Mùa thi đại học, cao đẳng năm nay vừa khép lại, thế nhưng dư âm của nó vẫn còn. Một kỳ thi vốn có tính quyết định bao nhiêu số phận của một thế hệ trẻ mà có quá nhiều hạt sạn nằm đây đó là một điều đáng để ta suy gẫm mà đau, mà buồn với nền giáo dục và thi cử nước nhà.
HẠT SẠN THỨ NHẤT: Hãy đọc bài của Lê Thành Tâm:
MÔN THI VĂN KHỐI C ĐỀ SAI, ĐÁP ÁN CHỮA CHÁY - CHỜ SỰ GIẢI THÍCH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Lê Thành Tâm
Đề thi tuyển sinh đại học năm 2008, môn thi VĂN - KHỐI C, có câu II (5 điểm) với nội dung nguyên văn như sau:
“Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc, trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
(Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.76)
Trong bài Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên viết:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
(Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.121)
Cảm nhận của anh / chị về hai đoạn thơ trên”.
1. ĐỀ SAI
Trong hai đoạn thơ trên, đoạn trích từ bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng không thể hiểu là “bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc” như đề thi khẳng định để rồi yêu cầu thí sinh “cảm nhận”.
Bởi lẽ:
Bốn câu thơ của đoạn thơ này có nhắc đến tên của 1 con sông và 2 địa phương, nhưng sông thì không chỉ là sông của Tây Bắc và một trong hai địa phương được nhắc tên cũng không phải là địa phương thuộc Tây Bắc. “Sông Mã: con sông chảy qua Sơn La, Hoà Bình và Thanh Hoá” - Chú thích (1), Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.77. “Sài Khao, Mường Lát...: tên các địa phương trong địa bàn hành quân của đoàn Tây Tiến” - thú thích (2), (3), Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.77. (Từ năm 2000 cho đến nay, nội dung các chú thích vừa trích dẫn không thay đổi sau tất cả những lần tái bản sách giáo khoa Văn học 12).
Trong 2 địa danh Sài Khao và Mường Lát được đưa vào 4 câu thơ nêu trên, thì Mường Lát không thuộc địa giới Tây Bắc mà lại thuộc... Thanh Hoá! Trong phần chú thích (trang 178) của “Ngữ Văn 12, Tập một, Sách giáo khoa thí điểm, Ban khoa học xã hội và nhân văn, NXB Giáo dục, 2005” và trong phần chú thích (trang 68) của “Ngữ Văn 12, nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2008” đều chú thích rõ ràng rằng: (1) Sài Khao (còn gọi là Mường Sài): thuộc tỉnh Sơn La. (2) Mường Lát: thuộc tỉnh Thanh Hoá. (Những sách Ngữ Văn này bấy nay được dùng để giảng dạy cho học sinh theo “ban khoa học xã hội và nhân văn”).
Sông Mã nổi danh cùng Thanh Hoá, Mường Lát là một địa phương của Thanh Hoá, bản thân tỉnh Thanh Hoá chưa bao giờ thuộc địa giới Tây Bắc, sao có thể ra đề rằng những câu thơ trên của Quang Dũng “bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc” được? Như vậy, 4 câu thơ của nhà thơ Quang Dũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy làm đề thi nêu trên chỉ bộc lộ nỗi nhớ con sông và các địa phương trong địa bàn hành quân của đoàn Tây Tiến, và không nhớ riêng gì Tây Bắc. Nhà thơ Quang Dũng, như chúng tôi được biết, cũng chưa bao giờ coi câu thơ nào trong Tây Tiến hoặc cả bài thơ Tây Tiến của mình là thơ “nhớ về Tây Bắc”. Ngay trong phần Tiểu dẫn của bài Tây Tiến (Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.75) cũng viết rất rõ: “Nhà thơ nhớ đơn vị cũ nên viết bài thơ này (lúc đầu bài thơ có tên là Nhớ Tây Tiến)”.
2. ĐÁP ÁN CHỮA CHÁY ?
