Thursday, July 24, 2008
Wednesday, July 23, 2008
NGHỊ LỰC VÀ Ý CHÍ LÀ CHÌA KHÓA CỦA THÀNH CÔNG
Mình sinh vào tháng 10/1979, cái tháng mà Đà Nẵng bắt đầu mưa gió. Đà Nẵng bây giờ khác xưa nhiều lắm, mất đi vẻ cô tịch, mất đi cái lãng mạn, mất đi hàng cây bồ đề và những con đường nho nhỏ, những dốc cầu vồng. Mỗi độ thu về, lá rơi xào xạc và những trận mưa ngút trời, cái se lạnh của mùa đông, cái nóng của mùa hè… Những kỷ niệm đó mình thoáng gặp lại ở Trà Vinh, nhưng không sao so được con đường Quang Trung, Đống Đa kỷ niệm.
Chỉ có một chữ mãi đến năm lớp 3 mình mới cảm nhận được. Nghèo. Cái nghèo không thể cướp đoạt của mình tuổi thơ, mình vẫn trốn học đi chơi, bắn bi, năm mười, đánh lộn và tắm biển. Cái nghèo không thể chạm vào mình cho tới khi mình biết nhà mình nghèo.
Năm mẫu giáo ở trường Hồng Nhung, mình trốn học đi chơi. Nói đi chơi chứ thực ra là mình đi vòng vòng quang chợ Tam Giác, rồi lạc vào trường Nguyễn Trãi, gặp cô giáo dạy lớp một hỏi có muốn vào học không, mình ù té chạy. Sau đó, cả trường đi tìm, gia đình đi tìm, hậu quả là mình chịu một trận đòn và bị xích chân cả tuần.
Lên lớp 1, mình bắt đầu đi học, cái thời viết bằng bút lá tre. Mình rất thèm có được một cây bút kim tinh. Điều đó dẫn tới nhiều kỷ niệm buồn trong tuổi thơ. Mình ăn cắp, ăn cắp một lần, mang tiếng cả một đời. Cuối năm, mình mất đi danh hiệu học sinh tiên tiến. Cái danh hiệu tiên tiến đầu tiên cũng như là cuối cùng trong đời học sinh của mình.
Thế là mình học dốt dần, dốt đến nỗi không ai thèm để ý, không ai thèm la. Ba mẹ thì bận lo toan với cuộc sống mưu sinh, đâu có thời gian chăm sóc. Mà ba mẹ có biết gì đâu mà dạy, ba mẹ cũng thất học như ai.
Lên lớp 3, mình chuyển trường, không bạn bè, ngồi thu lu. Quen được với một người bạn là chí cốt cho tới bây giờ, có lẽ chỉ đối với mình thôi. Thế là mình có người để chơi, có người để nói chuyện. Mình học khá lên. Có bạn bè là một sự may mắn, may mắn hơn nếu đó là người bạn tâm giao, có thể giúp mình trong lúc nguy nan mà không hề thắc mắc là tại sao tao phải làm vậy. Kết quả là mình thi tốt nghiệp lớp 5 với kết quả khá. A lê hấp, vào lớp 6, mình được xếp vào nhóm 12 học trò được bồi dưỡng thêm Toán.
Nhưng đó cũng chính là cái năm bi thảm của mình. Hình Học, cái môn làm mình đi từ học sinh học giỏi Toán xuống vũng bùn học dốt. Mình hoàn toàn không hiểu giao điểm, tam giác, đoạn thẳng, góc đối đỉnh là gì. Chán học, không ai giải thích, vậy là mình bỏ luôn. Hậu quả không chỉ dốt Toán, mình dốt lần qua Lý, Kỹ thuật... Cuối lớp 6, mình đội sổ.
Hậu quả thê thảm xảy ra, năm lớp 8 mình dốt toàn diện, từ Anh Văn, Toán, Lý, Hóa... tất tần tật. Trung bình mỗi môn chỉ 3 đến 5 phẩy. Nói gì nữa, học vậy không lưu ban mới là chuyện lạ.
Về nhà, nói với ba mẹ là con nghỉ học. Ba thì lặng thinh, mày muốn làm gì thi làm, hai bà chị của mày cũng đã nghỉ học rồi, mày nghĩ nữa thì càng tốt, mình nghĩ vậy. Chỉ riêng mẹ khăng khăng bắt mình đi học lại. Mẹ nhất định không chịu cho mình nghỉ học, các bà chị cũng muốn mình đi học lại. Một người phụ nữ ít học thích con mình đi học cho có chữ với người ta. Đó là một buổi chiều định mệnh, hoàn toàn thay đổi cuộc đời mình. Mình lại tiếp tục đi học.
Trong lớp học, với những người xa lạ xem ra lại tốt hơn những người trong lớp cũ. Mình vẫn học dốt, bất cần, trốn học đi chơi. Mọi sự càng tệ hơn khi mình phát hiện ra mình bị cận, nhìn chữ không ra chữ, hầu như các bài kiểm tra đều zero hoặc 1, 2. Thế là được chuyển lên đầu bàn, ngồi chung với đám học khá. Điều đầu tiên mình học được, đó là sự xem thường. Mọi người, nhất là mấy cô bé nhất định không chịu ngồi chung, không chịu cho chép bài. Dốt vẫn là dốt.
Dầu sao như mình đã nói, đi chơi là chủ yếu. Chế pháo, bắn bi đánh lộn và tắm biển mình đều rất thạo. Giữa năm lớp 9, mọi người lục đục thi vào trung học, mình thấy có sự khác lạ. Bạn bè cũ bắt đầu mặc áo dài đi học qua trước cửa nhà khiến mình cảm thấy xấu hổ. Trong lớp mới, mọi người bạn tán xôn xao về thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp. Mình tự dưng suy nghĩ, đâu là mục đích của mình?
Trong lớp có một cô bé ít nói, học rất giỏi, hầu như cả Đà Nẵng chưa có ai bằng tuổi đó mà có bằng A tin học. Sau này mình mới biết bố bạn đó làm bên viễn thông tin học. Vậy là mình bắt đầu về nhà đem hết sách vở học ra, ngồi đọc lại, đọc không hiểu thì đi hỏi bạn bè, hỏi xong đọc tiếp. Ròng rã mấy tháng trời, mình cũng nắm lại được Đại số, Hình học, Vật lý, Hóa học, riêng ngoại ngữ thì ngu vẫn cứ ngu. Chính cái sự khởi đầu tự lực đó kéo dài gần 15 năm, cho tới bây giờ.
Đọc chán chê các sách đó, mình mới phát hiện ra anh ở cạnh nhà có nhiều sách Toán, Hóa, Lý. Mình mượn về đọc tuốt, đoạn nào không hiểu thì hỏi, hỏi mà không ai biết thì lại đọc tiếp. Kết quả thật là không ngờ, đề thi tốt nghiệp phổ thông mình làm cái rẹt, không tới một tiếng đồng hồ. Tổng bốn môn mình được gần 36 điểm, nghĩa là trung bình mỗi môn 9 điểm.
Bạn bè trong lớp cứ ngẩn tò te, rồi mất một thời gian ngắn họ mới chịu thừa nhận năng lực của mình và rủ học chung. Cái thói đời kỳ lạ là mình lại quay sang giảng giải những bài toán khó cho mấy đứa giỏi hơn mình hồi trước. Mình giải xong cả tiếng đồng hồ, ra ngoài vườn ngồi chơi, quay lại thấy nó vẫn giải chưa ra.
