Đã là bạn, suốt đời là bạn,
Đừng như sông, lúc cạn lúc đầy...
Đừng như sông, lúc cạn lúc đầy...
Khi chúng
ta dùng từ “bạn” đối với người nào, thì nên cư xử với bạn đúng cách. Từ “bạn” ngày
nay bị lạm dụng đến mức nó chẳng có nghĩa lý gì cả. Muốn làm một người bạn tốt, ta cần có suy nghĩ thế này: Nếu
bạn là bạn của mình, bạn sẽ là bạn của mình mãi mãi, dù điều gì xảy đến cho
bạn, dù bạn trở thành một người khác, dù tòa tuyên án tội ác của bạn, dù cả thế
giới ruồng bỏ bạn, dù mình không đồng ý với hành động của bạn, dù mình cho là
bạn sai và lạc đường, thì bạn vẫn là bạn của mình. Để tình bạn có thể được duy
trì lâu dài đòi hỏi trung thành, vượt lên tất cả, đòi hỏi sự hy sinh, kiên trì,
kiên nhẫn và quyết tâm rất lớn. Để làm một người bạn tốt, ta cần phải:
1.
Không bao giờ nói xấu bạn, nhất là sau lưng bạn
Nói xấu bạn là điều tối kỵ
trong tình bạn, mà nói xấu sau lưng là điều không thể chấp nhận được, vì với
cách này, ta đã không giúp được gì cho bạn, còn thể hiện cái vô đạo đức, thiếu
nhân bản của một con người tử tế. Ấy vậy mà trong thực tế, nhiều người nhân
danh là bạn, mà đã trực tiếp “cộng hưởng” trong việc nói xấu bạn mình, thậm chí
những điều bạn mình đang chịu đựng vì oan sai.
Không nói xấu bạn có thể làm dễ
dàng điều này trong môi trường bình thường nhưng khi bất hòa với bạn, là lúc
ta đứng trước thử thách lớn. Bạn là người ta dốc lòng sống với, tận tâm sống
vì, nên rất dễ bị tổn thương khi xảy ra việc cãi vã, hoặc bất đồng quan điểm.
Thế nhưng, dù đau đớn, dù cảm thấy bị tổn thương, thậm chí bị xúc phạm, một
nguyên tắc không có ngoại lệ để có thể làm người tốt là đừng bao giờ đi nói xấu
bạn mình với người khác. Khi xung đột, chỉ việc nghĩ đến tìm một người khác để
giải bày tâm sự, để nói cho vơi nỗi lòng thôi là ta đã thất bại rồi. Khi xảy ra
việc, thông thường, ai cũng thấy mình đúng và người kia sai. Do vậy, nếu tìm
người để chia sẻ, ta dọn tòa cho bản ngã lên ngôi và những điều ta nói mất đi
tính khách quan, công tâm mà thiên về nói xấu bạn, nói tốt cho bản thân mình.
Điều này làm rạn nứt tình bạn, mất đi lòng tin yêu của bạn dành cho mình.
Khi đang
giận hờn bạn mình, tâm lý ta chùng xuống và khi ấy, ta mang cặp kính “loạn thị”
để nhìn bạn. Cần ý thức điều này để tìm cách giữ cân bằng tâm sinh lý, không
chao đảo bất an. Khi tự mình đủ sức để cân bằng, ta không đổ xô tìm người để
tâm sự, giải bày gì cả, vì không ai thấu hiểu việc của cá nhân mình nên không
ai có thể can thiệp giải quyết điều này giúp mình đâu. Cần có nội lực và tâm
bao dung đủ lớn để ôm ấp nỗi buồn và tự mình hóa giải để không phải mắc thêm
lỗi lầm với bạn và làm tổn thương tâm mình.
2. Ai
nói xấu bạn sau lưng, thì bảo vệ bạn. Nếu bảo vệ không được thì nín thinh, đừng
hùa theo nói xấu bạn mình
Bảo vệ bạn
khi cần thiết là cách để thể hiện mình luôn là nơi nương tựa cho bạn, ngay cả
trong những tình huống khó khăn nhất, để bạn mình còn có chút niềm tin vào con
người, vào cuộc sống mà gượng đứng dậy từ nơi mình ngã. Người nói xấu người
khác là người thiếu thiện chí, thiếu từ tâm, thiếu thông cảm và thiếu đi tính
người. Người biết cảm thông với thất bại, vụng về của người khác và xem lỗi lầm
như là một phần cuộc sống con người sẽ góp ý trực tiếp, chân tình với động cơ
tốt đầy thiện chí và lòng thương yêu. Do vậy, nói xấu người khác, bản thân
người ấy cũng chưa phải là người tốt. Là
một người bạn đúng nghĩa, ta phải làm rào chắn bảo vệ bạn để bạn không
phải tổn thương nhiều hơn nữa. Làm điều này không phải dung túng những sai lầm
của bạn mình, mà ta phải có cách giúp bạn thiết thực hơn, hiệu quả hơn chứ
không phải thờ ơ nhìn cảnh những người vô tâm đang khoét sâu vào vết thương của
bạn mình như vậy. Nhẫn tâm lắm!
