Xã hội đã giao nhiệm vụ giáo dục chủ
yếu cho nhà trường qua các cấp học mà trẻ theo học. Mặc dù nhà trường là nơi
trẻ được đào tạo, giáo dục toàn diện, chương trình học thiên nặng về
kiến thức học đường, tri thức khoa học nên không còn nhiều thời gian dành cho
giáo dục đạo đức. Do đó, gia đình là môi trường quan trọng nhất để giáo dục
những hành vi đạo đức cho trẻ em. Muốn giáo dục trẻ hiệu quả, cha mẹ và những
người liên quan trong gia đình cần phải có tâm thương yêu trẻ, kỹ năng giáo dục
và nghệ thuật giáo dục. Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ bàn đến một số điều
căn bản phụ huynh cần lưu tâm để có thể giáo dục đạo đức cho trẻ một cách tốt
nhất.
Khen ngợi những hành vi đạo đức tốt
Khen trẻ em để chúng ngoan hơn và
nêu gương tốt của bạn bè để con học tập theo là điều cha mẹ nên làm. Một biểu
hiện nào ở trẻ thể hiện tâm thiện lành, đạo đức đều nên tán dương một cách thích
hợp. Làm được điều này, trẻ có thể dần hình thành một thói quen, một phản xạ vô
điều kiện từ phản xạ có điều kiện ban đầu là tiếp tục làm điều đó vì muốn được
khen tặng, tán thưởng. Khi khen trẻ, nhiều nhà tâm lý khuyên nên chú trọng vào
đặc tính, bản chất hơn là hành vi. Ví dụ một hôm, thấy con biết bẻ đôi cái bánh
mẹ mới cho để chia cho đứa bé hàng xóm, hay cho đứa bạn vài viên bi, cha mẹ nên
khen con. Lời khen “con ngoan lắm khi biết nghĩ đến và sống vì người khác” có
tác dụng tích cực hơn lời khen tập trung vào hành vi rằng “con ngoan lắm, biết
chia sẻ bánh (hoặc bi) cho bạn”.
Theo hai giáo sư Eisenberg và David R. Shaffer, khi trẻ có hành vi chưa tốt, không đáp ứng được mong muốn của cha mẹ, chúng ta cũng nên có “nghệ thuật” để đánh động tâm lý xấu hổ, ý thức được việc làm chưa tốt của mình nơi trẻ em. Làm được như vậy, trẻ em sẽ tiếp thu, rút kinh nghiệm và xử sự tốt hơn ở lần sau. Ví dụ khi trẻ em có biểu hiện gian lận trong khi chơi với bạn, như cất giấu đồ chơi để dễ dàng thắng cuộc, cất giấu đồ ăn để được phần hơn…, cha mẹ có thể nói “không chân thật là một tính không tốt, gây tác hại cho người khác. Cha/ mẹ thất vọng khi con có biểu hiện không chân thật như vậy. Thế nhưng không sao, con là một đứa trẻ ngoan, ngay cả lúc này, khi con có biểu hiện chưa chân thật với bạn. Cha/ mẹ biết con sẽ không như vậy nữa, đúng không nào, con trai/ con gái ngoan của cha/ mẹ?” Khi đứa trẻ ý thức được hành vi của mình là không tốt và nhất là không được cha mẹ khen tặng, chúng sẽ dễ dàng thay đổi trong tương lai để được nhìn nhận là “ngoan” trong mắt cha/ mẹ.
Theo hai giáo sư Eisenberg và David R. Shaffer, khi trẻ có hành vi chưa tốt, không đáp ứng được mong muốn của cha mẹ, chúng ta cũng nên có “nghệ thuật” để đánh động tâm lý xấu hổ, ý thức được việc làm chưa tốt của mình nơi trẻ em. Làm được như vậy, trẻ em sẽ tiếp thu, rút kinh nghiệm và xử sự tốt hơn ở lần sau. Ví dụ khi trẻ em có biểu hiện gian lận trong khi chơi với bạn, như cất giấu đồ chơi để dễ dàng thắng cuộc, cất giấu đồ ăn để được phần hơn…, cha mẹ có thể nói “không chân thật là một tính không tốt, gây tác hại cho người khác. Cha/ mẹ thất vọng khi con có biểu hiện không chân thật như vậy. Thế nhưng không sao, con là một đứa trẻ ngoan, ngay cả lúc này, khi con có biểu hiện chưa chân thật với bạn. Cha/ mẹ biết con sẽ không như vậy nữa, đúng không nào, con trai/ con gái ngoan của cha/ mẹ?” Khi đứa trẻ ý thức được hành vi của mình là không tốt và nhất là không được cha mẹ khen tặng, chúng sẽ dễ dàng thay đổi trong tương lai để được nhìn nhận là “ngoan” trong mắt cha/ mẹ.
