Dạy Phật pháp cho trẻ em (Kỳ 1)
Dạy Phật pháp cho trẻ em (Kỳ 2)
Để giáo dục trẻ em hiệu
quả hơn…
Yêu thương trẻ
Tận tâm và tận lực
Dạy Phật pháp cho trẻ em (Kỳ 2)
Để giáo dục trẻ em hiệu
quả hơn…
Chúng ta không cần và không nên dạy
giáo lý đạo Phật cao siêu theo kiểu rao giảng cho trẻ em ở lứa tuổi “ăn chưa
no, lo chưa tới” này. Điều cần thiết là một cách chủ tâm, chúng ta “ươm, cấy” vào
trong tâm các em những hành vi và phẩm chất cao quý của người phật tử thông qua
các môi trường giáo dục khác nhau như đã trình bày ở trên. Cần phải xuyên suốt
và nhất quán hướng về các phẩm chất này như là tâm điểm và xuyên qua mọi hoạt động
thường ngày, tận dụng mọi môi trường giáo dục để xâu kết, hướng các em về tâm
điểm này. Để quá trình này diễn ra hiệu quả hơn, chúng ta cần:
Hiểu rõ tâm lý trẻ
Đức Phật thành công trong sự nghiệp
giáo dục của Ngài khi đem giáo pháp dạy cho tất cả các thành phần dân chúng
trong một xã hội phân chia giai cấp như Ấn Độ cổ xưa vì Ngài hiểu rõ con người
và cuộc sống của họ. Học từ cách giáo dục này, chúng ta cũng nên tìm hiểu tâm
sinh lý, thói quen, tính cách của con em mình để việc giáo dục Phật pháp trở
nên nhẹ nhàng hơn, thú vị hơn và có kết quả nhiều hơn.
Yêu thương trẻ
Tình thương yêu là chìa khóa để chúng
ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích chính đáng cho con em mình. Giáo dục Phật
pháp cũng vậy, cần rất nhiều lòng thương yêu và thiện chí của các bậc phụ huynh,
để không mệt mỏi, nản lòng trên chặng đường dài song hành cùng con em mình
trong quá trình hoàn thiện nhân cách. Với tình thương yêu và sẻ chia với con em
mình như một người bạn, chúng sẽ tìm được tiếng nói chung với chúng để cùng
nhau thực hành lời Phật dạy.
Tận tâm và tận lực
Ghi nhớ lời Phật dạy, “pháp thí hơn mọi
thí” (Pháp cú, 354), các bậc phụ
huynh phật tử luôn nhắc mình, dạy pháp cho trẻ em là điều cần thiết. Đây là một
trách nhiệm của người làm cha mẹ với con cái và cũng là nhiệm vụ của người phật
tử đi trước đối với người đi sau để duy trì ngọn đèn chánh pháp ở thế gian. Cần
tận tâm toàn ý với công việc thiêng liêng này để mỗi ngày trôi qua, chúng ta cảm
nhận cuộc sống tròn đầy và nhiều ý nghĩa. Một đứa con ngoan là cả một gia tài
vô giá của cha mẹ. Một khi con em chúng ta được thấm nhuần đạo đức Phật giáo từ
bé, các phẩm chất tốt đẹp được ươm mầm và tưới tẩm hằng ngày, chúng ta sẽ yên
tâm hơn khi chúng trưởng thành và tự tin bơi ra biển lớn của xã hội.
Những gì trình bày trên đây chỉ là
vài gợi ý dành cho các bậc phụ huynh phật tử muốn đưa giáo pháp đạo Phật vào cuộc
sống tuổi trẻ. Tôi tin chắc sự tận tâm, tận lực, kiên trì của các bậc phụ huynh
để ươm trồng giống lành vào tâm hồn trẻ thơ của con em mình sẽ được đền bù xứng
đáng. Cùng với sự ứng dụng hành trì Phật pháp cho bản thân mình, gia đình sẽ
bình yên, hạnh phúc viên mãn hơn nếu con em mình nhờ thấm nhuần tinh thần Phật
pháp mà trở nên tốt hơn. Thật là sai lầm nếu bạn bỏ bê con em mình để bon chen
trên vạn nẻo đường đời với suy nghĩ dốc sức làm giàu để của cải cho con hạnh
phúc. Thay vì tiền bạc, dành thời gian chia sẻ, đồng hành cùng các con để mọi
thành viên trong gia đình cùng sống theo tinh thần Phật pháp sẽ đem lại hạnh
phúc nhiều hơn và bền vững hơn. Tôi xin mượn câu nói của Abigail Van Buren có lần
tôi đọc được trên một tấm pa-nô trang trí trong phòng tiếp phụ huynh tại một
trường tiểu học ở Ấn Độ để khép lại bài viết này, rằng “nếu muốn con em bạn trở nên tốt đẹp, hãy dành gấp đôi thời gian các bé
cần và chỉ cho một nửa số tiền chúng muốn.” (If you want your children to
turn out well, spend twice as much time with them, and half as much money).
Mong rằng các bậc phụ huynh biết sử dụng
thời gian khôn ngoan, nỗ lực và tận tâm hơn trong việc dạy Phật pháp cho trẻ em
trong gia đình mình.