3. Khi
nói chuyện với người khác, chỉ nói về điều tốt của bạn mình
Ai cũng có
cái tốt và cái chưa tốt, ta cũng vậy, bạn ta cũng vậy và bao người khác ngoài
xã hội cũng như thế mà thôi. Điều thứ hai ở trên không nói xấu và không đồng
tình khi người khác nói xấu bạn mình, cũng có nghĩa ta chỉ nên nói điều tốt về
bạn của mình mà thôi. Con người có thể có hằng trăm điều xấu và một vài điều
tốt. Ích gì khi ngồi lại là ca cẩm những điều chưa tốt của người khác. Cứ nói
về những điều tốt, tán thưởng những điều tốt như một cách khuyến khích họ tiếp
tục sống tốt, những điều xấu dần lặn xuống, yếu dần và mất dần đi tính năng
hoạt động của nó. Ta làm như vậy là cách giúp người sống tích cực, tư duy tích
cực mà tâm ta cũng hướng về ánh sáng thiện lành nhiều hơn, như cây cỏ vươn tìm
anh sáng mặt trời.
Chỉ nói
những điều tốt của bạn là cách đồng tình và khuyến khích bạn sống tốt hơn nữa.
Điều này không chỉ tốt cho bạn mình mà còn tốt cho cả bản thân ta. Ta nói cái
tốt không chỉ của bạn mình, mà của tất cả việc tốt của những ai ta biết được
với tâm hoan hỷ. Vui với cái tốt của người khác và nói về cái tốt của người
khác có nghĩa là ta dành một sự trân trọng cho cái tốt, ta sẽ tiến đến gần với
các điều thiện hơn. Ta nói về điều tốt là tâm ý chúng ta có khuynh hướng về các
điều thiện lành. Người có khuynh hướng về các điều thiện thì ý nghĩ, lời nói và
hành động thiện lành. Khi nói điều tốt của người khác, nhất là khi nói về bạn
mình, ta đã làm một việc “nhất cử lưỡng tiện”, lợi cho mình và lợi cho người
khác như thế này mà không làm thì uổng phí quá!
4. Tin
tưởng bạn và trung thành với bạn
Tin tưởng
trọn vẹn vào bạn mình và trung thành tuyệt đối với bạn để xóa bỏ rào cản giữa
ta và bạn là điều cần thiết để ta xóa nhòa ranh giới bỉ thử giữa mình và bạn.
Khi không còn giới hạn, chúng ta sẽ đặt niềm tin trọn vẹn và trung thành tuyệt
đối với bạn. Một khi tin tưởng và trung thành, con người không phải mất thời
gian và năng lượng vô ích cho việc dò xét lẫn nhau, nghi kỵ lẫn nhau và đối phó
nhau, thay vào đó, năng lượng và thời gian dành trọn vẹn cho việc chung tay góp
sức, tạo một nawmg lượng cộng hưởng để cùng làm điều tốt đẹp cho mình và cho
đời thì còn gì quý hơn. Trung thành trong khổ cũng như trong vui, tin tưởng mà
tâm sự với bạn những điều bí mật của mình; giữ gìn kín điều bí mật của bạn;
không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn; dám hy sinh thân mạng vì bạn là chất keo
dính gắn kết tình bạn lâu dài. Điều này được ghi
nhận trong bài Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt, số 31, Trường bộ kinh.
5. Giúp
đỡ vật chất và chỗ nương tựa tinh thần khi cần thiết
Một khi
chấp nhận người nào là bạn mình, ta không bao giờ so đo tính toán. Trong bốn
loại bạn: bạn như hoa, bạn như cân, bạn như núi và bạn như đất thì ta nên chọn
làm hai loại bạn như núi và như đất thôi. Hoa sớm nở tối tàn, bạn khi giàu sang
quyền quý, còn lúc sa cơ thất thế ngoảnh mặt thì không đáng mặt bạn chút nào.
Bạn như cân thì suốt ngày cứ cân đo đong đếm, hơn thua với người ta gọi là
“bạn” thì thật xấu hổ. Nên làm chỗ nương
tựa để hy sinh che chở cho bạn, luôn là nơi để đón nhận mọi sự, dù đó là sự
chia sẻ vật chất lúc bạn cần hay là điểm tựa tinh thần vững chãi cho bạn khi
bạn đang chới với giữa dòng đời là điều cần thiết. đồng thời nuôi tâm lành của
mình vậy.