Cha mẹ là người gần gũi nhất với trẻ, cần kiên nhẫn, nhạy bén và linh hoạt trong việc khen tặng để giúp trẻ ngoan hơn. Với trẻ em được gần gũi cha mẹ, việc khơi nguồn, nuôi dưỡng một tính cách đẹp tương đối dễ dàng hơn nhiều so với đứa trẻ không gần gũi cha mẹ vì một hoàn cảnh nào đó. Những đứa trẻ sớm xa cha mẹ thường chịu thiệt thòi hơn trong việc được chăm chút, hướng dẫn để ý thức được tốt- xấu. Trẻ ít gần cha mẹ thường có tính tự lập, bản lĩnh nhưng “quà tặng” không mong muốn kèm theo là các bé thường có tính ngang bướng, ít thích sống theo nguyên tắc chung và thường mất một thời gian dài hơn để có thể hiểu, chịu trách nhiệm và điều chỉnh một hành vi chưa chuẩn để trở thành một trẻ ngoan. Do vậy, nếu không có cha mẹ bên cạnh, người thay thế cần kiên nhẫn hơn và ý thức rõ vai trò của mình trong giáo dục đạo đức để giúp trẻ ngoan hơn. Kiên nhẫn khơi nguồn, chịu khó giải thích, kiên trì lắng nghe và thấu hiểu để nuôi dưỡng và phát triển từng đức tính tốt ở trẻ.
Làm gương tốt cho trẻ
Cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ. Nếu muốn trẻ em có những đức
tính tốt, trước hết, cha mẹ cần làm gương. Trẻ em học qua sự bắt chước hành vi,
lời nói và cách ứng xử của người lớn, cụ thể là cha mẹ, hơn là những lời dạy
suông. Do đó, muốn trẻ em học tập tính cách nào, cha mẹ cần thể hiện chúng
trong đời sống thường ngày một cách chân thật và có ý thức, không diễn tuồng
trước mặt trẻ em mà tưởng rằng chúng không nhận thức được. Nếu cha mẹ dạy con
một đường, làm một nẻo thì lời dạy ấy không bao giờ có kết quả, mà con chỉ học
theo những gì cha mẹ làm, mà không theo những gì cha mẹ rao giảng.
Là cha mẹ mẫu mực, mỗi sớm bình minh, khi vừa thức giấc, chúng ta cần đặt ra câu hỏi rằng “nếu suốt ngày hôm nay, đứa con của ta chỉ có thể tiếp xúc với những hành vi, cử chỉ của bản thân ta mà thôi, liệu bé học hỏi điều gì ở ta?” Câu hỏi này giúp ta luôn ý thức, tỉnh giác những hành vi, cử chỉ của mình trong đời sống giao tiếp thường ngày với mọi người và những gì mình muốn “in dấu” nơi tâm hồn trong trắng, ngây thơ của trẻ. Trẻ học qua cửa ngõ “thấy” nhiều hơn là “nghe”, nên một trăm lần nói không bằng một lần làm. Cách chúng ta hóa giải cảm xúc, cư xử với người xung quanh được trẻ em tiếp thu rất nhanh chóng qua kênh vô thức cũng như ý thức. Một lời cảm ơn, một câu xin lỗi, một thái độ dám nhận trách nhiệm việc mình làm… được cha mẹ thực hiện thường xuyên sẽ là những bài học sống động cho trẻ.
