan, vùng đất phía tây của huyện Midnapore 5 ki lô mét.

Một mô đất cao 30 feet, trong đó có một tu viện vùi mình trong nhiều thế kỷ qua, trở thành nguồn cho nhiều câu chuyện có tính truyền thuyết trong dân chúng ở đây. Các câu chuyện từ thời vua Sasanka đến trước thời vua Pala truyền nhau không dứt.
Cách đây vài năm, một đoàn chuyên gia thuộc khoa khảo cổ học trải qua vài tháng thăm dò ở Moghalmari như là một phần của dự án do Hội nghiên cứu khoa học và công nghiệp thực hiện. Các chuyên gia đào hầm thăm dò theo hướng cũ xuyên qua Dantan nhưng nửa chừng gặp phải một vật gì đó rất lớn cản đường.

Thế là nhóm chuyên gia này đã chuẩn bị một báo cáo dự án rằng, rất có thể có một nền tu viện ở dưới mô đất này và gởi bản báo cáo ấy đến Khoa khảo cổ học Ấn Độ. Thế là Khoa chỉ đạo cho khai quật ngay.


Trường đại học đã chuyển những vật thể này đến ông Bratindranath Mukherjee, một chuyên gia nghiên cứu cổ vật. Ông xác định niên đại ‘đáng tin cậy’ của nhữ
ng di vật này là vào thế kỷ thứ 7 và ông cũng đã giải mã chúng. Ông Mukherjee nói “những hiện vật này có niên đại vào thời hậu Gupta, khoảng cuối thế kỷ thứ 6 hoặc đầu thế kỷ thứ 7. Một số di khảo này có khắc dòng chữ “nếu không có tự hy sinh, không thể truyền bá chánh pháp.” Các nhà chuyên gia cho rằng, những hoa văn trang trí trên tu viện tương tự những cấu trúc Phật giáo vốn phổ biến vùng Tây Bắc Ấn.

Hội Châu Á đang xử lý tư liệu của cuộc khai quật này. Ông Ramkrishna Chatterjee, thư ký ấn hành của hội nói rằng, phần đầu tiên trong loạt xuất bản đã hoàn tất và sẽ công bố vào thứ Bảy khi đến viếng thăm tổng thống Pratibha Patil.