Bạn thật sự
là bạn khi cần, câu này luôn đúng. Muốn làm một người bạn tốt, ta cần nhớ câu
này đầu tiên để kịp thời có mặt và làm chỗ nương tựa đúng nghĩa cho bạn mình
khi bạn cần lắm một người bên cạnh. Khi bạn lâm vòa cảnh khốn khó – một tình
huống mà ai cũng có khả năng gặp phải trong đời bất cứ lúc nào vì sự Khi bạn
xuống tinh thần, ta cần có bờ vai vững chãi để bạn tựa đầu để rồi gượng dậy sau
vấp ngã. Nếu ta dao động vì lời ong tiếng ve bên ngoài, mất niềm tin vào bạn
thì
6. Khuyên
bạn những điều lợi ích
Là
một người bạn tốt, ta cần phải nghĩ đến việc đem lại lợi ích cho bạn mình mọi
lúc, mọi nơi, trong mọi tình huống, đối với mọi việc. Ngoài việc hỗ trợ thiết
thực cho bạn về vật chất lẫn tinh thần, ta cần khuyên bạn những điều lợi ích để
đưa bạn vào quỹ đạo sống đạo đức. Sự góp ý, khuyên răn của bạn bè thường có tác
dụng rất lớn, lớn hơn cả những lời góp ý của người thân trong gia đình. Có được
một người bạn tốt là có một kho báu vì ta có được nhiều lợi ích từ những lời
khuyên răn, nhắc nhở của người bạn này. Trong một bài kinh, tôn
giả Ānanda trình Phật: “Kính bạch đức Thế Tôn, một nửa
Phạm hạnh này, là có bạn tốt, có người đồng hành tốt, có người đồng
chí tốt”. Đức Phật trả lời “không phải vậy đâu Ānanda! không
phải vậy đâu Ānanda! Toàn bộ phạm hạnh này, này Ānanda, là có
bạn tốt, có người đồng hành tốt, có người đồng chí tốt. Khi
một vị tỳ kheo có bạn tốt, có người đồng hành tốt, có người đồng
chí tốt, một điều có thể mong đợi là người ấy sẽ thực hành và
nuôi dưỡng con đường Bát chánh đạo.” (Tương ưng bộ kinh, Tập V, chương
I, phẩm 1, kinh số 2)
7. Làm
tất cả cho bạn với lòng thương yêu chân thành
Tất cả những điều trên ta làm
cho bạn mình cần xuất phát từ lòng thương yêu chân thành, không ngụy trang,
không giả dối, không màu mè khách sáo, mà thuần túy một tình cảm trong vắt
chiết xuất từ đáy con tim mới có thể bền bỉ với thời gian, vững vàng qua thử
thách, để có thể bên cạnh bạn lâu dài giúp bạn ngày càng toàn thiện hơn. Đây
cũng là cách để nuôi dưỡng tâm thiện lành của mình trong mọi hoạt động. Là một người
bạn tốt, không có nghĩa ta làm thay phần việc của bạn mình, mà là người có khả
năng hỗ trợ bạn để những điều xấu ác trong bạn ngày càng giảm thiểu và những
điều tốt đẹp trong bạn ngày càng tăng lên. Là bạn tốt, ta phải là người có khả
năng làm cho những khổ đau trong đời sống của bạn ngày càng giảm thiểu và sự
bình an trong đời sống của bạn ngày càng tăng lên. Với tình thương yêu chân thành,
ta có thể làm được việc này không mấy khó khăn.
Một khi ta chấp nhận một người
nào đó là bạn của mình, ta tự đặt cho mình một trách nhiệm, bằng mọi cách, giúp
cho bạn trở nên tốt hơn. Nếu bạn của ta, vì một lý do nào đó, đã biến chất và nhân
cách của người ấy bị vỡ vụn, thì chính là ta, không ai khác, có trách nhiệm
giúp người ấy cúi xuống nhặt từng mảnh vụn để hàn gắn và tái tạo một cuộc sống
mới, khiến cho nhân phẩm của bạn ta được phục hồi, những điều thiện của người
ấy được tái sinh trở lại. Ta cần sống làm sao để khi đối mặt với khó khăn, thử
thách, ta sẽ là người đầu tiên bạn mình nghĩ đến như một chỗ nương tựa vững
chắc để lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
Tất cả
những điều này cần phải làm một cách tự nhiên như một phản xạ không điều kiện,
tự nhiên như hơi thở vô, hơi thở ra của mình, chúng ta mới xứng đáng là người
bạn tốt. Làm được bạn tốt ta mới có bạn tốt. Nếu không làm các điều này tự
nhiên như là hít thở, thì ta sẽ không bao biết được giá trị và ý nghĩa cũng như
lợi ích của một tình bạn chân chính là gì.
Sống ở đời, đã là con người, cần tử tế với nhau, hà huống gì với những người mình đã và đang coi họ là bạn!
Sống ở đời, đã là con người, cần tử tế với nhau, hà huống gì với những người mình đã và đang coi họ là bạn!