Nội dung đáp án - thang điểm (chính thức, môn Văn, khối C, kỳ thi đại học, của Bộ giáo dục và Đào tạo) cho phần “cảm nhận” “đoạn thơ trong bài Tây Tiến” này có đoạn: “ - Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây (chúng tôi in đậm để nhấn mạnh) và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng; con người Tây Tiến gian khổ mà hào hoa”. Vậy là: đề thì hỏi “Tây Bắc”, đáp án lại chấm điểm cho “miền Tây”!
2. ĐÁP ÁN CHỮA CHÁY ?
Nội dung đáp án - thang điểm (chính thức, môn Văn, khối C, kỳ thi đại học, của Bộ giáo dục và Đào tạo) cho phần “cảm nhận” “đoạn thơ trong bài Tây Tiến” này có đoạn: “ - Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây (chúng tôi in đậm để nhấn mạnh) và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng; con người Tây Tiến gian khổ mà hào hoa”. Vậy là: đề thì hỏi “Tây Bắc”, đáp án lại chấm điểm cho “miền Tây”!
Từ “Tây Bắc” trong đề thi biến thành “miền Tây” trong đáp án - thang điểm, phải chăng là đã có sự phù phép, chữa cháy? “Tây Bắc” và “miền Tây” lệch nhau đến... 45 độ! Sai một li, đi một dặm. Sai đến 45 “li” thì “đi” mất bao nhiêu dặm? Thí sinh, chắc nhiều em mất đứt cả 5 điểm trong bài thi 10 điểm vì đề và vì đáp án của Bộ kỳ này.
3. CHỜ SỰ GIẢI THÍCH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Bộ không tường địa lý, Bộ không hiểu thơ, không hiểu Quang Dũng, không hiểu Tây Tiến nên mới ra đề thi sai và làm đáp án chữa cháy như vậy?
Thí sinh đi thi, nếu không hiểu hoặc hiểu sai đề và làm bài lạc đề thì bị mất điểm. Chỉ vì mất 5 điểm, mất 1 điểm, có khi chỉ mất 0,25 điểm và ít hơn thế nữa mà có những thí sinh bị đánh trượt, bị tước mất cơ hội để có thể trở thành giáo sư, tiến sĩ (ngữ văn chẳng hạn) và đành ngậm ngùi với thân phận cuốc mướn cày thuê trong hàng ngũ của những là “dân trí thấp”. Thương thay: thi cử học trò không mọc tóc/ thầy cô khảo thí dữ oai hùm!
Đề thi đại học môn Văn khối C năm nay vậy là sai, là lạc. Đề lạc đến như thế, mà PGS.TS Trần Hữu Tá – Phó chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học TP.HCM lại điềm nhiên khen ngợi: “ Đề Văn khối C – chất lượng đề cao hơn mọi năm… Độ khó của đề cũng như sự đổi mới đáng trân trọng của việc ra đề năm ở 2 câu sau. Câu 2 mức điểm cao nhất(5). Không như kiểu đề cũ kỹ, nhàm chán của mọi năm… Tôi chờ để được đọc những bài viết xuất sắc…” (Thanhnien Online, 09/07/2008).
Như ông Trần Hữu Tá đang chờ; thí sinh, phụ huynh thí sinh và cả xã hội cũng chờ, nhưng là chờ sự giải thích cụ thể, rõ ràng, nghiêm túc và chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo về trường hợp đề thi và đáp án môn Văn khối C năm 2008 này.
Nguồn: http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=4883
HẠT SẠN THỨ HAI: Lại một câu trắc nghiệm trong đề thi Hóa, khối B bị sai. Bộ giáo dục nói chuyện sao nghe đơn giản quá hà. Khi có sự tranh cãi về câu đề này, ông ‘Cục trưởng’ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng trả lời là do ‘sơ suất đáng tiếc’, thay vì ghi X thì đề ghi là Y. Trời đất ạ, các ông ngồi trên cao thì cho rằng lộn giữa X và Y không hề gì, giải pháp chữa cháy là không tính điểm câu đó. Thay vì 100 điểm cho 50 câu, bây giờ 100 điểm chia cho 49 câu. Các vị ngồi ngất ngưỡng ở trên ‘Bộ’ đó làm như thể người ta đi bán rau cải không bằng, có bó rau hư thì …trừ không tính tiền ! 100 điểm cho 49 câu, mỗi câu được 2,04 điểm à? May mà chấm trắc nghiệm là chấm máy, cộng điểm bằng máy, chứ không thì mấy thầy cô cũng…điên cái đầu mất thôi!
