Thursday, January 30, 2014
Wednesday, January 29, 2014
Tuesday, January 28, 2014
THIỆN, MỸ VÀ CHÂN (kỳ 1)
Tác giả: Bhikkhu Bodhi
Người dịch: Hằng Như
Mưu cầu hạnh phúc
Tất cả chúng sanh, từ trong bản chất, luôn tìm cách thoát khỏi khổ đau và mưu cầu hạnh phúc. Thế nhưng, mục đích này không dễ gì đạt được vì người mong ước hạnh phúc không có nghĩa là tự động biết cách đi tìm hạnh phúc. Nếu kiến thức về các phương thức đi tìm hạnh phúc tự động xuất hiện cùng với lòng mong cầu hạnh phúc, ai trong chúng ta cũng có khả năng tự mình đạt đến hạnh phúc hoàn thiện thì có lẽ không cần sự có mặt của Đức Phật trên cuộc đời này.
THAY ĐỔI TÌNH THẾ!
Lâu rồi, tôi có đọc câu
chuyện về người nông dân và con lừa già. Chuyện kể rằng, có một con lừa già của
một ông nông dân nọ, một hôm đi quanh quẩn trong vườn, chẳng may bị rơi xuống
cái giếng khô cạn và đau đớn kêu la thảm thiết. Người nông dân cố nghĩ xem nên
làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, không ích lợi gì trong việc cứu
con lừa lên cả, thôi thì cái giếng cũng chỉ bỏ không, luôn tiện lấp lại luôn.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng.
Lúc đầu, con lừa cảm thấy
kinh hoàng vì những gì người ta đang làm đối với nó, càng kêu la thảm thiết.
Nhưng khi từng tảng đất được hất xuống giếng liên tiếp theo nhau ập trên vai
nó, một ý nghĩ chợt lóe lên: phải tự cứu mình! Cứ mỗi lần một tảng đất rơi đè
lên vai, nó lại lắc mình cho đất rơi xuống và ngoi lên trên! Nó kiên định với một
lời tự nhủ và tự cổ vũ: “Nào mình hãy hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống
và bước lên trên...” Mặc cho sự đau đớn ê ẩm phải chịu sau mỗi tảng đất ập xuống,
mặc cho sự bi đát cùng cực của tình huống mà nó phải gánh chịu, con lừa tiếp tục
xoay xở, không còn hoang mang, hoảng sợ, tiếp tục theo đúng phương châm “hất nó
xuống và bước lên trên”.
Không bao lâu sau, dù phải tốn hao nhiều sức lực, con lừa già
đã vui mừng bước lên khỏi miệng giếng bằng chính sự nỗ lực, bình thản và quyết
định sáng suốt của mình. Những gì người ta đưa xuống với mong muốn đè bẹp và
chôn sống nó, không phải để cứu sống nó. Con lừa đã tự cứu mình bằng sự can đảm
đối diện với nghịch cảnh của mình mà đã chuyển xoay được tình thế.
Trong cuộc sống, có lúc
tôi và bạn có thể lâm vào tình cảnh của con lừa già: vô tình rơi xuống giếng. Cứ
bình tĩnh xem thiên hạ đối với mình thế nào. Dù người đời có đối xử phũ phàng đến
đâu đi nữa, dù tình huống có gây cấn éo le thế nào đi nữa, đừng la hét hoảng loạn,
hãy vững tin nơi mình. Không cần đấu tranh, biện minh biện hộ gì cả, không mong
chờ cầu cứu nơi chính những người xúc từng xẻng đất miệng lằn lưỡi mối chôn uy
tín, danh dự mình, hãy bình tĩnh tự tin vào chính mình, tin vào lẽ phải, công bằng
của cuộc sống. Niềm tin lúc này là cần thiết nhất, khi không còn ai để tin, thì
ít ra cũng còn tin vào bản thân mình nếu mình không làm gì sai một cách quá
đáng, vẫn còn niềm tin vào những quy luật khách quan vận hành cuộc sống. Nên tự
nhắc mình “mất tiền là mất ít, mất bạn là mất nhiều và mất niềm tin là mất tất
cả”.
Không sai thì làm sao mà con
lừa chui tọt xuống giếng vậy? Chẳng qua do vụng về mà vô tình chui xuống đó
thôi. Cứ phải trả giá với những lơ đễnh, sơ suất, thiếu cẩn thận của mình đi.
Mà việc đã qua, rút kinh nghiệm đã đành, điều cấp bách là đối mặt với các vấn đề
của mình một cách tích cực và quả cảm, khước từ tâm trạng hoảng loạn trong dòng
năng lượng của tâm thức, chấp nhận cay đắng, học cách “lắc mình” cho đất đá người
đời muốn chôn lấp mình rơi xuống dưới chân và trở thành bệ đỡ đưa mình lên khỏi
miếng giếng, như con lừa già trong câu chuyện trên. Kiên trì định hướng và vững
niềm tin rằng, cuối đường hầm, trời sẽ sáng thì những nghịch cảnh tưởng chừng
có thể chôn vùi chúng ta, lại sẽ tiềm ẩn trong chính nó những sự trợ giúp không
ngờ tới. Hất nó xuống và bước lên trên là nguyên tắc sống trong hoàn cảnh này.
