Monday, November 23, 2015

HỌ LÀ AI???

Tôi dành entry này để viết về những học viên “đặc biệt” của khóa học… khá đặc biệt. Đó là những người khắp các nẻo miền đất nước tham gia khóa học cử nhân Phật học, hệ đào tạo từ xa của Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. 

Họ là ai?

Họ là những người xuất gia vừa lo việc chùa, việc giáo hội và cố gắng lắm để theo học chương trình cử nhân Phật học mà lẽ ra, họ dành ra 4 năm xuyên suốt để theo học khóa này theo hệ thường xuyên. Họ là những người vừa làm vừa học, vừa trang bị tri thức cho tự thân, vừa phụng sự trên tinh thần độ tha. Ngoài công việc, họ còn phải tranh thủ sắp xếp thời gian để còn vào mạng lấy bài, nghe, đọc và học…Đó là những tăng ni theo học hệ từ xa, phần lớn còn lại là cư sĩ.
Entry này tôi viết chủ yếu về những người cư sĩ theo học Phật pháp ở khóa IV hệ đào tạo từ xa này. 
Họ là...
Họ là những người từ miền Bắc xa xôi, miền Tây sông nước, miền Đông đất đỏ, miền Trung khô cằn và miền cao nguyên nắng gió… không có điều kiện dự lớp vào các buổi học cuối tuần (vốn được khuyến khích nên có mặt nếu có điều kiện, nhưng không bắt buộc), vì khoảng cách địa lý là cả một vấn đề. Chính vì vậy họ mới chọn học theo hệ từ xa.

Saturday, November 21, 2015

SỐNG BÌNH AN VÀ HIẾN TẶNG BÌNH AN

Trong các phương diện biếu tặng giữa con người, đem lại sự bình an, không nguy hiểm cho đời là sự biếu tặng nhẹ nhàng, sâu sắc, không phô trương, không hình tướng nhưng có tác động vô cùng tích cực và lâu dài đến xã hội ta đang sống. Nếp sống đạo đức của mỗi cá nhân là chất liệu làm nên món quà tặng tuyệt vời này. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, con người có xu hướng thiên trọng vật chất, cứ ngỡ đó là chìa khóa đưa đến hạnh phúc cho mình, nên không mỏi mệt lao vào vòng xoáy của vật chất mà xem nhẹ giá trị đạo đức xã hội. Thế rồi khi mệt nhoài trên con đường danh lợi, họ bế tắc và hiểu ra giàu có không liên quan nhiều đến hạnh phúc của người sở hữu nó. Những ai kịp nhận ra “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt” (Trịnh Công Sơn) sẽ biết chuyển hướng đi tìm một hệ giá trị khác liên hệ nhiều hơn đến hạnh phúc thật sự. Đạo Phật mở ra một hướng nhìn mới cho tất cả: tìm hạnh phúc nơi chính bản thân mình chứ không phải thứ hạnh phúc gắn trên mớ vật chất trần gian tạm bợ ngoài kia. Đức Phật xác định trách nhiệm bản thân đối với cá nhân mỗi người cũng như đối với cộng đồng xã hội là nền tảng cơ bản để xây dựng một xã hội an hòa và hạnh phúc. Ngài tuyên bố, người có đức hạnh không chỉ đem an lạc cho mình, mà còn đem lại an lạc cho cha mẹ, cho vợ con, cho các người phục vụ, cho các người làm công, cho bạn bè thân hữu (Tương ưng bộ kinh, Tập I, chương III, phẩm II, kinh số 9: Không con). Đây là cách đức Phật khuyến khích mỗi con người hiến tặng cho đời sự bình an qua bức thông điệp mang giá trị đạo đức và nhân bản siêu tuyệt của đạo Phật. Sau đây là một số giải pháp gợi ý để chúng ta kiến tạo một đời sống bình an, đồng an hiến tặng sự bình an ấy để chung tay xây dựng một cuộc sống lành mạnh trong cộng đồng.