Các vị chỉ có thể nói ‘nhầm lẫn đáng tiếc’ chứ tôi không chắc quý vị có thấu hiểu tâm lý của các em thế nào trước sự việc này. Liệu bao nhiêu người biết rằng trong phòng thi, thí sinh phải vò đầu bứt tóc, vắt óc động não, mất thời gian cho cái ‘nhầm lẫn’ mà quý vị coi là nhẹ tênh, ‘thay vì ghi X thì lại ghi Y’ ấy hay không? Đây chỉ là câu thứ 18 trong 50 câu của đề thi, có ai biết được khi ‘bí’ câu này rồi, tâm lý các em thế nào để giải quyết tiếp 32 câu trắc nghiệm còn lại? Liệu điều này có tác động đến sựự thể hiện khả năng của các em qua sự chọn lọc khắt khe của kỳ thi có tính quyết định hướng đi trong tương lai của đời mình này hay không?
HẠT SẠN THỨ HAI: Lại một câu trắc nghiệm trong đề thi Hóa, khối B bị sai. Bộ giáo dục nói chuyện sao nghe đơn giản quá hà. Khi có sự tranh cãi về câu đề này, ông ‘Cục trưởng’ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng trả lời là do ‘sơ suất đáng tiếc’, thay vì ghi X thì đề ghi là Y. Trời đất ạ, các ông ngồi trên cao thì cho rằng lộn giữa X và Y không hề gì, giải pháp chữa cháy là không tính điểm câu đó. Thay vì 100 điểm cho 50 câu, bây giờ 100 điểm chia cho 49 câu. Các vị ngồi ngất ngưỡng ở trên ‘Bộ’ đó làm như thể người ta đi bán rau cải không bằng, có bó rau hư thì …trừ không tính tiền ! 100 điểm cho 49 câu, mỗi câu được 2,04 điểm à? May mà chấm trắc nghiệm là chấm máy, cộng điểm bằng máy, chứ không thì mấy thầy cô cũng…điên cái đầu mất thôi!
Các vị chỉ có thể nói ‘nhầm lẫn đáng tiếc’ chứ tôi không chắc quý vị có thấu hiểu tâm lý của các em thế nào trước sự việc này. Liệu bao nhiêu người biết rằng trong phòng thi, thí sinh phải vò đầu bứt tóc, vắt óc động não, mất thời gian cho cái ‘nhầm lẫn’ mà quý vị coi là nhẹ tênh, ‘thay vì ghi X thì lại ghi Y’ ấy hay không? Đây chỉ là câu thứ 18 trong 50 câu của đề thi, có ai biết được khi ‘bí’ câu này rồi, tâm lý các em thế nào để giải quyết tiếp 32 câu trắc nghiệm còn lại? Liệu điều này có tác động đến sựự thể hiện khả năng của các em qua sự chọn lọc khắt khe của kỳ thi có tính quyết định hướng đi trong tương lai của đời mình này hay không?
Câu đề thi sai ở đây:
Tuyển sinh ĐH 2008: Điều chỉnh đáp án môn Hóa khối B
23:36:00, 16/07/2008
Ngày 16.7, ông Nguyễn An Ninh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), Trưởng ban đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay, đã chính thức có văn bản trả lời những tranh cãi về đáp án các môn thi trong kỳ thi vừa qua. Theo đó, chỉ có đáp án môn Hóa khối B được điều chỉnh do đề thi sai.
