Lại một lễ hội quen thuộc ở phương Tây: lễ hội Halloween; đọc lại bài cũ vậy!
Monday, October 31, 2016
Sunday, October 30, 2016
NHỚ DIWALI...
Mới đó mà đã đến lễ Diwali
rồi. Năm nay, Diwali nhằm ngày 30 tháng 9 âm lịch. Lòng chạnh nhớ
từ mấy hôm nay rồi! Nhớ người, nhớ cảnh, nhớ trường lớp, nhớ đường sá, nhớ các món ăn quen thuộc, nhớ không khí lễ hội, nhớ văn hóa và
nhớ về tất cả những gì thuộc về đất nước và con người thật dễ thương, hiền lành nơi đây!
Đọc lại bài cũ cho đỡ nhớ! DIWALI khi còn ở Ấn Độ nà!
Saturday, October 15, 2016
VIẾT THƯ ĐIỆN TỬ
Từ khi Ray Tomlinson gởi đi lá thư điện tử (email) đầu tiên
vào năm 1971, phương tiện truyền thông này được ứng dụng trong cuộc sống ngày
càng rộng rãi hơn. Nhờ vậy, thông tin được truyền đi nhanh hơn và điều này đã
đem lại tiện nghi cho bao người, trong đó có chúng ta.
Nhờ thư điện tử, thư tay ngày càng trở nên hiếm hoi, hiếm đến
mức người bình thường như chúng ta có thể thấy không cần sử dụng đến phương
tiện truyền thông cổ điển này. Có người không chỉ cả năm mà có thể nhiều năm
không đặt bút viết một lá thư tay. Điều này chứng tỏ ta đã và đang sử dụng
email nhiều như thế nào. Sử dụng nhiều là vậy, nhưng chúng ta lắm khi chủ quan,
nhiều lúc lười biếng, có cả những trường hợp lạm dụng công nghệ thông tin này
mà tạo cho người nhận email cảm giác không thoải mái.
Tuesday, October 11, 2016
THẤY KHỔ RỒI VƯỢT KHỔ – TỪ SAṂVEGA ĐẾN PASADA
“Tôi tin rằng mỗi người
đều không có sự lựa chọn nào khác là đối mặt với những khó khăn, bức bách (saṃvega)
của riêng mình; chúng ta phải tìm ra lối thoát (pasada) cho chính mình vậy” (Thanissaro).
Câu nói “đời là bể khổ” trở nên quen thuộc với
tất cả chúng ta. Những điều không như ý, bất toàn là hiện thân của cái khổ mà
ta gặp hầu như mỗi ngày. Như vậy, khổ là một chất liệu không thể thiếu làm nên
cuộc sống đầy sắc màu sinh động này và chắc chắn là ta không thể nào tránh né
chúng. Chính vì vậy, trọng tâm bài pháp đầu tiên đức Phật chia sẻ với năm người
bạn đồng tu là khổ và con đường diệt khổ. Điều đầu tiên trên tiến trình này là
nhận rõ diện mạo của khổ đau. Nếu không cảm nhận được cái khổ đang thống thiết bức
bách mình, sẽ không có ai tìm cách để thoát khổ. Đây là một sự thật được đức
Phật chứng minh hùng hồn qua cuộc từ bỏ vĩ đại của Ngài: từ bỏ những gì cao quý
nhất của trần gian là cung vàng điện ngọc để đi tìm con đường thoát khỏi những
giới hạn giam hãm kiếp người. Thái tử nhận ra cái khổ ở các phương diện bức
bách, tù hãm, căng thẳng, bất an thường trực của già, bệnh và chết đè nặng lên
kiếp sống nhân sinh. Thế rồi, hoàn toàn đối lập, hình ảnh một người đạo sĩ
thanh thoát dạo trước cổng thành như một tia nắng lóe lên trên bầu trời u ám
mây đen đã vực dậy tâm lý nặng nề ấy, thắp sáng động lực ra đi để tìm cách cởi
bỏ những ràng buộc nơi thái tử Siddhattha.
Sự ra đi lịch sử ấy, hành trình tìm đạo và thành đạo vô tiền khoáng hậu của đức
Phật bắt đầu từ chuỗi tâm lý thấy khổ rồi vượt khổ, nỗ lực, tinh cần đúng mức
để đi đến thành công. Trên cơ sở nhận
thức này, toàn bộ những lời dạy trong sự nghiệp hoằng pháp của Ngài đặt trên
trục xoay của giáo lý về khổ và con đường diệt khổ.
Subscribe to:
Posts (Atom)