Bí quyết của mình chính là ở chỗ, đọc nhiều sách Toán của giáo viên miền Nam, miền Bắc, mà sau này mình mới biết đó là sách dành cho giáo viên luyện học sinh giỏi Toán. Nhờ đó, mình hiểu được và giải được bài tập tương tự.
Kết quả càng rực rỡ hơn khi minh thi đậu vào trường chuyên Lê Quý Đôn, được chọn vào lớp chuyên Hóa, đi thi học sinh giỏi, được nhận phần thưởng. Không những thế, mình còn được đi thi học sinh giỏi quốc gia Hóa, thi học sinh giỏi Olympic miền Nam và được tham dự kỳ thi Hóa Hoàng Gia Australia. Có nằm mơ cách đây 3 năm về trước mình cũng không hình dung được.
Trong thời gian được tôi luyện tại trường tốt bậc nhất ở Miền Trung hồi đó, có lẽ cũng tốt nhất bây giờ, mình càng phát huy cái tính tự học, mình lên thư viện tổng hợp đọc cả sách đại học. Ngày nào cũng vậy, cuộc sống trôi đi thoải mái. Mình hấp thu từ từ những kiến thức mà sau này ngay cả năm thứ 4 đại học, mình nhìn lại và thấy rằng mấy cái này mình đã biết và mình đã hiểu cách đây gần 5 năm.
Bởi vậy, vào đại học đối với mình là quá ư dễ dàng. Liên tiếp lãnh học bổng, đủ loại, hầu như không chép bài, không phải ngồi học ngày đêm, thay vào đó mình đi dạy thêm, đi chơi với bạn bè, đi uống cafe. Nhờ đó mà mình biết nhiều hơn về cuộc sống. Bốn năm học cũng là bốn năm tự lực, học bổng dùng để đóng học phí, dư thì ăn chơi. Tiền dạy thêm thì trả tiền nhà, ăn uống…
Đầu vào cũng thủ khoa, đầu ra mình cũng thủ khoa. Có một điều đáng tiếc là mình không tận dụng thời gian đó để học Anh văn. Vậy nên, khi làm giảng viên, nó lại “ăn cắp” của mình thêm 5 năm nữa để hoàn thiện khả năng Anh ngữ.
Mình đã đi du học bằng học bổng do mình tự kiếm được, lấy được bằng sức lực và vốn ngoại ngữ của mình. Châu Âu, và bây giờ là châu Mỹ, mình đều đã đặt chân lên. Đi ra ngoài mới biết mình mới thấy quê hương mình còn nghèo, đời sống người dân ở bưng biền vẫn còn rất lam lũ.
Mình muốn tâm sự với mọi người rằng, chúng ta phải có lý tưởng sống, phải biết mở rộng vòng tay nhân ái, bao dung với mọi người. Trong khi đó, chúng ta phải cố gắng xây dựng một xã hội có trật tự bằng cách đào tạo ra những con người sống có lý tưởng xã hội. Giáo dục cho mọi người nhìn thấy được các sự thật đang và sẽ xảy ra xung quanh mình. Không che giấu, không bóp méo hình ảnh của xã hội và đất nước. Bằng cách đó, mình tin rằng thanh niên Việt Nam sẽ nỗ lực phấn đấu cho cái họ gọi là lý tưởng.
Vài dòng trước khi tham dự cuộc thi "Tôi có thể". Mình không muốn nói tên thật cho mọi người biết, đơn giản là mình chỉ muốn làm một người bình thường. Lý do viết bài này là để kể về mình và để cho các bạn khác đang có chung những tâm sự được chia sẻ và để cho gió cuốn đi. Hơn nữa, mình không muốn giành bất cứ giải thưởng nào của chương trình và mình đã quá tuổi tham dự.
Nguyên
Monday, July 21, 2008
Phụ cấp của thất bại và sự quan trọng của trí tưởng tượng
PHỤ CẤP CỦA THẤT BẠI VÀ SỰ QUAN TRỌNG CỦA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG
Khoảng một thập niên gần đây tác giả người Anh J. K. Rowling đã chinh phục con tim và óc tưởng tượng của nhiều thanh thiếu niên trên thế giới, chưa kể một số lớn độc giả có tuổi, với bộ truyện giả tưởng Harry Potter. Hiện tượng Harry Potter ra đời vào đầu thế kỷ 21 và danh tiếng nổi như cồn sau đó không phải không có duyên cớ. Cũng vậy, vào thế kỷ trước, người đồng hương của tác giả Rowling, ông J. R. R. Tolkien (1892-1973) với truyện The Lord of the Rings, viết vào thời Thế chiến thứ II, gửi gắm sự âu lo, thấp thỏm cùng nỗi bất an của cuộc sống ngoài đời vào câu truyện hư cấu, nơi mà điều thiện ác được sắp đặt theo ý muốn của tác giả. Có lẽ người viết truyện thần thoại muốn mang ý nghĩa của sự hướng thiện, thiện tâm thắng gian tà, quả báo luân hồi như một luật lệ tự nhiên của tạo hóa, làm điều răn cho thế thái nhân tình. Điều này cũng không khác hàm ý và ngụ ngôn trong dã sử và huyền sử của một quốc gia là mấy, khi người đời xưa, bất lực trước thiên tai hay dữ kiện khó hiểu do văn minh và kiến thức yếu kém của mình phải pha trộn hư thực hoặc mượn những điều huyền bí để giải thích những sự kiện lịch sử.
Nguyễn Khoa Thái Anh
"Thưa hiệu trưởng Faust, thưa các thành viên Hội đồng Harvard và Ban Quản trị, các nhà giáo, các phụ huynh hãnh diện và nhất là các sinh viên tốt nghiệp,
Trước tiên tôi xin chuyển đến quý vị lời cảm ơn. Không những Harvard đã cho tôi một vinh dự lớn lao, mà những tuần lễ đầy lo sợ và nôn nao tôi phải bỏ ra suy tư về chuyện đọc diễn văn đã làm tôi sụt ký. Một thắng lợi cho cả đôi bên! Bây giờ tôi chỉ cần hít một hơi thật dài, nheo mắt nhìn những băng-rôn đỏ và cố nghĩ rằng mình đang ở một hội nghị Harry Potter gồm các thành viên có học thức nhất thế giới.
Đọc diễn văn chào mừng ngày tốt nghiệp là một trọng trách lớn lao; ít ra tôi nghĩ như vậy cho đến khi tôi liên tưởng đến chính ngày lễ ra trường của mình. Người đọc diễn văn hôm ấy là nhà triết gia Anh quốc nổi tiếng, bà nam tước Mary Warnock. Hồi tưởng về bài diễn văn đó đã giúp tôi rất nhiều trong việc viết bài nói chuyện hôm nay, vì nghĩ cho cùng, tôi không còn nhớ một lời nào bà ấy nói. Phát hiện này đã giải phóng tôi, giúp tôi mạnh dạn xúc tiến mà không sợ mình lỡ dại xúi bẩy các bạn bỏ rơi một sự nghiệp đầy hứa hẹn trong Luật Thương mại hay Chính trị để theo đuổi giấc mơ trở thành một thầy phù thủy vô tư.