Cụ thể như sau:
Câu 18 mã đề 195: Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là:
A. C3H8O.
B. C2H6O.
C. CH4O.
D. C4H8O.
Theo phản ứng thì phải tìm công thức phân tử của X mới đúng; vì nếu là Y thì đáp án của Bộ là sai. Ông Nguyễn An Ninh cho biết: Đây là một sơ suất đáng tiếc của tổ bộ môn trong khi biên tập câu trắc nghiệm (đúng ra là phải ghi X thì lại ghi là Y). Bộ đã có điều chỉnh đáp án và hướng dẫn chấm kịp thời trước khi gửi các file chấm cho các đơn vị. Theo đó: không cho điểm đối với câu này, chia đều tổng số điểm của toàn bài thi cho các câu còn lại. Như vậy, đề thi này có 50 câu nhưng điểm của bài thi sẽ được tính 100 điểm chia đều cho 49 câu.
Vũ Thơ
Vũ Thơ
Nguồn: http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2008/7/17/250927.tno
HẠT SẠN THỨ BA: có 322 thí sinh thi vào trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai thi nhầm đề môn văn. Trong khi hàng ngàn thí sinh khác thi đề thi cao đẳng, 322 thí sinh này được thi lại đề khối C đã thi xong vào ngày 9.7.2008 trong kỳ thi đại học trước đó mà rất có thể nhiều em trong số này đã tham gia kỳ thi này và đã làm đề này rồi. Nếu tôi là thí sinh gặp lại đề này lần thứ hai, tôi không biết là phải làm gì trong phòng thi suốt 180 phút. Làm bài ư? lẽ nào đề cho thi rồi, lại thi nữa? Không làm bài ư? Không có điểm thì làm sao lọt vào bên trong cánh cửa của trường mình chọn thi này? Cả hai lựa nhọn đều vô lý! Có lẽ tôi sẽ sử dụng 180 phút làm bài này viết một bức tâm thư gởi đến Ngài Bộ trưởng bộ giáo dục Nguyễn Thiện Nhân quá!
Chuyện thi cử mà nghe như thể…tiếu lâm làm tôi liên tưởng đến câu chuyện của một công ty nọ. Khách hàng đến mua hạt cải trắng, do sơ suất, công ty bán hạt cải xanh. Khi hạt thành cây, mới vỡ lẽ là bị lộn. Ừ, cũng là cải, ấy thế mà phải đền hợp đồng đó các bạn ạ. Trong trường hợp lộn đề này, những người có trách nhiệm không hề ghi nhận sự tổn thất đối với thí sinh và ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý của các em thế nào. Trách qua trách lại, ĐHQG TP.HCM thì đổ lỗi cho trung tâm in sao đề thi. Còn trung tâm một mặt nhận lỗi, một mặt lại đổ tiếp cho trường cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai rằng:
“Tuy nhiên, về nguyên nhân, tiến sĩ Nghĩa cung cấp thêm nhiều thông tin quan trọng. Theo tiến sĩ Nghĩa, cho đến tận ngày 10-7 ĐHQG TP.HCM vẫn chưa nhận được bất kỳ một phản hồi về thông tin in sao đề thi của Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai. Trước đó, đây cũng là trường duy nhất trong 49 trường ĐH, CĐ được ĐHQG TP.HCM in sao đề thi không tham dự cuộc họp về in sao đề thi tuyển sinh do ĐHQG TP.HCM tổ chức.” (trích từ ‘tuổi trẻ online http://www3.tuoitre.com.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=269086&ChannelID=142 ).
Hãy nghe ý kiến từ vài người trong cuộc:
Hãy nghe ý kiến từ vài người trong cuộc:
Sự cố này đã gây bức xúc cho TS lẫn phụ huynh, nhất là những TS ở xa. Tiếp xúc với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Quang (quê Nam Định) than thở: "Cha con tôi vất vả từ Nam Định vào đây, không có người quen. Dự định sáng nay thi xong môn cuối cùng rồi về, nay phải ở lại thêm một ngày nữa, lỡ hết cả tàu xe". Em Đinh Minh Trí (quê Bình Định, phòng thi số 27) bức xúc: "Buổi sáng em làm bài thi khá tốt, nhưng đến buổi chiều khi nghe thông báo thì em mất hết cả tinh thần". Trí cho biết cùng trọ chung ký túc xá đã có một số TS quê Nghệ An bỏ về quê vì chán nản, một số bạn khác cho biết phải về vì hết tiền ăn... (trích từ ‘tuổi trẻ online http://www3.tuoitre.com.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=269086&ChannelID=142 ).
