-Ajahn Brahmavamso-
Một đêm nọ, có một người đến nhà bạn theo lời mời của
bạn. Khi anh ta bưng tách trà chủ nhà mời lên định uống, bất thình lình anh ta
thấy một con rắn nhỏ nằm trong đáy tách trà. Anh ta không muốn để chủ nhà cảm
thấy ngại, thế là anh ta lấy hết cam đảm nuốt một hơi cho hết chén trà. Đêm đó
về nhà, anh cảm thấy đau bụng dữ dội. Qua ngày hôm sau, cơn đau càng khủng khiếp
hơn. Anh ta đi hết bác sĩ này đến bác sĩ nọ, uống đủ thứ thuốc cũng không
thuyên giảm. Anh ta vẫn cứ đau ngày càng nhiều hơn và có cảm giác như đang đứng
trước nguy cơ sắp chết. Nghe tình hình như vậy, cô bạn bèn mời anh ta đến nhà
trở lại. Cũng ngồi vào vị trí cũ, anh đón nhận một tách trà giống hôm trước.
Anh ta đang bệnh nhưng cũng cố ráng nâng tách trà. Lần này cũng vậy, bất ngờ anh
ta thấy con rắn. Thế là anh ta quyết định nói với chủ nhà để cô ta để ý. Không
nói lấy một lời, cô chủ nhà đưa tay chỉ trên trần nhà phía trên chỗ khách ngồi.
Anh ta nhìn theo ngón tay chỉ. Thì ra ngay trên đầu anh ta, ở chỗ đòn tay, có cột
một sợi dây thừng dài. Người bệnh bây giờ mới vỡ lẽ, cái mà anh tưởng là con rắn
con kia chỉ là cái bóng của sợi dây thừng. Hai người bạn nhìn nhau rồi cười
vang. Cơn đau bụng quằn quại bỗng nhiên biến mất và anh ta trở lại người khỏe mạnh
bình thường.
Tâm dẫn đầu
các tâm sở. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả. Nếu nói hay làm với tâm ác, đau khổ sẽ
theo liền với ta như bánh xe lăn theo dấu chân bò. Nếu nói hay làm với tâm
trong sạch, hạnh phúc sẽ theo liền với ta như bóng không bao giờ rời hình.
(Pháp cú 1 và 2).
Khi thân
bệnh, đừng để tâm bệnh theo
-Nakulapita Sutta-
Bạn có thể kể ra một người mang các chứng bệnh sau:
Tiểu đường
Cao huyết áp
Cao cholesterol
Tim
Ung thư
Mà người ấy vẫn có tinh thần khỏe mạnh không?
Đó chính là ngài Hòa thượng tiến sĩ K. SRI DHAMMANANDA
MAHA NAYAKA THERA
(Trưởng lão tăng già Malaysia và Singapore)
Trước
hết, cần chữa cho tâm an lạc
Bất luận cơ
thể bệnh tật hay đau đớn thế nào đi nữa
Hãy giữ tâm
an tịnh và tỉnh giác
Đừng để tâm
cũng trở nên bệnh hoạn
Hãy để những
gì chưa ổn của thân như nó vẫn đang là
Nhưng cần
phải chữa cái tâm cho khỏi bệnh nhiễm ô
Một người với
tâm thanh tịnh không còn ô nhiễm xứng đáng được đảnh lễ cung kính, mặc dù thân
bị bệnh.
-Sayadaw Thabyekan
Chẩn bệnh
đúng; Chữa trị đúng.
Nếu tình trạng
bệnh của bệnh nhân không được chẩn đoán một cách chính xác, người ấy sẽ không
được cho thuốc đúng bệnh. Nếu chữa trị như vậy, bệnh đã không lành, lại càng nặng
thêm, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng làm chết bệnh nhân. Tương tự như vậy,
chỉ khi nào hiểu được tính cách của một người, thì mới có thể cho họ những lời
hướng dẫn phù hợp và hiệu quả nhất để có được an lạc.
-Sayadaw Thabyekan-
Dược
liệu chánh pháp
Chánh pháp là loại dược liệu tối thượng trong tất cả
các loại dược liệu ở thế gian, đa dạng và phong phú. Không thế tìm thấy một loại
dược liệu nào khác có công năng như dược liệu chánh pháp.
Chánh pháp là những lời dạy của Đức Phật. Đây là loại
dược liệu vô cùng hiệu nghiệm để chữa căn bệnh chung phổ biến của tất cả chúng
ta là thiếu hạnh phúc hay không toại nguyện trong cuộc sống. Loại dược liệu này
đặc biệt có công dụng đối với các căn bệnh về tinh thần như căng thẳng, lo lắng
và phiền muộn. Một khi thân thể bị bệnh đau, tinh thần chúng ta cần mạnh mẽ để
đủ sức chống chỏi hiệu quả hơn với những đau đớn về thân mà chúng ta phải trải
qua. Cách này có thể áp dụng để chữa trị dứt hẳn tất cả các căn bệnh. Làm thế
nào để thực hiện được điều này? Thông qua chánh pháp, chúng ta trở nên sáng suốt
dần dần và như thế, chúng ta chấm dứt vòng luân hồi sanh tử. Khi không còn tái
sanh nữa, chúng ta không còn phải chịu đựng khổ đau của già, bệnh và chết. Do
đó, chánh pháp là vị thuốc tối thượng trong tất cả các loại thuốc có công năng
chữa lành hẳn tất cả các loại bệnh.