Các bạn thấy chưa? Nếu trong nhiều năm tới đây, các bạn chỉ nhớ đến chuyện tếu về người phù thủy vô tư, các bạn vẫn nhớ đến tôi nhiều hơn bà nam tước Mary Warnock. Mục tiêu mà ta có thể đạt được là bước đầu tiên trong quá trình hoàn thiện cho bản thân.
Thật ra, tôi đã nghĩ nát óc xem mình phải nói gì với các bạn hôm nay. Tôi đã tự hỏi là vào cái tuổi ra trường thuở đó mình đã ao ước muốn biết những gì, và trong 21 năm kể từ ngày đó đến nay tôi đã thu thập được những bài học quan trọng nào.
Tôi tìm ra hai câu trả lời. Trong một ngày tuyệt vời như ngày hôm nay, khi chúng ta tụ tập nơi đây để mừng thành quả học tập của các bạn, tôi đã quyết định nói chuyện với các bạn về lợi ích của sự thất bại. Và vì các bạn đang đứng trước ngưỡng cửa của cái mà người ta hay gọi là cuộc sống thực tế, tôi cũng muốn ca ngợi sự quan trọng của trí tưởng tượng.
Điều này mới nghe ra thì thấy có vẻ là một chọn lựa quái dị và nghịch lý, nhưng xin các bạn kiên nhẫn với tôi một chút.
Hình dung lại tuổi 21 lúc mới ra trường là một việc không được dễ chịu lắm đối với một người đàn bà đã đến tuổi 42 như tôi hôm nay. Nửa cuộc đời trước đây, tôi đang cố tìm sự thăng bằng giữa tham vọng của mình và những gì người thân trong gia đình muốn tôi phải đạt được.
Lúc đó tôi tin chắc rằng điều duy nhất mình muốn theo đuổi là viết tiểu thuyết. Nhưng bố mẹ tôi, những người xuất thân nghèo khó và không được học đại học, cho rằng trí tưởng tượng quá khích của tôi là một cá tật ngộ nghĩnh không cách nào có thể làm ra tiền để trả tiền nhà hay đảm bảo cho một đồng lương hưu trí về sau.
Cả hai người đều muốn tôi học nghề; còn tôi thì muốn theo đuổi nghiệp Anh văn. Chúng tôi đã đạt một thỏa hiệp mà bây giờ nghĩ lại cũng chẳng làm hài lòng ai cả, và tôi đã theo ngành Sinh ngữ Hiện đại. Trước khi ôtô của bố mẹ tôi vừa rẽ khuất khúc cua là tôi bỏ ngay lớp Đức văn để chạy tọt xuống hành lang Cổ văn.
Tôi không nhớ đã nói với bố mẹ là mình đã theo Cổ văn; có lẽ họ chỉ biết được chuyện này trong ngày lễ ra trường của tôi. Trong các môn học trên hành tinh này, thiết nghĩ nếu muốn tìm được một chìa khoá vào một phòng tắm sang trong một nội thất cao cấp, cha mẹ tôi khó có thể tìm được một môn học nào vô tích sự hơn môn Thần thoại Hy Lạp.
Tôi xin nói rõ là tôi không trách bố mẹ mình vì quan điểm của họ. Khi bạn đủ lớn để tự lèo lái cuộc đời mình, trách nhiệm thuộc về bạn, và bạn không thể trách bố mẹ là đã hướng bạn đi nhầm đường được nữa. Ngoài ra, tôi không thể trách bố mẹ vì đã hy vọng rằng tôi sẽ không bao giờ lâm cảnh nghèo khó. Cả hai bố mẹ tôi đều nghèo, và tôi cũng đã nghèo, và tôi đồng ý với họ rằng nghèo đi cùng với hèn. Nghèo khó mang theo sợ hãi và nhiều lúc cả trầm mặc; nó kéo theo hàng ngàn những nỗi nhục nhã và khó khăn nho nhỏ. Thoát khỏi nghèo khó bằng chính nỗ lực của mình, đó mới đích thực là điều đáng hãnh diện, và chỉ có ngớ ngẩn mới đi lãng mạn hóa sự nghèo khó mà thôi.
Điều mà tôi sợ nhất ở tuổi các bạn không phải là sự nghèo khó, mà là sự thất bại.
Ở tuổi của các bạn, mặc dù không hứng thú chút nào với đại học đường, nơi mà tôi bỏ quá nhiều thì giờ trong các quán cà phê để ngồi viết truyện và quá ít giờ ở các giảng đường, không hiểu sao tôi vẫn qua được các bài thi, và trong nhiều năm, đó là thước đo thành công của cuộc đời tôi và cuộc đời các bạn tôi.
Tôi không đến nỗi khờ khạo mà cho rằng vì các bạn còn trẻ, tài giỏi và học vấn cao, các bạn không bao giờ gặp khó khăn hay buồn khổ. Tài năng và trí thông minh chưa bao giờ ngăn ngừa ai tránh khỏi những nổi trôi của Định mệnh, và không một giây phút nào tôi lại cho rằng mọi người ở đây đều trải qua một cuộc sống ưu tú và toại nguyện chưa hề bị xáo trộn.
Tuy nhiên, việc mà các bạn đã tốt nghiệp ở Harvard nói lên một điều: các bạn không quen thuộc lắm với thất bại. Có lẽ lo sợ thất bại thúc đẩy các bạn mạnh mẽ ngang với ham muốn thành công. Về học vấn, các bạn đứng cao đến mức quan niệm về thất bại của các bạn có thể không khác mấy với quan niệm về thành công của một người thường.
Cuối cùng thì ai cũng phải tự định nghĩa thế nào là thất bại, nhưng nếu bạn muốn, thiên hạ luôn có sẵn những tiêu chuẩn để đưa ra trước mặt bạn. Tôi nghĩ công bằng mà nói thì 7 năm sau ngày ra trường, tôi đã thất bại một cách thê thảm, xét theo bất kỳ tiêu chuẩn thường tình nào. Một cuộc hôn nhân quá ngắn đã sụp đổ, và tôi bị thất nghiệp, trở thành một người mẹ độc thân, và nghèo đến mức không thể nghèo hơn được nữa ở nước Anh hiện đại, trừ phi lâm vào cảnh vô gia cư. Những lo sợ mà bố mẹ tôi và của chính tôi dành cho mình đã trở thành sự thật, và theo như bất cứ một tiêu chí bình thường nào, bản thân tôi là sự thất bại lớn nhất.
Tôi sẽ không nói với các bạn rằng thất bại là vui. Trong đời tôi khoảng thời gian đó là những chuỗi ngày đen tối, và tôi không thể tưởng tượng được rằng cái mà báo chí vẫn gọi là kết cục của chuyện cổ tích sẽ xảy ra. Tôi không biết đường hầm sẽ kéo dài bao xa, và trong một thời gian dài, tia sáng cuối đường hầm là một niềm hy vọng hơn là một hiện thực.
Nếu thế thì tại sao lại nói về lợi điểm của thất bại? Đơn giản là vì thất bại có nghĩa là tước bỏ hết những chuyện phù phiếm. Tôi thôi không đóng kịch làm người khác nữa, và bắt đầu dốc hết nỗ lực để hoàn tất công việc có nghĩa lý nhất đối với mình. Nếu tôi thành công trong bất kỳ một phạm trù nào khác, có lẽ tôi đã không đủ bền chí để đeo đuổi và thành công trong lĩnh vực mà tôi tin tưởng rằng đúng là lĩnh vực của mình. Tôi được giải phóng, vì mối sợ lớn nhất của tôi đã xảy ra, và tôi vẫn còn sống sót, vẫn còn một người con gái tôi yêu, một cái máy chữ và một ý tưởng lớn. Cho nên đáy sâu vực thẳm đã là điểm tựa vững chắc cho tôi xây dựng lại cuộc đời.