Có vị nào ở Bộ Giáo dục, ở cục khảo thí, ĐHQG TP.HCM hay các vị có trách nhiệm khác hiểu được hết ảnh hưởng của việc làm này đối với thí sinh, phụ huynh và xã hội không???
Có vị nào ở Bộ Giáo dục, ở cục khảo thí, ĐHQG TP.HCM hay các vị có trách nhiệm khác hiểu được hết ảnh hưởng của việc làm này đối với thí sinh, phụ huynh và xã hội không???
Cụ thể thông tin về việc nhầm đề thi 'lịch sử' này ở đây:
2 đề Văn trong một hội đồng thi
Sáng 15.7, sau khi kết thúc buổi thi môn Văn, các TS tại trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai mới phát hiện có 2 đề thi khác nhau tại các phòng thi. Sự cố hy hữu này được hội đồng thi nhà trường kiểm tra ngay lập tức. Ông Phạm Mai Đào - Trưởng phòng đào tạo, cho biết: "Theo quy định, 3 giờ 30 phút sáng 15.7, chúng tôi đến Trung tâm in sao đề thi tại ĐH Quốc gia TP.HCM để lấy 36 túi đựng đề thi giống nhau ghi rõ tên trường. Đến giờ thi, cán bộ coi thi phát đề. Mọi việc diễn ra suôn sẻ, đến khi hết giờ thi, các TS bàn luận về bài làm thì phát hiện có đến 2 đề thi khác nhau. Một đề ghi "Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008. Môn Văn. Khối C. Thời gian 180 phút", đề kia ghi "Đề tuyển sinh cao đẳng năm 2008. Môn Văn. Khối C. Thời gian 180 phút".
Khi phát hiện, nhà trường lập tức điện thoại và fax 2 mẫu đề thi cho Ban chỉ đạo thi Bộ GD-ĐT để xin ý kiến và kiểm tra sự việc. Bề ngoài 36 túi đựng đề thi hoàn toàn giống nhau, nhưng trong đó 16 túi đựng đề thi ĐH khối C môn Văn (đã thi xong ngày 9.7.2008), 20 túi còn lại chứa đề thi CĐ khối C, môn Văn.
Chiều cùng ngày, Bộ GD-ĐT có gửi văn bản hướng dẫn do Thứ trưởng thường trực Bành Tiến Long - Trưởng ban chỉ đạo thi ĐH-CĐ năm 2008 ký. Theo đó, nhà trường phải tổ chức thi lại môn Văn vào sáng ngày 17.7 cho 322 TS đã làm bài thi nhầm đề của bậc ĐH. Ngay sau đó, trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã gửi thông báo đến tận tay 322 TS về việc tổ chức thi lại môn Văn vào sáng 17.7.
Ông Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, đơn vị in sao đề thi cho trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai - thừa nhận sai sót trong việc các nhân viên đã gom nhầm đề thi ĐH cho vào túi đề thi CĐ. ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ chịu toàn bộ chi phí in sao, vận chuyển đề thi và chi phí tổ chức thi lại cho 16 phòng thi.
Cần lưu ý là trước khi diễn ra kỳ thi, khi đi kiểm tra công tác chuẩn bị thi, Thứ trưởng Trần Văn Nhung đã khuyến cáo Trung tâm in sao đề của ĐH Quốc gia TP.HCM về tình trạng in nhiều đề thi cho nhiều trường khác nhau sẽ dễ bị nhầm lẫn. Sự việc đã diễn ra đúng như lời cảnh báo!
Nguồn: http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2008/7/17/250955.tno
HẠT SẠN THỨ TƯ: 6 thí sinh cao đẳng Viễn Đông nhận giấy báo ghi nhầm ngày thi! Để biện hộ cho sai sót này, ông hiệu trưởng trường nói rằng có gọi hàng ngàn cuộc điện thoại đến các thí sinh này để thông báo lại, nhưng có lẽ do các em đi vắng nên không nhận được thông báo đính chính. Có ai tin được lời ông hiệu trưởng không? chỉ có nhà hoang không người ở mới có chuyện gọi hàng ngàn cuộc điện thoại mà không có người nhận.
