Một cách ngẫu nhiên đến thú
vị trong cuộc sống là có khi chúng ta đang đi tìm cái này, mà lại gặp một thứ
khác! Có khi dự định ra phố mua một món đồ này, tình cờ thấy một món đồ khác vô
cùng ưng ý, mà lại cần nữa, ta mua ngay! Tôi cũng đang có trải nghiệm vui vui
như thế, khi đi lục tìm trong các bài kinh vài dẫn chứng về một đề tài đang viết
lở dở thì tình cờ đọc được mấy câu kinh đức Phật dạy về tánh cố chấp, thấy khá
lý thú và cũng “hợp thuốc” với căn bệnh của nhiều người (trong đó có mình)! Thế là vẫn
“ngâm” tiếp đề tài đang viết, chuyển sang viết về người có tánh cố chấp. Bài viết
nhỏ này được hình thành một cách tình cờ như vậy!
Thursday, September 28, 2017
Sunday, September 24, 2017
GIỌT NƯỚC TRÀN LY!
Trong tiếng Việt, hình ảnh “giọt nước tràn ly” khá hình tượng! Nước
tràn ra ngoài chỉ cho cảm xúc tràn ra khỏi tâm, quá khả năng chứa giữ của một
con người!
Giọt nước tràn ly... |
Thuật ngữ tiếng Việt đã hay,
cụm từ tiếng Anh dùng để diễn đạt ý này
còn hay hơn! Khi nói đến tình huống cuối cùng đưa đến “cáo phó” cho một mối
quan hệ, chấm dứt một trạng huống đeo đẳng lâu dài, dừng lại một sự hợp tác nào
đó để “giải phóng” sự chịu đựng, người ta dùng thuật từ “the last straw” hoặc “the
final straw”, và khi dịch thành ngữ này, ta dịch “giọt nước tràn ly”.
Thành ngữ này được lấy từ
câu nói đầy đủ là “the last/final straw on the camel’s back”. Hình ảnh này sinh động
hơn nhiều! Một con lạc đà to lớn, mạnh khỏe thế kia mà thêm một cọng rơm nữa là
quỵ ngã! Một cọng rơm có thể là nhỏ nhặt, nhẹ nhàng đối với người đặt lên lưng
lạc đà. Thế nhưng, về phía mình, lạc đà đã chạm ngưỡng của sự chịu đựng, không thể
thêm được gì nữa, dù chỉ tí xíu!
The last/final straw |
Thành ngữ “giọt nước tràn ly” cho ta hiểu rằng ngưỡng chịu đựng của người ấy chỉ đến được
bấy nhiêu thôi! Dung tích cái ly của họ có sức chứa chừng đó. Khi sự bình đẳng,
công bằng, được hiểu và tôn trọng không còn tìm thấy ở đối tác, thì tình trạng
lúc này là “bế quan tỏa cảng”, các van cảm thông giữa người và người đóng chặt,
mọi thứ co cụm lại để hình thành nên một chiếc ly vô hình, cứng nhắc, không còn
khả năng giãn nở để đựng thêm được gì, dù chỉ một giọt nước! Đó là tình huống
cuối cùng để phá vỡ một thế cân bằng, ổn định thành
những mảnh vụn không thể “tái chế”!
Với người nhỏ/ rót giọt nước
cuối cùng ấy vào ly, hay đặt cọng rơm nhỏ và nhẹ ấy lên lưng con lạc đà mà làm
cho nước tràn ra hay lạc đà oằn xuống quỵ ngã sẽ nghĩ rằng “gớm, làm gì mà xoắn
lên! Hơi tí đã làm ầm lên…” nhưng họ không chịu hiểu: đã quá nhiều thứ bạn đè
lên người ta, đã lắm lần người ta đã chịu đựng vì bạn, âm thầm và lặng lẽ, đến
mức không thể chịu đựng thêm nữa. Ở phương diện tích cực, “giọt nước tràn ly”
giúp chúng ta giải phóng bế tắc để rồi có thể “làm mới” theo một cách nào đó! Tản
ra thành mảnh nhỏ mới… thấm!
Thôi thì…
“Với sự nhận thức rõ ràng, cuộc hành trình xuyên qua nỗi khổ niềm đau là
con đường đưa đến sự trọn vẹn. Khổ đau có thể đưa chúng ta đến tầm hiểu biết
sâu sắc đủ để vượt qua sự mất mát cá nhân”. Mark Matousek - “Mảnh vỡ tình
yêu”.