Có lẽ các bạn sẽ không bao giờ bị thất bại như tôi đã trải qua, nhưng trong cuộc đời, thất bại là không thể tránh khỏi. Không thể sống mà không thất bại trong một việc gì đó, trừ phi ta sống dè dặt tới mức có thể coi như chưa sống – trong trường hợp đó, cả cuộc đời ta sẽ là một sự thất bại.
Thất bại mang lại cho tôi một an bình về nội tâm mà tôi không bao giờ có khi thi đỗ những bài thi. Thất bại dạy cho tôi những điều về bản ngã của mình mà tôi không thể nào học được bằng cách nào khác. Tôi khám phá ra là tôi mạnh mẽ và kỷ luật hơn là mình tưởng; và cũng biết được rằng mình có nhiều người bạn đáng giá ngàn vàng.
Ý thức được chuyện mình vượt qua những khó khăn để trở nên khôn ngoan và kiên cường hơn có nghĩa là từ rày về sau mình có thể bình tâm hiểu rằng mình có khả năng tồn tại. Các bạn không thể hiểu được bản thân mình hay bản chất những mối quan hệ của mình cho đến khi chúng được thử thách trong nghịch cảnh. Hiểu được bản thân mình và bản chất các mối quan hệ của mình là một phần thưởng lớn, bất chấp những giọt nước mắt đã phải chảy để có được nó, và nó đáng giá hơn bất cứ những thành tích nào mà tôi đã đạt được.
Nếu tôi đi ngược được thời gian, tôi sẽ khuyên mình ở tuổi 21 rằng hạnh phúc cá nhân nằm ở chỗ biết được cuộc đời không phải là một danh sách những thành tích. Học vị và tiểu sử của các bạn không phải cuộc đời của các bạn, tuy rằng các bạn sẽ gặp những người ở tuổi tôi hoặc lớn hơn hay lẫn lộn giữa hai thứ này. Cuộc đời khó khăn, phức tạp lắm, nó nằm ngoài mức kiểm soát trọn vẹn của bất cứ ai, và nếu bạn đủ khiêm nhường để hiểu được điều này, bạn sẽ vượt qua được những thăng trầm của nó.
Có thể các bạn nghĩ rằng tôi chọn tiêu đề thứ hai, sự quan trọng của trí tưởng tượng, vì cái phần đời của tôi mà nó đã giúp làm lại, nhưng không phải hoàn toàn như vậy. Tuy tôi sẽ bảo vệ đến hơi thở cuối cùng thói quen kể chuyện cho con cháu trước khi đưa chúng vào giấc ngủ, tôi đã học được cách đánh giá trí tưởng tượng theo nghĩa rộng hơn. Trí tưởng tượng không chỉ là khả năng độc đáo của loài người để hình dung những chuyện không có, và vì vậy, là nền tảng cho tất cả những phát minh và sáng tạo. Có thể nói rằng nó là khả năng giúp mang lại sự thay đổi và tỉnh ngộ nhiều nhất, giúp chúng ta có được sự đồng cảm với những con người có cuộc đời khác hẳn với chúng ta.
Một trong những kinh nghiệm chốt yếu nhất trong đời tôi xảy ra trước khi tôi viết Harry Potter, tuy rằng nó ảnh hưởng nhiều đến những gì tôi viết sau này trong những quyển truyện đó. Kinh nghiệm này đến với tôi qua những việc làm ban ngày đầu tiên của tôi. Mặc dù tôi hay rút thì giờ ăn trưa để viết truyện, tiền thuê nhà trong những năm đầu của tuổi 20, tôi trả bằng cách làm việc ở phân khu nghiên cứu về châu Phi ở Trung tâm Ân xá Quốc tế tại London.
Trong văn phòng nhỏ bé của tôi, tôi đọc những bức thư viết vội vàng đã được lén lút truyền ra khỏi những chế độ toàn trị bởi những con người dám chấp nhận khả năng bị giam cầm tù tội để cho thế giới bên ngoài biết chuyện gì đã xảy đến cho họ. Tôi đã thấy hình ảnh của những người bị biến mất không để lại dấu vết, do những gia đình và thân hữu tuyệt vọng của họ gởi đến cho Ân xá Quốc tế. Tôi đọc những lời khai của những nạn nhân bị tra tấn và nhìn thấy ảnh của những thương tích của họ. Tôi mở những lá thư của nhân chứng cho biết những vụ xử tử, kết tội tại chỗ không được tòa án xét xử, những vụ bắt cóc và hãm hiếp.
Nhiều đồng nghiệp của tôi là cựu tù nhân chính trị, những người bị đẩy ra khỏi nhà, hoặc phải lưu vong xa xứ sở, chỉ vì họ dám nghĩ khác với chính quyền của họ. Trong số những người viếng thăm văn phòng chúng tôi, có những người đến cho tin tức, hoặc đến để tìm tông tích của những người thân mà họ phải bỏ lại quê nhà.
Tôi sẽ không bao giờ quên một nạn nhân châu Phi bị hành hạ, một người thanh niên chỉ khoảng tuổi tôi vào thời đó, một người bị xáo trộn thần kinh sau những gì anh ta phải chịu đựng ở quê hương. Anh ta run rẩy không kềm chế được khi nói chuyện trước ống kính về những bạo hành mà anh ta đã trải qua. Anh cao hơn tôi khoảng 30 cm, và trông mỏng manh như một đứa trẻ. Tôi được giao nhiệm vụ đưa anh xuống trạm xe điện ngầm sau đó, và người đàn ông này, với cuộc đời bị bạo lực băm vằm của mình, đã nắm lấy tay tôi với một sự nhã nhặn và ưu ái, và chúc tôi hạnh phúc trong tương lai.
Và cho đến hết cuộc đời mình, tôi sẽ không bao giờ quên khi đi qua hành lang vắng, bỗng nhiên nghe một tiếng hét thảm thiết đằng sau một cánh cửa đóng, đau đớn và kinh khiếp, một tiếng thét mà cho đến bây giờ tôi chưa bao giờ nghe một tiếng nào kinh hoàng hơn. Cánh cửa mở ra, và cô nhân viên thò đầu ra bảo tôi đi pha hộ cho người đàn ông ngồi cạnh cô một cốc trà nóng. Cô vừa cho anh ta biết tin mẹ của anh vừa bị bắt và xử tử để trả đũa cho việc anh nói thẳng về chế độ của xứ sở mình.
Mỗi ngày làm việc trong tuổi 20 của tôi, tôi đều được nhắc nhở là mình đã may mắn như thế nào vì được sống trong một quốc gia có chính quyền dân cử, nơi mà đại diện pháp lý và và xét xử công khai là quyền lợi của mỗi người.
Mỗi ngày, tôi chứng kiến thêm những chuyện tàn ác mà loài người gây cho đồng loại mình, để chiếm và giữ quyền lực của mình. Tôi đã bắt đầu có những cơn ác mộng, thực sự như vậy, về những chuyện tôi thấy, nghe và đọc được.
Nhưng tôi cũng học được nhiều về sự tốt lành của con người ở Ân xá Quốc tế hơn bất cứ nơi nào khác.