Con người
không thể nào có được một giây lát khỏe mạnh thật sự.
Tự do khi
thân thể không bệnh có thể đạt được đó, nhưng đây chỉ là tạm thời.
Chỉ khi nào
có thể đoạn diệt được nguyên nhân tạo nên thân thể này,
chúng ta mới
thật sự giải thoát khỏi mọi thứ bệnh tật. (Tương ưng bộ kinh).
Kết hợp
với phương pháp y khoa
Một trong những thử thách lớn nhất của một người bác
sĩ là thuyết phục bệnh nhân uống thuốc. Nhiều người trong chúng ta biết mình
đang bị bệnh. Thế nhưng, không phải ai bệnh cũng đều uống thuốc theo đơn bác
sĩ đã cho để điều trị bệnh đâu. Câu chuyện
hấp dẫn sau sẽ minh họa điều này rõ hơn:
Một dạo nọ, có một người bị bệnh, tìm đến một ông lương
y người Trung Quốc để xin chữa trị. Ông lương y khám xong, viết cho anh ta một
đơn thuốc gồm nhiều loại thuốc nam. Người ấy được định bệnh và hướng dẫn dùng
thuốc. Anh ta đặt niềm tin hoàn toàn vào người lương y và tin rằng bệnh sẽ khỏi.
Trở về nhà, anh ta vào một căn phòng đặc biệt dành cho cầu nguyện. Đặt hình ông
lương y lên trên một chiếc giá bằng vàng, rồi anh ta đặt thuốc ông cho ở bên cạnh
tấm hình. Anh ngồi xuống và vái lạy tấm hình ba cái để tỏ lòng tôn kính. Anh
cũng đặt bánh ngọt, bông và đốt nhang lên bàn cúng cho thêm phần trang nghiêm.
Thế rồi anh ta lấy thuốc ra và lấy toa thuốc ông lương y đã cho ông rồi bắt đầu
xướng đọc. “Hai viên buổi sáng! Một muỗng lớn sau khi ăn trưa! Hai viên trước
khi đi ngủ!” Suốt ngày, cứ thế, anh ta ra rả tụng cái đơn thuốc ông lương y cho
vì anh ta trọn vẹn niềm tin nơi người lương y này. Sở dĩ anh ta quá tin vào người
lương y này như vậy vì khi gặp ông, anh hỏi ông sao lại kê đơn thuốc như vậy,
như vậy cho anh. Người lương y với lòng thương và quan tâm, đã tận tình bảo
anh. “Này, anh coi, đây là triệu chứng bệnh của anh, đây là nguyên nhân đưa đến
bệnh. Nếu anh dùng những loại thuốc thảo mộc tự nhiên này theo đơn thuốc tôi
cho đây, thì anh sẽ khỏi bệnh trong vòng hai tuần.” Người đó nghĩ “ông lương y
này giỏi thật, rất chu đáo và tuyệt vời. Tôi chưa từng thấy ai kê đơn thuốc hay
như ông.” Vì quá tin tưởng vào vị lương y nọ, anh ta đi chỗ này chỗ kia, gặp ai
anh ta cũng khen ông lương y tuyệt vời nọ. Mặc dù chính bản thân anh ta không hết
bệnh, nhưng anh ta khuyến khích mọi người dùng theo đơn thuốc ông lương y kia.
Thế nhưng, anh vẫn không bao giờ khỏi bệnh vì anh có để vào miệng viên thuốc
nào đâu. Cách của chúng ta làm không khác anh chàng này chút nào. Rõ ràng là có
niềm tin vào Phật Pháp là điều quan trọng. Thế nhưng chỉ có niềm tin, chúng ta
không thể nào hết bệnh. Bệnh chỉ khỏi khi ta chịu uống thuốc, chịu thực hành lời
Phật dạy một cách tinh cần. Khi ấy, chúng ta mới có thể chữa lành bệnh.
Theo con
đường Đức Phật từng đi
Cho dù là thuốc
hay
Người bệnh
cần phải uống
Thì mới
mong hết bệnh
Chỉ đọc xướng
tên thuốc
Thì chẳng
giúp ích gì
Cũng giống
y như vậy
Nếu một người
học pháp
Không được
lợi lạc gì
Nếu chỉ đọc
Pháp suông
Như thế thì
chưa đủ
Mà cần phải
thực hành
Mới thành
người chân chánh.
(Còn nữa)