Khi ly nước tràn hoặc lạc đà quỵ xuống là lúc ngôn ngữ bị “đơ” vì cảm xúc đã “đông đá”. Do đó, chúng ta đừng quá vô tâm với những người thân của mình mà phải lắng nhìn (lâu nay quen từ “lắng nghe” mà ít ai dùng “lắng nhìn”; thật ra, khi lắng lòng để nhìn thì mới thấy rõ!) để mình đừng bao giờ là người rót giọt nước cuối cùng làm tràn ly, hay đặt cọng rơm cuối cùng để con lạc đà quỵ ngã!
Đó mới là cách thương người người thân của mình một cách thực tế nhất!
Khi ly nước tràn hoặc lạc đà quỵ xuống là lúc ngôn ngữ bị “đơ” vì cảm xúc đã “đông đá”. Do đó, chúng ta đừng quá vô tâm với những người thân của mình mà phải lắng nhìn (lâu nay quen từ “lắng nghe” mà ít ai dùng “lắng nhìn”; thật ra, khi lắng lòng để nhìn thì mới thấy rõ!) để mình đừng bao giờ là người rót giọt nước cuối cùng làm tràn ly, hay đặt cọng rơm cuối cùng để con lạc đà quỵ ngã!
Đó mới là cách thương người người thân của mình một cách thực tế nhất!
Thursday, September 21, 2017
SỐNG TỬ TẾ
Cần có ý thức: mình muốn nhận sự tử tế từ người khác thì phải sống tử tế
Thường
thì ai cũng tự thấy, tự nhận mình là tử tế, tốt đến mức hoàn thiện hoặc gần
hoàn thiện và muốn người khác công nhận mình là người như thế, mà thật ra,
không mấy ai chịu sống tử tế, sống cho ra sống cả!
Ở
đời có khối kẻ trông thật hài hước, ở chỗ họ sùng bái sự tử tế nhưng họ chẳng
bao giờ tôn trọng hay biết sống tử tế. Họ luôn nhờ hay nhường cho người khác tử
tế thay cho mình! Thi thoảng, do “thấm nhuần” văn hóa xã giao, họ dấy lên
tí xúc động, hoặc làm ra vẻ xót thương, để phô diễn mình là người tử tế! Thế nhưng rất nhanh sau đó, họ
sống đúng với bản chất con người họ: không cần phải tử tế mà đòi hỏi sự tử tế
từ người khác.
Sunday, September 17, 2017
ĐỂ SỐNG VỮNG CHÃI TRONG ĐẠO
Một người khi xuất gia là đã
cân nhắc rất kỹ để có quyết định quan trọng của cuộc đời mình trước hai ngả rẽ
lớn: sống đời thế tục hay chọn con đường xuất gia. Khi “tóc đã cạo, tơ lòng đoạn phủi” (NT. Huỳnh Liên), người xuất
gia nào cũng cảm nhận nếp sống mới là cao thượng tuyệt vời, từ đó hành giả sẽ sử
dụng quỹ thời gian của mình cho mục đích học đạo, tu đạo và làm lợi ích cho nhiều
người. Để tâm nguyện này được thực hiện, để sự nỗ lực gia công hành trì có hiệu
quả và nhất là để có đủ nhiệt huyết đi trọn con đường mình đã chọn, chúng ta cần
trang bị cho mình một số kỹ năng căn bản sau:
Saturday, September 2, 2017
MƠ ƯỚC ĐỜI TÔI
Viết thay nỗi lòng một em bé mồ côi từ thuở mới lọt
lòng!
Vu Lan đến…
Lòng người nao nao nghĩ nhớ về Mẹ với
những tình cảm đẹp nhất và thiêng liêng nhất. Đúng rồi! có một câu danh ngôn của
Bersot ngợi ca tình mẹ mà ai cũng thuộc nằm lòng “trong vũ trụ có lắm kỳ quan nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim người Mẹ”.
Mẹ là tất cả, là những gì hoàn hảo và thân thương nhất của một đời người. “Mẹ có nghĩa là bắt đầu; cho sự sống, tình
yêu, hạnh phúc…”
Tôi hiểu trái tim người Mẹ phần nào qua
bài kinh Báo hiếu, qua những vần thơ trữ tình nhẹ nhàng, qua những áng văn
mượt mà đầy hình tượng, qua những khúc nhạc ngọt ngào sâu lắng ca ngợi tình Mẹ
và cùng với chút kinh nghiệm thực tế ít ỏi của một con bé mười tám tuổi khi
nhìn bạn bè mình đang bơi lội trong dòng sông tình Mẹ. Trên thực tế, chưa bao
giờ tôi có cảm nhận đầy đủ về tình cảm thiêng liêng này. Dù rằng từ khi có mặt
trên cuộc đời, tôi được chăm sóc và nuôi dạy như bao đứa trẻ khác, nhưng người
chăm lo cho tôi không phải là Mẹ. Đây là điều rất khác giữa tôi và nhóm bạn
cùng xóm: tôi không có một người Mẹ bên cạnh mình như hầu hết những đứa trẻ
bình thường.