Ân xá Quốc tế huy động cả ngàn người chưa bao giờ bị tra tấn hay giam cầm vì tư duy của mình để giúp cho những người là nạn nhân. Sức mạnh của sự cảm thông của loài người sẽ dẫn đến những hành động chung vai sát cánh cụ thể, cứu được mạng sống và giải thoát cho những người bị giam cầm. Những người bình thường, mà sự an sinh cá nhân được đảm bảo, kết hợp với nhau trong một số đông đáng kể để cứu vớt những người họ chưa quen biết hoặc sẽ không bao giờ gặp. Sự đóng góp nhỏ bé của tôi trong chu trình đó là một trong những kinh nghiệm tạo cảm hứng và khiến tôi phải hạ mình nhất trong cuộc đời.
Không như bất cứ một sinh vật nào khác trên thế gian này, loài người có thể học và hiểu biết mà không cần phải trải nghiệm. Họ có thể đặt ý nghĩ của mình vào trí óc của kẻ khác, tưởng tượng mình trong hoàn cảnh của đồng loại.
Tất nhiên, đây là một khả năng mà ta có thể dùng để phục vụ cả cái xấu lẫn cái tốt, giống như những phép lạ trong truyện của tôi. Người ta có thể dùng nó để thâu tóm và kiểm soát, cũng như để hiểu hay thông cảm.
Nhiều người không thích sử dụng trí tưởng tượng của mình một chút nào. Họ chọn cách nằm yên trong ranh giới bình an và quen thuộc của cuộc sống, không buồn thắc mắc nếu họ phải sinh ra trong một hoàn cảnh khác hơn kinh nghiệm bản thân mình thì sẽ ra sao. Họ từ chối không nghe tiếng la hét hoặc nhìn vào những xà lim; họ có thể đóng tim óc mình lại trước những khổ đau không dính dáng đến bản thân họ; họ có thể từ chối không muốn biết.
Có lẽ tôi cũng suýt ganh tị với những người sống được như vậy, chỉ có điều tôi không nghĩ rằng họ ít bị ác mộng hơn tôi. Chọn lối sống hẹp hòi, xa lánh đồng loại có thể đưa mình đến một trạng thái tâm thần, sợ hãi đám đông, tự nó cũng mang đến những kinh hoàng. Thiển nghĩ những kẻ cố tình không có óc tưởng tượng như thế sẽ gặp nhiều ác quỷ. Họ thường sợ sệt hơn.
Hơn nữa, những người chọn sự vô cảm thường giúp sản sinh thêm nhiều ác quỉ trên đời này. Vì cho dù chính chúng ta không phạm tội ác độc, chúng ta đã đồng lõa với tội ác vì sự thờ ơ của chúng ta.
Một trong nhiều cái tôi học được ở cuối hành lang khoa Cổ văn, nơi tôi lần mò đến lúc mới 18 tuổi với hy vọng tìm được một cái gì mà vào lúc đó tôi chưa định nghĩa được, là câu sau đây của tác giả Hy Lạp Plutard: “Những gì chúng ta đạt được trong nội tâm sẽ thay đổi được sự thật bên ngoài.”
Đó là một mệnh đề phi thường, nhưng mặc dù vậy, nó được chứng minh hàng ngàn lần mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta. Nó nói lên phần nào sự gắn bó không thể tránh khỏi của chúng ta với thế giới bên ngoài, sự thật rằng chúng ta chạm đến cuộc đời những người khác chỉ vì chúng ta tồn tại.
Các bạn sinh viên tốt nghiệp Harvard hôm nay thân mến, khả năng các bạn sẽ thay đổi cuộc sống người khác là bao nhiêu? Sự thông minh, khả năng chuyên cần, siêng năng của các bạn, nền học vấn mà các bạn đã đạt được mang lại cho các bạn một địa vị độc nhất, và những trách nhiệm độc nhất. Ngay cả quốc tịch của các bạn đã đặt các bạn vào một vị thế khác thường. Tuyệt đại đa số các bạn là con dân của siêu cường quốc duy nhất còn lại trên thế giới. Cách bỏ phiếu của các bạn, lối sống của các bạn, cách biểu tình của các bạn, áp lực của các bạn đối với chính quyền của mình, có ảnh hưởng xa hơn biên giới của các bạn. Đó là ưu thế và cũng là gánh nặng của các bạn.
Nếu các bạn chọn tư thế và ảnh hưởng của mình để lên tiếng cho những người không có tiếng nói; nếu các bạn chọn không chỉ đứng cùng những kẻ có quyền lực mà đứng cùng những người yếu đuối; nếu các bạn giữ được khả năng tưởng tượng, đặt mình vào hoàn cảnh của những người không được may mắn như mình thì không chỉ có gia đình các bạn sẽ hoan nghênh sự hiện hữu của các bạn mà hàng vạn hàng triệu người sẽ ăn mừng các bạn, những người mà các bạn đã giúp cải thiện cuộc sống thực tại của họ. Chúng ta không cần phép lạ để sửa đổi thế gian này, chúng ta đã có sẵn trong người sức mạnh mà chúng ta cần; chúng ta có sức mạnh tưởng tượng những gì tốt lành hơn.
Tôi sắp xong. Tôi vẫn đặt kỳ vọng cuối cùng ở các bạn, một điều mà tôi đã có vào tuổi 21. Những người bạn ngồi chung với tôi trong ngày lễ ra trường đã trở thành những người bạn đồng hành trong suốt cuộc đời tôi. Họ là bố mẹ đỡ đầu của con tôi, những người mà tôi có thể tìm đến trong những lúc túng thiếu, khó khăn, những người bạn thật tốt và tử tế không kiện cáo tôi khi tôi mượn tên họ đặt cho những nhân vật Death Eaters trong truyện. Vào ngày lễ ra trường chúng tôi đã gắn bó rất khắng khít với nhau bằng một tình thương nồng ấm, chia sẻ những kinh nghiệm của một quá khứ không bao giờ có thể tìm lại được, và cố nhiên chúng tôi còn giữ những bằng chứng bằng hình ảnh mà ngày nay nếu có một ai trong chúng tôi ra ứng cử thủ tướng thì những bằng chứng này sẽ đáng giá vô cùng.
Cho nên hôm nay, tôi chỉ muốn chúc các bạn những tình bạn tương tự. Và ngày mai, tôi hy vọng nếu như các bạn không còn nhớ một chữ nào tôi nói hôm nay, các bạn sẽ nhớ mãi câu nói của Seneca, một trong những người La Mã xưa kia mà tôi gặp trong hành lang khoa Cổ văn khi trốn những nấc thang danh vọng để tìm sự thông thái của tiền nhân: “Đời cũng như một câu chuyện: không cần dài, mà cần tốt.” Tôi xin chúc các bạn một cuộc đời tốt lành. Cảm ơn các bạn nhiều.
June 5, 2008
J.K. Rowling, author of the best-selling Harry Potter book series, delivers her Commencement Address, “The Fringe Benefits of Failure, and the Importance of Imagination,” at the Annual Meeting of the Harvard Alumni Association.
Text as prepared follows.Copyright of JK Rowling, June 2008
President Faust, members of the Harvard Corporation and the Board of Overseers, members of the faculty, proud parents, and, above all, graduates.
