Friday, August 29, 2014

Cảm thấy mình may mắn !

Hôm nay, đọc tin này trên CNN, thấy rùng mình...
Cảm thấy mình may mắn khi sống theo lời Phật dạy trên tinh thần từ bi và trí tuệ.
Link bài báo:
 
http://edition.cnn.com/2014/08/28/world/europe/uk-jihadi-fighters-interview/index.html

London (CNN) -- Foreign fighters inside Syria and Iraq have become a massive concern for authorities worldwide. Many are alarmed at the quick rise in the number of Westerners who have joined militant groups trying to establish an Islamic caliphate, with several investigations launched following the gruesome beheading of American journalist James Foley last week.


We have been tracking foreign fighters going into Syria for more than a year. During this time, we came across two young men willing to speak to us through Skype from inside the country, where they are helping battle President Bashar al-Assad's forces. We first spoke to them couple of months ago and have been in touch since.


After much back and forth -- and a lot of convincing -- they agreed to an interview with us from northern Syria, using Skype in what looked like a hidden internet cafe. As expected, the connection was not great and it took several attempts to finally talk to them.


Despite having spoken to the pair before, it was not easy to identify which masked militant was which. As they sat down to begin the interview they were careful to adjust their scarves to cover most of their faces. An AK-47 was positioned deliberately and carefully between them. With unintended humour and in a serious fashion they reintroduced themselves by their jihadi aliases: Abu Bakr and Abu Anwar.

Abu Bakr was open to talking with us and he gradually agreed to bring other fighters along for an on-camera interview, a process made tougher as both Bakr and Anwar change locations every couple of months.


Abu Bakr wouldn't tell us where he is from but Abu Anwar is British. "I'm from the south of England," he explained. "I grew up in a middle-class family. Life was easy back home. I had a life. I had a car. But the thing is: you cannot practice Islam back home.


"We see all around us evil. We see paedophiles. We see homosexuality. We see crime. We see rape. And we can't do anything about it because we are obeying [by] the laws of the kuffar."


Initially, both fighters came to Syria to join the rebel alliance against the regime of Bashar al Assad -- but they now believe that establishing an Islamic caliphate is more important.


When we asked Abu Anwar what message he had for friends back home, it was a call to join the fight.


"Leave the lands of infidelity and leave for the lands of Islam," he said. "We have an Islamic state in Raqqa. Alhamdulillah ["All praise and thanks to God"] now in Iraq. And I ask all my Muslim friends to make hijrah ["holy journey"] to these Islamic states."


In all our conversations, both men proved unfailingly polite. They patiently answered our questions, determined for us to see their point of view: for them, America is an immoral country at war with Muslims.


Our talk was dominated by discussions of what they see as American injustices, from Guantanamo to Abu Ghraib. They also called for the release of Aafia Siddique, a female U.S. trained scientist convicted in 2010 of shooting at U.S. officers while in custody in Afghanistan. Abu Bakr became agitated as he mentioned he has heard word that there are other Muslim female prisoners, held in American custody, who are given the same treatment as men. Both Bakr and Anwar agreed that this was a complete injustice.


In our most recent interview we asked them about the videotaped killing of American journalist James Foley.


"When the video was released we watched it in our base and one of the brothers downloaded it and my initial response was that this was a direct response to the crimes of the US against the Islamic State," said Abu Anwar.

I hope God gives me the chance to do what the brother did with James Foley
Abu Anwar
Abu Bakar added: "We thought the Islamic state has no other choice really. The U.S. has the technology but it doesn't mean they can call any country and bomb anybody they want and not stop on anything. ISIS tried to negotiate for a Muslim prisoner, tried to negotiate with them for ransom but then they are too arrogant you see. We thought it was very justified and we thought what James Foley said himself... that his real killers were actually the U.S."

Their interpretation of Islam is radical and extreme: their sense of justice is medieval and they call the Muslim Council of Britain, the UK's largest Muslim organization, "apostates." We asked them if they would consider carrying out an execution by beheading.


"This is the Islamic way of execution and we will do only that which please Allah," replied Abu Anwar. "It means cutting off the necks of the enemies of Islam then we are more than happy to do it. I would like to meet the Lord Allah and tell him what I did for his religion. I hope God gives me the chance to do what the brother did with James Foley. Whether it's James Foley, or a soldier of America or Bashar Al Assad... my hands are ready to do this blessed act."