Friday, November 20, 2015

NGÀY 20 THÁNG 11

Một ngày đặc biệt trong năm với bao cảm xúc...
Như thức ăn đưa vào cơ thể thì nhiều, cuối cùng, cái còn lại là tinh túy được chắt lọc để thấm vào thành mạch máu đi nuôi cơ thể...
Mấy chục năm học qua trường lớp, học trường đời với những cuốn sách không trang và chẳng bao giờ có trang cuối, cùng bao bài học không số, xuyên qua khối thông tin và kiến thức, những gì còn lại với ta là những ấn tượng đẹp về nhân cách sống, về phong cách làm việc, về cảm hứng tìm học những điều mới mẻ, tâm huyết với nghề cùng tình cảm chân thành của bao người thầy niên khóa và thầy cuộc đời còn đọng lại trong lòng...
 Xin cảm niệm tất cả ân tình của các thầy cô với những mảnh ký ức vụn còn chắt chiu lưu giữ trong tâm qua bao thời gian năm tháng cuộc đời....

Hãy đo lường cuộc đời bằng tình thương...
Gần cuối ngày, Thụy Khanh bonus cái hình hay, cho lên đây luôn nè:

Wednesday, November 18, 2015

CON ĐÒ AI LÁI???

Sáng hôm qua (17.11), trong giờ học mình phụ trách, ở lớp có tiết sinh hoạt đột xuất (có lẽ đột xuất với mình, vì cứ nghĩ đến giờ học là chỉ học thôi; chứ về phía sinh viên thì có sự chuẩn bị) khá bất ngờ và vui. Các bạn sinh viên chúc ngày Nhà Giáo, có đốt pháo bông giấy kim tuyến, rồi văn nghệ ca hát…. Hết 1 tiết học quý báu. Mà thôi… chìu số đông; một năm chỉ có một ngày này. Vui nhất là khi nghe đại diện sinh viên chúc ngày Nhà Giáo, trong đó có nói rằng, người học là con đò và người đứng lớp là làn gió đẩy những con đò ấy ra dòng để lướt nhẹ nhàng hơn
Người học như hình ảnh con đò đã là biểu tượng xưa cũ. Ngạn ngữ Ấn Độ có câu “sự học như con thuyền ngược nước, không tiến ắt lùi”. Hình ảnh con đò, con thuyền được nhắc đến trong ngày Nhà Giáo là không mới. Nhưng tiếc rằng, trong ngày tri ân những người “vắt tim, vắt óc và vắt phổi” để cống hiến cho sự nghiệp ‘trồng người” thì hình ảnh rất thơ, rất nhạc, rất họa này được ví cho thầy cô giáo mới đáng buồn làm sao!

Thursday, November 12, 2015

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO...

Sắp đến ngày nhà giáo 20.11 rồi...
Ngày hội năm nay, cho đến giờ này thì chưa có cảm hứng viết gì. Đọc lại hai bài mình viết trước đây, cảm xúc vẫn còn nguyên vẹn. Thôi thì nối link lại hai bài đã viết trước đây và chia sẻ với những ai chưa đọc:

Nhân ngày nhà giáo 20/11

Ngày nhà giáo: nhìn người ta, nghĩ về mình

Friday, November 6, 2015

LỜI NÓI NHƯ BÀI CA...

Hôm nay, trong cái “trùng trùng duyên khởi, tôi nhớ đến bài thơ “The Arrow and the Song” của nhà thơ nổi tiếng Henry Wadsworth Longfellow (1807-1882). Đây là một trong những bài thơ hay nhất của ông và tồn tại như thể chưa hề có sự bào mòn của thời gian. Xưa đến nay và có lẽ còn lâu dài ở mai sau, nó vẫn còn nguyên ý nghĩa vì bài thơ chứa đựng một giá trị nhân bản và đạo đức mà thời nào cũng cần đến.