The first thing I would like to say is ‘thank you.’ Not only has Harvard given me an extraordinary honour, but the weeks of fear and nausea I’ve experienced at the thought of giving this commencement address have made me lose weight. A win-win situation! Now all I have to do is take deep breaths, squint at the red banners and fool myself into believing I am at the world’s best-educated Harry Potter convention.
Delivering a commencement address is a great responsibility; or so I thought until I cast my mind back to my own graduation. The commencement speaker that day was the distinguished British philosopher Baroness Mary Warnock. Reflecting on her speech has helped me enormously in writing this one, because it turns out that I can’t remember a single word she said. This liberating discovery enables me to proceed without any fear that I might inadvertently influence you to abandon promising careers in business, law or politics for the giddy delights of becoming a gay wizard.
You see? If all you remember in years to come is the ‘gay wizard’ joke, I’ve still come out ahead of Baroness Mary Warnock. Achievable goals: the first step towards personal improvement.
Actually, I have wracked my mind and heart for what I ought to say to you today. I have asked myself what I wish I had known at my own graduation, and what important lessons I have learned in the 21 years that has expired between that day and this.
I have come up with two answers. On this wonderful day when we are gathered together to celebrate your academic success, I have decided to talk to you about the benefits of failure. And as you stand on the threshold of what is sometimes called ‘real life’, I want to extol the crucial importance of imagination.
These might seem quixotic or paradoxical choices, but please bear with me.
Looking back at the 21-year-old that I was at graduation, is a slightly uncomfortable experience for the 42-year-old that she has become. Half my lifetime ago, I was striking an uneasy balance between the ambition I had for myself, and what those closest to me expected of me.
I was convinced that the only thing I wanted to do, ever, was to write novels. However, my parents, both of whom came from impoverished backgrounds and neither of whom had been to college, took the view that my overactive imagination was an amusing personal quirk that could never pay a mortgage, or secure a pension.
They had hoped that I would take a vocational degree; I wanted to study English Literature. A compromise was reached that in retrospect satisfied nobody, and I went up to study Modern Languages. Hardly had my parents’ car rounded the corner at the end of the road than I ditched German and scuttled off down the Classics corridor.
I cannot remember telling my parents that I was studying Classics; they might well have found out for the first time on graduation day. Of all subjects on this planet, I think they would have been hard put to name one less useful than Greek mythology when it came to securing the keys to an executive bathroom.
I would like to make it clear, in parenthesis, that I do not blame my parents for their point of view. There is an expiry date on blaming your parents for steering you in the wrong direction; the moment you are old enough to take the wheel, responsibility lies with you. What is more, I cannot criticise my parents for hoping that I would never experience poverty. They had been poor themselves, and I have since been poor, and I quite agree with them that it is not an ennobling experience. Poverty entails fear, and stress, and sometimes depression; it means a thousand petty humiliations and hardships. Climbing out of poverty by your own efforts, that is indeed something on which to pride yourself, but poverty itself is romanticised only by fools.
What I feared most for myself at your age was not poverty, but failure.
At your age, in spite of a distinct lack of motivation at university, where I had spent far too long in the coffee bar writing stories, and far too little time at lectures, I had a knack for passing examinations, and that, for years, had been the measure of success in my life and that of my peers.
I am not dull enough to suppose that because you are young, gifted and well-educated, you have never known hardship or heartbreak. Talent and intelligence never yet inoculated anyone against the caprice of the Fates, and I do not for a moment suppose that everyone here has enjoyed an existence of unruffled privilege and contentment.
However, the fact that you are graduating from Harvard suggests that you are not very well-acquainted with failure. You might be driven by a fear of failure quite as much as a desire for success. Indeed, your conception of failure might not be too far from the average person’s idea of success, so high have you already flown academically.
Ultimately, we all have to decide for ourselves what constitutes failure, but the world is quite eager to give you a set of criteria if you let it. So I think it fair to say that by any conventional measure, a mere seven years after my graduation day, I had failed on an epic scale. An exceptionally short-lived marriage had imploded, and I was jobless, a lone parent, and as poor as it is possible to be in modern Britain, without being homeless. The fears my parents had had for me, and that I had had for myself, had both come to pass, and by every usual standard, I was the biggest failure I knew.
Now, I am not going to stand here and tell you that failure is fun. That period of my life was a dark one, and I had no idea that there was going to be what the press has since represented as a kind of fairy tale resolution. I had no idea how far the tunnel extended, and for a long time, any light at the end of it was a hope rather than a reality.
So why do I talk about the benefits of failure? Simply because failure meant a stripping away of the inessential. I stopped pretending to myself that I was anything other than what I was, and began to direct all my energy into finishing the only work that mattered to me. Had I really succeeded at anything else, I might never have found the determination to succeed in the one arena I believed I truly belonged. I was set free, because my greatest fear had already been realised, and I was still alive, and I still had a daughter whom I adored, and I had an old typewriter and a big idea. And so rock bottom became the solid foundation on which I rebuilt my life.
You might never fail on the scale I did, but some failure in life is inevitable. It is impossible to live without failing at something, unless you live so cautiously that you might as well not have lived at all - in which case, you fail by default.
Failure gave me an inner security that I had never attained by passing examinations. Failure taught me things about myself that I could have learned no other way. I discovered that I had a strong will, and more discipline than I had suspected; I also found out that I had friends whose value was truly above rubies.
The knowledge that you have emerged wiser and stronger from setbacks means that you are, ever after, secure in your ability to survive. You will never truly know yourself, or the strength of your relationships, until both have been tested by adversity. Such knowledge is a true gift, for all that it is painfully won, and it has been worth more to me than any qualification I ever earned.
Given a time machine or a Time Turner, I would tell my 21-year-old self that personal happiness lies in knowing that life is not a check-list of acquisition or achievement. Your qualifications, your CV, are not your life, though you will meet many people of my age and older who confuse the two. Life is difficult, and complicated, and beyond anyone’s total control, and the humility to know that will enable you to survive its vicissitudes.
You might think that I chose my second theme, the importance of imagination, because of the part it played in rebuilding my life, but that is not wholly so. Though I will defend the value of bedtime stories to my last gasp, I have learned to value imagination in a much broader sense. Imagination is not only the uniquely human capacity to envision that which is not, and therefore the fount of all invention and innovation. In its arguably most transformative and revelatory capacity, it is the power that enables us to empathise with humans whose experiences we have never shared.
One of the greatest formative experiences of my life preceded Harry Potter, though it informed much of what I subsequently wrote in those books. This revelation came in the form of one of my earliest day jobs. Though I was sloping off to write stories during my lunch hours, I paid the rent in my early 20s by working in the research department at Amnesty International’s headquarters in London.
There in my little office I read hastily scribbled letters smuggled out of totalitarian regimes by men and women who were risking imprisonment to inform the outside world of what was happening to them. I saw photographs of those who had disappeared without trace, sent to Amnesty by their desperate families and friends. I read the testimony of torture victims and saw pictures of their injuries. I opened handwritten, eye-witness accounts of summary trials and executions, of kidnappings and rapes.
Many of my co-workers were ex-political prisoners, people who had been displaced from their homes, or fled into exile, because they had the temerity to think independently of their government. Visitors to our office included those who had come to give information, or to try and find out what had happened to those they had been forced to leave behind.
I shall never forget the African torture victim, a young man no older than I was at the time, who had become mentally ill after all he had endured in his homeland. He trembled uncontrollably as he spoke into a video camera about the brutality inflicted upon him. He was a foot taller than I was, and seemed as fragile as a child. I was given the job of escorting him to the Underground Station afterwards, and this man whose life had been shattered by cruelty took my hand with exquisite courtesy, and wished me future happiness.