HẠT SẠN THỨ TƯ: 6 thí sinh cao đẳng Viễn Đông nhận giấy báo ghi nhầm ngày thi! Để biện hộ cho sai sót này, ông hiệu trưởng trường nói rằng có gọi hàng ngàn cuộc điện thoại đến các thí sinh này để thông báo lại, nhưng có lẽ do các em đi vắng nên không nhận được thông báo đính chính. Có ai tin được lời ông hiệu trưởng không? chỉ có nhà hoang không người ở mới có chuyện gọi hàng ngàn cuộc điện thoại mà không có người nhận.
Nội dung cụ thể ở đây:
Trường CĐ Viễn Đông báo nhầm ngày thi!
15/07/2008 TS làm thủ tục vào phòng thi. Sáng 15.7, có 4 TS thi vào trường CĐ Viễn Đông (TP.HCM) đã không thể dự thi vì giấy báo dự thi ghi sai ngày. Theo đó, giấy báo ghi TS sẽ đến làm thủ tục dự thi vào lúc 8 giờ ngày 15.7 chứ không phải là 8 giờ ngày 14.7.
Một phụ huynh cho biết trường có gửi về 2 giấy báo thì giấy thứ 2 mới ghi là ngày 14.7 đến làm thủ tục. Tuy nhiên do vài TS không nhận được giấy báo thứ 2, nên sáng 15.7 lục tục đến làm thủ tục thì mới té ngửa là đang diễn ra môn thi thứ nhất. Trong số đó có 2 TS được giải quyết vào thi do còn kịp giờ, 4 TS còn lại quá trễ nên phải ra về.
Ông Phùng Rân, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường CĐ Viễn Đông cho biết: "Đúng là chúng tôi có gửi giấy báo thi nhầm ngày, nhưng chúng tôi đã gọi về các sở để đính chính và gửi thư tới từng TS, thậm chí gọi hàng ngàn cú điện thoại đến TS để thông báo lại. Nhưng có thể do các em đi vắng nên không nhận được. Những trường hợp sáng nay đến vào thời điểm 8 giờ, vì chưa muộn quá 15 phút so với giờ thi nên chúng tôi giải quyết cho các em vào thi. Còn em nào đến sau 8 giờ thì đành chấp nhận không được thi. Tuy nhiên chúng tôi sẽ tạo điều kiện để các em vẫn có thể vào học tại trường. Em nào có đi thi ĐH chỉ cần đạt điểm sàn cao đẳng chúng tôi sẽ ưu tiên xét tuyển. Còn với em nào không thi ĐH thì có thể xét tuyển vào hệ trung cấp của trường rồi chúng tôi sẽ tạo điều kiện để các em học liên thông lên cao đẳng".
Trong buổi họp sơ kết tình hình ngày thi đầu tiên tại khu vực TP.HCM, ông Trần Hường - Phó giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT có thông báo sự cố này tới các cơ quan báo chí. Ông nhận định: "Hiện tại chúng tôi chưa có kết luận ngay, nhưng chắc chắn Bộ sẽ xử lý nghiêm túc trường hợp này và đưa ra cách giải quyết hợp lý để TS không phải chịu thiệt thòi vì bỏ lỡ kỳ thi".
Mỹ Quyên
Nguồn: http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2008/7/16/250750.tno
Đến nước này thì tôi không còn muốn viết thêm gì cả. Còn bao nhiêu hạt sạn đen nữa, nhưng tôi không thể trình bày hết trong phạm vi một entry. Gần đây, tôi thấy người ta đưa vào sách 'Kỷ lục' nhiều sự kiện có tính 'nhất' trong lãnh vực nào đó. Thiết tưởng những sự kiện này cũng nên được công nhận và đưa vào sách 'Kỷ lục'.
Thật quá buồn cho nền giáo dục và thi cử nước nhà. Quý vị đã đối xử quá thô bạo đối với thế hệ tuổi trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Đau đớn thay!