But when we asked why they continue to support ISIS -- when even al Qaeda has condemned the group's brutality -- they initially struggled to answer and their commitment wavered.

"It's a tactical difference," explained Abu Bakr. "Basically al Qaeda doesn't say they are very brutal. They have operational differences with them. And they disagree with them. But whatever is Islamically allowed, we do it. It doesn't matter which group it is and what it is called, ISIS or al Qaeda."


We had asked for more details; on the battles they fought, on where they are positioned. But the men were cautious not to give too much away. They have sent us pictures of their basic training in a militant camp: in one photo, Abu Bakr is positioned in a foxhole holding a Kalashnikov.


The only time they seemed to pause in their Islamist rhetoric was when discussing their families. When we first asked Abu Anwar what his mother would say, he was silent, refusing to talk about them.


It's clear that both expect to die in Syria, either in battle or in what they call a "martyrdom mission," a suicide attack against enemy forces. Abu Anwar said that his family has given up hope of trying to bring him back.


"No. They don't ask me to come back any more. Because they did at the beginning but they know now that I am not coming back. So, there is no point in wasting their breath. We pray a lot that Allah give you success and Allah accepts this jihad from you. They understand that I am not coming back and they know that they will not see me again in this life."

Wednesday, August 27, 2014

Nương tựa trong hiện tại

(Hằng Như dịch từ “A Refuge Into Being” của Martine Batchelor)

Vấn đề được đặt ra là, khi hành thiền, có nhất thiết phải chú tâm vào một đề mục đặc biệt nào không?Điều  này không phải nhất thiết như vậy, nhưng làm được như vậy thường xuyên thì rất hữu ích.Khi chúng ta thực hành thiền trên một đề mục đặc biệt nào đó, như hơi thở chẳng hạn, đề mục ấy sẽ giúp chúng ta phát triển sự tập trung, sự tập trung sẽ hỗ trợ chúng ta tăng trưởng sự an tịnh và thông thoáng trong tâm. Nhưng chúng ta phải cẩn thận, không nên tập trung trong phạm vi hạn hẹp chỉ trên đối tượng đó mà thôi, vì như thế sẽ làm cho sự thực tập của mình bị hạn chế đi. Chúng ta nên chú tâm vào đề mục đã chọn là chính, nhưng cần phải mở rộng phạm vi chú ý. Ví dụ, khi chúng ta theo dõi hơi thở, chúng ta cũng cho phép mình ý thức những gì đang xảy ra bên trong và xung quanh mình. Hãy ý thức về những âm thanh, ý tưởng, cảm thọ và tình cảm mà không thiên trọng, không chấp giữ hay phản đối bất kỳ yếu tố nào trong số đó.

Tuesday, August 26, 2014

QUÁ ĐÚNG! (Đọc báo/blog)

"Nói chung là phần lớn của mọi hệ thống của xã hội được thiết lập để tạo quyền lực cho những người lãnh đạo các hệ thống đó, và phần đông là làm cho bạn cảm thấy ngu dốt và yếu kém.

Không hẳn là mọi hệ thống được cố ý tạo nên như thế, nhưng bản tính của mọi hệ thống của con người là như thế. Dù người ta cố tình tạo một hệ thống bình đẳng và tích cực nâng mọi người lên, thì rất sớm mọi hệ thống đều trở thành hệ thống quyền lực, tập trung vào quyền hành và lãnh đạo, và đạp mọi phó thường dân xuống. Con người hầu như không giữ được hệ thống tinh tuyền nào lâu."
(Trích từ "Nhìn vào gia sản của chính mình" của Trần Đình Hoành)

BẠO HÀNH


Khi người lớn sử dụng quyền hành, bạo lực đối với trẻ em và người dưới quyền, dưới cơ mình là một cách hành xử thô bạo và vô nhân đạo.
Ấy thế mà nó vẫn hiện hữu trong xã hội.
 