Trên kia, mặt trời vẫn mọc
đằng đông mà. Sự thật sẽ tìm được tiếng nói của nó, dù ai đó có cố tình chôn
vùi! “Nếu không vậy thì xã hội này đảo lộn hết rồi à?”
Thursday, January 23, 2014
NƠI KHÔNG CÓ KHÓ KHĂN THỬ THÁCH
Trong một khu vực dân cư nọ có một người bác sĩ tên Sam. Phòng mạch bác sĩ Sam lúc nào cũng đông nghẹt người. Bệnh nhân tìm đến bác sĩ này không phải vì tay nghề ông cao mà vì ông rất tài tình và linh hoạt khi tiếp xúc và điều trị bệnh nhân.
Một hôm, khoảng 10.30 tối, khi bác sĩ Sam chuẩn bị đóng cửa phòng mạch thì có một người bệnh nhân hớt hải xông vào phòng mạch bác sĩ. Bác sĩ Sam liền hỏi người bệnh nhân đau gì. Trong hoảng loạn, người bệnh nhân liền trút một hơi liền “thưa bác sĩ, tôi cần bác sĩ giúp tôi, tôi muốn bác sĩ trả lời thẳng thắn vấn đề của tôi.” Bác sĩ Sam hỏi “vấn đề của anh là gì?” Anh ta liền nói “xin bác sĩ giúp tôi, chỉ cho tôi biết trên đời này, có chỗ nào tôi không phải đương đầu với khó khăn thử thách không?”. Bác sĩ Sam hỏi “tại sao anh hỏi về vấn đề này?” Người thanh niên đáp “tôi muốn sống ở nơi đó.”
NGÕ...TẾT!
Truyện này viết từ năm 2009, mà cất kỹ quá, giờ mới share với bà con:
Phố nhỏ càng về đêm càng vắng, lại càng vắng hơn trong những đêm đông mưa phùn lất phất. Cốc…cốc…cốc… Tiếng gõ quen thuộc trên con phố nhỏ trong đêm đông làm nao lòng bao người khi thấy bóng dáng gầy gò của một thằng bé đằng sau chiếc xe đẩy hủ tiếu nghi ngút khói bốc lên từ nồi nước lèo. Tiếng một phụ nữ bên kia đường gọi vói sang, “Hùng ơi, cho hai tô đi!”. Thằng bé nhanh nhảu đáp “Dạ, dì Bảy đợi con tí nha.” Vừa nói, tay nó thoăn thoắt làm hủ tiếu, múc nước lèo, thêm rau quế, ớt, chanh… trông thật điêu luyện. Trong vòng ba phút, hai tay bưng hai tô hủ tiếu, nó băng qua đường trao cho khách hàng quen, rồi nhanh nhẹn chạy lại xe đẩy, tiếp tục âm thanh quen thuộc mỗi ngày, cốc…cốc…cốc…. Nó sẽ gom tô và nhận tiền sau khi đi đến cuối con hẻm và quay trở ra.
Wednesday, January 22, 2014
NHÂN NÀO QUẢ NẤY
Một hôm, một người đàn ông nọ trông thấy một bà già với chiếc xe hư nằm bên lề đường. Trời đã nhá nhem tối, tuy vậy, anh ta vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh cho xe vào lề đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi xuống xe. Chiếc xe Pontiac vẫn ỳ ạch nổ máy khi anh tiến đến sát bên bà.
Tuesday, January 21, 2014
ĐA DẠNG CÁI HÈN
Hồi nhỏ, đọc truyện cười dân gian, tôi cảm thấy thú vị, pha lẫn một chút khinh bỉ, khi gặp những nhân vật hèn, ví dụ anh chàng tham ăn mới nấu củ từ xong, giấu củ từ trong lưng quần, gặp lúc vợ đi chợ về, củ từ nóng quá, không chịu nổi, giả bộ nhảy lên mừng vợ và biện hộ với con “Từ cha con ở với ai, ai nuôi con lớn con đòi từ cha” khi con đòi “(khoai) từ, cha!”…rồi chuyện mẹ chồng, nàng dâu cùng ăn vụng gặp nhau, thầy đồ ăn vụng… Rồi ai cũng biết cái hèn của Thúc Sinh trong truyện Kiều, khi chứng kiến cảnh Hoạn Thư hành hạ Kiều trước mặt cũng chỉ đành giả câm giả điếc, muối mặt nhìn người mình từng thề non hẹn biển bị hành hạ trong nhục nhã ê chề. Ấy thế mà nhiều người bênh vực và đồng cảm với cái hèn của Thúc Sinh, cho rằng “gặp thời thế, thế thời phải thế”.
Subscribe to:
Posts (Atom)