Friday, September 1, 2017
ĐÓA HỒNG VU LAN
Diễm phúc
thay cho những ai còn Cha còn Mẹ trên đời, nghĩa là ta vẫn còn cả một bầu trời
bình yên, xin hãy trân quý và tận hưởng nguồn hạnh phúc này. Chúng ta vui sướng cài lên ngực áo một đóa hồng đỏ thắm.
Hoa hồng đỏ cho những ai còn Mẹ ở trong đời... |
Màu hoa thắm biểu trưng tình Cha Mẹ, là
kết tinh của suối nguồn yêu thương vô tận, gói trọn bao tháng ngày vất vả gian
lao, lo lắng tảo tần suốt một đời mà hai đấng sanh thành đã chắt chiu nuôi ta khôn
lớn. Màu hoa thắm nhắc nhở chúng ta, dù ở nơi đâu vẫn luôn hướng về cội, về nguồn,
hoài niệm công ơn sinh thành dưỡng dục không gì so sánh được của Cha và Mẹ, người
đã hy sinh cả một đời cho ta và vì ta tất cả. Xin hãy nâng niu gìn giữ màu hoa thắm, đừng
để hoa sớm phai nhạt với thời gian. Màu hoa sẽ thắm mãi nếu chúng ta biết bổn
phận làm con mà phụng dưỡng đáp đền công đức của hai đấng sanh thành. Hãy thương
yêu lo lắng cho Mẹ Cha bằng cả tấm lòng của người con hiếu.
|
Nếu bạn còn Mẹ
ở trên đời mà chẳng may Cha không còn nữa, màu hoa hồng có phần nhạt phai vì một
nửa suối nguồn thương yêu nay đã vắng xa. Xin bạn hãy chọn cho mình đóa hoa màu
hồng. Màu hồng của đóa hoa gợi cho ta niềm an ủi, vỗ về, dù Cha đã xa ta nhưng
đời ta vẫn còn được ngọn lửa tình thương của Mẹ sưởi ấm. Hãy dồn tất cả
tình thương yêu vào Mẹ để bù đắp những thiệt thòi, vất vả của Người khi Mẹ một
mình chống chỏi với bao phong ba bão táp cuộc đời để nuôi ta trưởng thành đến
ngày hôm nay. Màu hồng nhớ, màu hồng thương, màu hồng đượm vấn vương. Màu hồng
nhắc ta sống xứng đáng với người Cha đã khuất, để ta có thể ngẩng cao đầu sống
bản lĩnh trên đôi chân của mình.
Hoa hồng trắng cho những người con mất Mẹ... |
Nếu những ai bất hạnh
khi không còn Mẹ trên đời, sự mất mát to lớn này không gì có thể thay thế được,
xin chia sẻ cùng bạn. Người con mất Mẹ lặng lẽ cài lên ngực áo đóa hoa buồn trinh trắng.
Xin hãy đem trọn tâm nguyện hướng về Mẹ mình bằng tất cả những gì thiêng liêng
và cao cả nhất của một người con. Màu trắng buồn nhưng tinh khôi, thanh khiết.
Màu trắng nhắc ta sống thanh cao, trong trắng, trung thực, vững chãi từng bước
chân trên đường đời dù không còn Mẹ ở bên để bảo bọc, chở che, nhắc khuyên, dạy
dỗ. Màu trắng nhắc ta luôn hướng về Mẹ với những gì linh thiêng, thuần khiết nhất.
Màu trắng ấy định hướng đi cho cuộc đời để ta không hổ thẹn với Mẹ khi dòng sữa
Người nuôi hình hài ta trưởng đại, dòng máu Người nhuận chảy khắp châu thân.
Hoa hồng trắng hay đỏ đều ý nghĩa
Chỉ đượm nồng hương sắc thể từ bi
Ai còn Mẹ hay Mẹ đã mất đi
Xin giữ mãi, Mẹ ơi xin nhớ mãi…
Subscribe to:
Posts (Atom)