And as long as I live I shall remember walking along an empty corridor and suddenly hearing, from behind a closed door, a scream of pain and horror such as I have never heard since. The door opened, and the researcher poked out her head and told me to run and make a hot drink for the young man sitting with her. She had just given him the news that in retaliation for his own outspokenness against his country’s regime, his mother had been seized and executed.
Every day of my working week in my early 20s I was reminded how incredibly fortunate I was, to live in a country with a democratically elected government, where legal representation and a public trial were the rights of everyone.
Every day, I saw more evidence about the evils humankind will inflict on their fellow humans, to gain or maintain power. I began to have nightmares, literal nightmares, about some of the things I saw, heard and read.
And yet I also learned more about human goodness at Amnesty International than I had ever known before.
Amnesty mobilises thousands of people who have never been tortured or imprisoned for their beliefs to act on behalf of those who have. The power of human empathy, leading to collective action, saves lives, and frees prisoners. Ordinary people, whose personal well-being and security are assured, join together in huge numbers to save people they do not know, and will never meet. My small participation in that process was one of the most humbling and inspiring experiences of my life.
Unlike any other creature on this planet, humans can learn and understand, without having experienced. They can think themselves into other people’s minds, imagine themselves into other people’s places.
Of course, this is a power, like my brand of fictional magic, that is morally neutral. One might use such an ability to manipulate, or control, just as much as to understand or sympathise.
And many prefer not to exercise their imaginations at all. They choose to remain comfortably within the bounds of their own experience, never troubling to wonder how it would feel to have been born other than they are. They can refuse to hear screams or to peer inside cages; they can close their minds and hearts to any suffering that does not touch them personally; they can refuse to know.
I might be tempted to envy people who can live that way, except that I do not think they have any fewer nightmares than I do. Choosing to live in narrow spaces can lead to a form of mental agoraphobia, and that brings its own terrors. I think the wilfully unimaginative see more monsters. They are often more afraid.
What is more, those who choose not to empathise may enable real monsters. For without ever committing an act of outright evil ourselves, we collude with it, through our own apathy.
One of the many things I learned at the end of that Classics corridor down which I ventured at the age of 18, in search of something I could not then define, was this, written by the Greek author Plutarch: What we achieve inwardly will change outer reality.
That is an astonishing statement and yet proven a thousand times every day of our lives. It expresses, in part, our inescapable connection with the outside world, the fact that we touch other people’s lives simply by existing.
But how much more are you, Harvard graduates of 2008, likely to touch other people’s lives? Your intelligence, your capacity for hard work, the education you have earned and received, give you unique status, and unique responsibilities. Even your nationality sets you apart. The great majority of you belong to the world’s only remaining superpower. The way you vote, the way you live, the way you protest, the pressure you bring to bear on your government, has an impact way beyond your borders. That is your privilege, and your burden.
If you choose to use your status and influence to raise your voice on behalf of those who have no voice; if you choose to identify not only with the powerful, but with the powerless; if you retain the ability to imagine yourself into the lives of those who do not have your advantages, then it will not only be your proud families who celebrate your existence, but thousands and millions of people whose reality you have helped transform for the better. We do not need magic to change the world, we carry all the power we need inside ourselves already: we have the power to imagine better.
I am nearly finished. I have one last hope for you, which is something that I already had at 21. The friends with whom I sat on graduation day have been my friends for life. They are my children’s godparents, the people to whom I’ve been able to turn in times of trouble, friends who have been kind enough not to sue me when I’ve used their names for Death Eaters. At our graduation we were bound by enormous affection, by our shared experience of a time that could never come again, and, of course, by the knowledge that we held certain photographic evidence that would be exceptionally valuable if any of us ran for Prime Minister.
So today, I can wish you nothing better than similar friendships. And tomorrow, I hope that even if you remember not a single word of mine, you remember those of Seneca, another of those old Romans I met when I fled down the Classics corridor, in retreat from career ladders, in search of ancient wisdom:As is a tale, so is life: not how long it is, but how good it is, is what matters.
File 2:
File 3:
ĐỜI
http://www.youtube.com/watch?v=yXI2e_c30cw
NIỀM TIN VỀ GIÁO DỤC (BÀI 5)
BÀI 5: NHÀ TRƯỜNG VÀ SỰ TIẾN BỘ XÃ HỘI
Tôi tin rằng giáo dục là biện pháp nền tảng để xã hội đổi mới và phát triển.
Tôi tin rằng tất cả các hình thức đổi mới đơn giản là dựa vào việc ban hành luật, các hình phạt có tính cách răn đe hay thay đổi cơ chế hoặc phương cách quản lý. Những cách thức này có giá trị nhất thời và không hiệu quả.
Tôi tin rằng giáo dục là sự điều chỉnh quá trình chia sẻ ý thức xã hội và điều chỉnh hành vi cá nhân trên cơ sở ý thức xã hội này. Đây là biện pháp duy nhất để thiết lập lại xã hội.
Tôi tin rằng ý niệm này ành sự quan tâm thích đáng đến lý tưởng của cá nhân và xã hội. Nói rằng ý niệm này quan tâm đến phương diện cá nhân vì nó ghi nhận rằng sự hình thành một cá tính nào đó là nền tảng đặc trưng duy nhất của cuộc sống tốt đẹp. Ý niệm này quan tâm đến phương diện xã hội vì nó ghi nhận rằng cá tính không thể hình thành bằng cách ép buộc cá nhân theo một khuôn mẫu hay hô hào cổ vũ mà do ảnh hưởng của thể chế xã hội hoặc đời sống cộng đồng mà cá nhân ấy đang sống. Tổ chức xã hội, thông qua trường học vốn là một bộ phận của toàn xã hội, góp phần quyết định đạo đức của các thành viên trong xã hội ấy.
Tôi tin rằng trong một trường học lý tưởng, chúng ta có thể tìm thấy sự hài hòa giữa lý tưởng cá nhân và lý tưởng cộng đồng.
Vì lẽ đó, tôi tin rằng trách nhiệm của cộng đồng đối với giáo dục là một nhiệm vụ tinh thần vô cùng cao quý. Bằng luật lệ và hình phạt, bằng thảo luận và ưu tư, xã hội tự nó có thể điều chỉnh và hình thành trong một cách thế ít nhiều mang tính lộn xộn và ngẫu nhiên may rủi. Thế nhưng, thông qua giáo dục, xã hội có thể điều chỉnh theo những mục đích đã được định hướng, có thể tổ chức tùy theo các phương tiện và nguồn lực riêng và như vậy, xã hội có thể tiết kiệm và định hướng mà xã hội mong muốn vươn đến được định hình rõ ràng.
Tôi tin rằng một khi xã hội ghi nhận những phương án khả thi theo định hướng này mà các bổn phận lại có tính áp đặt, thì không thể nào tính đến việc giao phó nguồn lực về thời gian, sự quan tâm và tiền bạc cho nhà giáo dục đúng mức cần thiết.
Tôi tin rằng, công việc của mỗi một người có tâm huyết giáo dục là mong mỏi trường học là công cụ hàng đầu và hiệu quả nhất trong quá trình phát triển và đổi mới xã hội. Cần đánh thức xã hội để thấy được vai trò của trường học và ý thức được rằng cần phải cung cấp đầy đủ những nhu cầu cần thiết cho các nhà giáo dục để thực thi nhiệm vụ của mình.
