Có rất nhiều tác phẩm văn học đủ loại, nhất là các bài hát về mẹ nhưng công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ không thể nào gói gọn trong một bài hát hay một bài thơ. Thế nhưng cũng có bài hát gợi cho cảm xúc dâng trào hơn những bài hát khác. Với tôi, bài hát “Ơn nghĩa sinh thành” của Dương Thiệu Tước có một giá trị đặc biệt hơn. Nếu mang ơn mẹ mà không nói về cha là một thiếu sót rất lớn. Nay xin mượn bài hát "Ơn Nghĩa Sinh Thành" của Dương Thiệu Tước để tự nhắc nhở mình về đạo làm người, đạo làm con. Lời bài hát thật chân thành, da diết làm sao! Tôi đã nghe hàng trăm lần bài hát này và mỗi lần nghe, nó đã cho tôi cảm xúc dâng tràn khi nghĩ về công ơn sâu dày của cha mẹ.
Thường ngày tôi quá bận rộn với đời sống riêng của mình và đôi khi không để ý nhiều đến những gì xảy ra xung quanh, nhưng khúc hát "Ơn Nghĩa Sinh Thành" đã rung động trái tim tôi và làm tôi bồi hồi nhớ về ngày xưa. Bài học vỡ lòng đầu tiên tôi học từ mẹ trong câu ca dao Mẹ vẫn thường hát ru em ngày xưa là:
"Ơn cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
Hồi đó tôi còn nhỏ lắm, có hiểu gì đâu. Thế là tôi hỏi núi Thái Sơn cao cỡ nào, mẹ lại diễn tả là "nó cao lắm, cao hơn ngọn núi ở gần nhà Ngoại nhiều lần, cao đến nỗi lẫn vào trong mây mà con không thể nào thấy đỉnh của nó được. Công cha to lớn vô kể hơn cả ngọn Thái Sơn kia." Tôi lại hỏi ngọn Thái Sơn ở đâu, mẹ lại kiên nhẫn giải thích là nó ở xa, xa lắm. Tôi hỏi Mẹ có bao giờ mẹ đến đó chưa thì mẹ bảo, khi nào con lớn, mẹ sẽ dắt con đến đó. Tôi hỏi đi mấy ngày mấy đêm thì đến, mẹ tôi thêm lần nữa kiên nhẫn với câu hỏi của tôi và nói, chừng nào mẹ con mình đi thì biết mất bao lâu để đến núi Thái Sơn. Rồi mẹ giải thích tiếp, tình mẹ thì dạt dào như dòng nước đầu nguồn, không bao giờ khô cạn. Và mẹ kết luận bài học vỡ lòng đầu tiên làm người - làm con phải hiếu đạo, phải biết sống tốt, chân thật, phát huy truyền thống gia đình, không làm xấu hổ cha mẹ, thương yêu anh chị em, có lòng nhân từ với mọi người xung quanh. Lớn lên, tôi được ôn đi ôn lại câu ca dao này ở nhiều phương diện khác nhau và tôi hiểu được nhiều tầng nghĩa nhờ vào kinh nghiệm bản thân và sự trưởng thành dần của tâm thức. Khái niệm làm sao cho ‘tròn chữ hiếu’ cho thuận ‘đạo (làm) con’ cũng thay đổi theo sự trưởng thành của con trong cuộc sống. Cho đến bây giờ và nhiều năm tháng sau nữa, tôi cũng chỉ phấn đấu làm trọn bài học vỡ lòng mẹ dạy thuở xưa mà thôi.
Hồi đó tôi còn nhỏ lắm, có hiểu gì đâu. Thế là tôi hỏi núi Thái Sơn cao cỡ nào, mẹ lại diễn tả là "nó cao lắm, cao hơn ngọn núi ở gần nhà Ngoại nhiều lần, cao đến nỗi lẫn vào trong mây mà con không thể nào thấy đỉnh của nó được. Công cha to lớn vô kể hơn cả ngọn Thái Sơn kia." Tôi lại hỏi ngọn Thái Sơn ở đâu, mẹ lại kiên nhẫn giải thích là nó ở xa, xa lắm. Tôi hỏi Mẹ có bao giờ mẹ đến đó chưa thì mẹ bảo, khi nào con lớn, mẹ sẽ dắt con đến đó. Tôi hỏi đi mấy ngày mấy đêm thì đến, mẹ tôi thêm lần nữa kiên nhẫn với câu hỏi của tôi và nói, chừng nào mẹ con mình đi thì biết mất bao lâu để đến núi Thái Sơn. Rồi mẹ giải thích tiếp, tình mẹ thì dạt dào như dòng nước đầu nguồn, không bao giờ khô cạn. Và mẹ kết luận bài học vỡ lòng đầu tiên làm người - làm con phải hiếu đạo, phải biết sống tốt, chân thật, phát huy truyền thống gia đình, không làm xấu hổ cha mẹ, thương yêu anh chị em, có lòng nhân từ với mọi người xung quanh. Lớn lên, tôi được ôn đi ôn lại câu ca dao này ở nhiều phương diện khác nhau và tôi hiểu được nhiều tầng nghĩa nhờ vào kinh nghiệm bản thân và sự trưởng thành dần của tâm thức. Khái niệm làm sao cho ‘tròn chữ hiếu’ cho thuận ‘đạo (làm) con’ cũng thay đổi theo sự trưởng thành của con trong cuộc sống. Cho đến bây giờ và nhiều năm tháng sau nữa, tôi cũng chỉ phấn đấu làm trọn bài học vỡ lòng mẹ dạy thuở xưa mà thôi.
Dương Thiệu Tước cũng sử dụng bài ca dao này tạo nên chủ đề chính trong bài nhạc khá nổi tiếng của ông. Nhân mùa Vu Lan, mùa nhớ về công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, khi nghe lại ca khúc này và chắc hẳn mỗi người có một cảm nhận rất riêng vì ai cũng có một kho tàng kỷ niệm riêng với hai đấng sinh thành của đời mình.
Dương Thiệu Tước
Uống nước nhớ nguồn
Làm con phải hiếu
Em ơi hãy nhớ năm xưa
Những ngày còn thơ
Công ai nuôi dưỡng.
Công đức sinh thành
Người hỡi đừng quên
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước
Trong nguồn chảy ra.
Người ơi, làm người ở trên đời
Nhớ công người sinh dưỡng
Đó mới là hiền nhân.
Vì đâu, anh nên người tài ba
Hãy nhớ công sinh thành
Vì ai, mà có ta?
Uống nước nhớ nguồn
Làm con phải hiếu
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước
Trong nguồn chảy ra...
Uống nước nhớ nguồn
Uống nước nhớ nguồn
Làm con phải hiếu
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước
Trong nguồn chảy ra...