 "Trong tập ảnh mà người dân chụp lại những lần cháu N. bị ba hành hạ, có một tấm chúng tôi không dám nhìn lâu: cháu N. bị trói bằng một sợi dây xích, quấn từ trên cổ xuống. N. đứng trần trụi, xương sườn gầy guộc trơ ra, đôi mắt không còn chút cảm xúc." (Trích báo Tuổi Trẻ)

Cha, lẽ ra là hình ảnh của núi Thái che chở, nâng đỡ đời con thì lại hành xử như vậy. Thế mà khi ra tòa ly dị, tòa phán quyết cho đứa con trai thường xuyên bị người cha đánh đập dã man này về ở với cha! Để rồi "từ khi về ở với ba, em bị đánh nhiều hơn: “Mỗi lần đi nhậu về ba thường kéo em ra rồi đấm đá, ba bảo “không ai thương mày cả, mẹ mày cũng không thương mày nên mày phải ở với tao”.(Theo báo Tuổi Trẻ)

Chỉ có ở Gia Lai!

Địa ngục trần gian là đây!


Nơi phố núi ấy, khi thú rừng đã lùi sâu vào núi thẳm, thì lại có nhiều sinh vật lại thay thế chúng trong hình dạng “con người” vậy?

Thật đau lòng trước những cách đối xử thiếu tình người với trẻ em như trường hợp nhà sách Vĩ Yên trước đây và của người cha trong mẩu tin này thì quả là “không còn gì để nói”. 

 
Có lẽ những việc thế này chỉ có ở Gia Lai!


Mong rằng đây không phải là những cách hành xử phổ biến trong xã hội chúng ta.


Saturday, August 23, 2014

THƯƠNG YÊU LÀ GÌ?



Hằng Như dịch từ bài “What love is?” của Ayya Khema

Hầu hết chúng ta đều sống với áp lực rằng cần phải tính toán thật kỹ về đời sống của mình. Tuy nhiên, đó là một quan niệm sai lệch. Chúng ta sống với cảm xúc và những gì chúng ta suy nghĩ cũng dựa trên cơ sở của cảm xúc. Do đó, định hướng cho cảm xúc là điều quan trọng hơn rất nhiều.
Đức Phật dạy chúng ta cần nỗ lực thực hành bốn phương diện của tâm là một điển hình về định hướng cảm xúc một cách hướng thượng và tích cực. Bốn phương diện cần nỗ lực là: không để cho những tư tưởng không thiện lành phát sinh, với những tư tưởng không thiện lành đã có mặt, không tiếp tục nuôi dưỡng chúng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tâm niệm thiện lành sinh khởi và nuôi dưỡng, tưới tẩm những tâm niệm thiện lành đã có mặt trong ta.

Tuesday, August 19, 2014

GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM



Trước khi thành người trưởng thành, ai cũng trải qua tuổi thơ ấu thần tiên. Mỗi người chúng ta, mỗi khi có dịp hồi tưởng lại quá khứ, cả một chuỗi mộng nối đuôi nhau chạy dài ùa về trong ký ức với bao kỷ niệm đẹp. Đáng nhớ nhất và đẹp nhất trong những cái đẹp có lẽ là cái thời tuổi thơ tung tăng cắp sách đến trường. Cái tuổi thần tiên, hồn nhiên và thơ ngây ấy để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người. Càng nhớ nhiều về tuổi thơ của chính mình, chúng ta càng nên lưu tâm đến lứa tuổi măng non ấy nhiều hơn. Đấy là những mầm non của thế hệ, là mùa xuân của xã hội, đang nhuận tràn sự sống dâng đời. Hôm nay, với entry này, tôi dành cho các em một khung trời nho nhỏ với vài suy tư nho nhỏ.

Monday, August 4, 2014

Giàu có & hạnh phúc


Từ muôn thuở, con người vẫn luôn nuôi dưỡng khát vọng lớn nhất và chung nhất, đó là khát vọng hạnh phúc. Hạnh phúc là trạng thái tâm lý mãn nguyện, cảm giác đầy đủ và sung sướng khi nhu cầu được thỏa mãn. Đây là một khái niệm thuộc phạm trù ý niệm, gắn liền với nhân sinh quan nên mỗi cá nhân đều có tiêu chí riêng về hạnh phúc. Tuy nhiên, mẫu số chung của hạnh phúc là trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái, hài lòng và yên tâm.