Tôi tin rằng rằng giáo dục cần được coi là một sự dung hòa hoàn hảo giữa khoa học và nghệ thuật trong kinh nghiệm con người.
Như vậy, tôi tin rằng nghệ thuật này bộc lộ được năng lực con người và có khả năng thích nghi để phục vụ xã hội và đó là một nghệ thuật tuyệt đỉnh. Đòi hỏi phải có nghệ sĩ tài ba nhất trong các nghệ sĩ mới có thể thực hiện tốt công tác phục vụ. Trí tuệ, sự cảm thông, khéo léo và năng lực điều hành là những yếu tố cần thiết để thực thi công việc này.
Tôi tin rằng với sự phát triển của khoa học tâm lý, kiến thức của chúng ta phong phú hơn về cấu trúc nhân cách và các quy luật phát triển. Cùng với sự phát triển của khoa học xã hội, chúng ta có thêm kiến thức về tổ chức các cá nhân. Tất cả các nguồn khoa học đều có thể sử dụng cho các mục đích giáo dục.
Tôi tin rằng khi khoa học và nghệ thuật cùng song hành với nhau, con người có động cơ tốt để hành động. Suối nguồn phẩm hạnh trong lành nhất của con người sẽ được khơi dòng và chúng ta có thể đảm bảo một điều rằng, người có phẩm hạnh như vậy sẽ phục vụ xã hội tốt nhất.
Cuối cùng, tôi tin rằng, công việc của một nhà giáo, không đơn giản là đào tạo các cá nhân mà còn là người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một đời sống xã hội hợp lý.
Tôi tin rằng mỗi nhà giáo nên ý thức rõ chân giá trị của nghề dạy học; rằng mỗi nhà giáo là một người phục vụ xã hội có vai trò duy trì trật tự xã hội thích hợp và đảm bảo sự phát triển xã hội đúng đắn.
Tôi tin rằng, ở phương diện này, nhà giáo luôn là vị thần tiên tri chân chánh và là thần gác cửa thiên đường.
Friday, July 18, 2008
BUỒN QUÁ ĐI THÔI!
HẠT SẠN THỨ NHẤT: Hãy đọc bài của Lê Thành Tâm:
2. ĐÁP ÁN CHỮA CHÁY ?
Nội dung đáp án - thang điểm (chính thức, môn Văn, khối C, kỳ thi đại học, của Bộ giáo dục và Đào tạo) cho phần “cảm nhận” “đoạn thơ trong bài Tây Tiến” này có đoạn: “ - Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây (chúng tôi in đậm để nhấn mạnh) và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng; con người Tây Tiến gian khổ mà hào hoa”. Vậy là: đề thì hỏi “Tây Bắc”, đáp án lại chấm điểm cho “miền Tây”!
HẠT SẠN THỨ HAI: Lại một câu trắc nghiệm trong đề thi Hóa, khối B bị sai. Bộ giáo dục nói chuyện sao nghe đơn giản quá hà. Khi có sự tranh cãi về câu đề này, ông ‘Cục trưởng’ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng trả lời là do ‘sơ suất đáng tiếc’, thay vì ghi X thì đề ghi là Y. Trời đất ạ, các ông ngồi trên cao thì cho rằng lộn giữa X và Y không hề gì, giải pháp chữa cháy là không tính điểm câu đó. Thay vì 100 điểm cho 50 câu, bây giờ 100 điểm chia cho 49 câu. Các vị ngồi ngất ngưỡng ở trên ‘Bộ’ đó làm như thể người ta đi bán rau cải không bằng, có bó rau hư thì …trừ không tính tiền ! 100 điểm cho 49 câu, mỗi câu được 2,04 điểm à? May mà chấm trắc nghiệm là chấm máy, cộng điểm bằng máy, chứ không thì mấy thầy cô cũng…điên cái đầu mất thôi!
Các vị chỉ có thể nói ‘nhầm lẫn đáng tiếc’ chứ tôi không chắc quý vị có thấu hiểu tâm lý của các em thế nào trước sự việc này. Liệu bao nhiêu người biết rằng trong phòng thi, thí sinh phải vò đầu bứt tóc, vắt óc động não, mất thời gian cho cái ‘nhầm lẫn’ mà quý vị coi là nhẹ tênh, ‘thay vì ghi X thì lại ghi Y’ ấy hay không? Đây chỉ là câu thứ 18 trong 50 câu của đề thi, có ai biết được khi ‘bí’ câu này rồi, tâm lý các em thế nào để giải quyết tiếp 32 câu trắc nghiệm còn lại? Liệu điều này có tác động đến sựự thể hiện khả năng của các em qua sự chọn lọc khắt khe của kỳ thi có tính quyết định hướng đi trong tương lai của đời mình này hay không?
Vũ Thơ
Nguồn: http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2008/7/17/250927.tno
HẠT SẠN THỨ BA: có 322 thí sinh thi vào trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai thi nhầm đề môn văn. Trong khi hàng ngàn thí sinh khác thi đề thi cao đẳng, 322 thí sinh này được thi lại đề khối C đã thi xong vào ngày 9.7.2008 trong kỳ thi đại học trước đó mà rất có thể nhiều em trong số này đã tham gia kỳ thi này và đã làm đề này rồi. Nếu tôi là thí sinh gặp lại đề này lần thứ hai, tôi không biết là phải làm gì trong phòng thi suốt 180 phút. Làm bài ư? lẽ nào đề cho thi rồi, lại thi nữa? Không làm bài ư? Không có điểm thì làm sao lọt vào bên trong cánh cửa của trường mình chọn thi này? Cả hai lựa nhọn đều vô lý! Có lẽ tôi sẽ sử dụng 180 phút làm bài này viết một bức tâm thư gởi đến Ngài Bộ trưởng bộ giáo dục Nguyễn Thiện Nhân quá!
Hãy nghe ý kiến từ vài người trong cuộc:
Có vị nào ở Bộ Giáo dục, ở cục khảo thí, ĐHQG TP.HCM hay các vị có trách nhiệm khác hiểu được hết ảnh hưởng của việc làm này đối với thí sinh, phụ huynh và xã hội không???
2 đề Văn trong một hội đồng thi
HẠT SẠN THỨ TƯ: 6 thí sinh cao đẳng Viễn Đông nhận giấy báo ghi nhầm ngày thi! Để biện hộ cho sai sót này, ông hiệu trưởng trường nói rằng có gọi hàng ngàn cuộc điện thoại đến các thí sinh này để thông báo lại, nhưng có lẽ do các em đi vắng nên không nhận được thông báo đính chính. Có ai tin được lời ông hiệu trưởng không? chỉ có nhà hoang không người ở mới có chuyện gọi hàng ngàn cuộc điện thoại mà không có người nhận.
Nguồn: http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2008/7/16/250750.tno
Đến nước này thì tôi không còn muốn viết thêm gì cả. Còn bao nhiêu hạt sạn đen nữa, nhưng tôi không thể trình bày hết trong phạm vi một entry. Gần đây, tôi thấy người ta đưa vào sách 'Kỷ lục' nhiều sự kiện có tính 'nhất' trong lãnh vực nào đó. Thiết tưởng những sự kiện này cũng nên được công nhận và đưa vào sách 'Kỷ lục'.