Là cha mẹ mẫu mực, mỗi sớm bình minh, khi vừa thức giấc, chúng ta cần đặt ra câu hỏi rằng “nếu suốt ngày hôm nay, đứa con của ta chỉ có thể tiếp xúc với những hành vi, cử chỉ của bản thân ta mà thôi, liệu bé học hỏi điều gì ở ta?” Câu hỏi này giúp ta luôn ý thức, tỉnh giác những hành vi, cử chỉ của mình trong đời sống giao tiếp thường ngày với mọi người và những gì mình muốn “in dấu” nơi tâm hồn trong trắng, ngây thơ của trẻ. Trẻ học qua cửa ngõ “thấy” nhiều hơn là “nghe”, nên một trăm lần nói không bằng một lần làm. Cách chúng ta hóa giải cảm xúc, cư xử với người xung quanh được trẻ em tiếp thu rất nhanh chóng qua kênh vô thức cũng như ý thức. Một lời cảm ơn, một câu xin lỗi, một thái độ dám nhận trách nhiệm việc mình làm… được cha mẹ thực hiện thường xuyên sẽ là những bài học sống động cho trẻ.
3. Phân tích ảnh hưởng của hành vi đạo đức đến người khác
Khi trẻ em làm một điều gì đó thể
hiện đức tính tốt cần phát huy, ngoài việc khen bé, chúng ta cần giải thích
thêm cho trẻ hiểu được tương quan nhân quả, ảnh hưởng tích cực từ đức tính tốt
này đối với những người xung quanh. Ví dụ khi nghe bé từ trường học về khoe
rằng, bạn ngồi bên cạnh hư viết đột xuất và bé mang theo hai cây viết, bé cho
bạn mượn một cây để viết bài. Là cha mẹ, chúng ta kịp thời khen tặng bé về hành
vi dễ thương này, rằng “con biết chia sẻ đồ dùng học tập với bạn đúng lúc như
vậy là hay lắm. Nhờ có cây viết của con, bạn theo kịp bài, không phải lo lắng
gì, tập trung bài tốt. Biết quan tâm người khác là việc tốt con cần làm. Con
của mẹ/ cha hôm nay giỏi quá…”
Hoặc khi chúng ta thấy con mình lấn lướt bạn, chọc ghẹo bạn trong khi cùng tham gia trò chơi thì cũng kịp thời nhắc nhở “con thấy đó, con làm bạn khóc rồi kìa. Như vậy, con chưa phải là người bạn tốt…” hoặc “con làm vậy là không công bằng, lần sau, bạn bè không thích chơi với con đâu. Bạn không thèm chơi với con, con không sợ à?” Khi nhận thức được đâu là đúng, đâu là sai trong việc mình đã làm và mình sẽ làm gì trong tương lai khi gặp tình huống tương tự, các em rút kinh nghiệm và tự biết điều chỉnh hành vi của mình trong tương lai để được chấp nhận, được khen tặng là ngoan, là giỏi trong mắt cha mẹ và người khác. Mục đích của chúng ta là hướng cho trẻ tự nhận định đúng sai, tự định hướng hành vi của mình theo chuẩn mực đạo đức để trẻ tự tin hơn trong cuộc sống.
Hoặc khi chúng ta thấy con mình lấn lướt bạn, chọc ghẹo bạn trong khi cùng tham gia trò chơi thì cũng kịp thời nhắc nhở “con thấy đó, con làm bạn khóc rồi kìa. Như vậy, con chưa phải là người bạn tốt…” hoặc “con làm vậy là không công bằng, lần sau, bạn bè không thích chơi với con đâu. Bạn không thèm chơi với con, con không sợ à?” Khi nhận thức được đâu là đúng, đâu là sai trong việc mình đã làm và mình sẽ làm gì trong tương lai khi gặp tình huống tương tự, các em rút kinh nghiệm và tự biết điều chỉnh hành vi của mình trong tương lai để được chấp nhận, được khen tặng là ngoan, là giỏi trong mắt cha mẹ và người khác. Mục đích của chúng ta là hướng cho trẻ tự nhận định đúng sai, tự định hướng hành vi của mình theo chuẩn mực đạo đức để trẻ tự tin hơn trong cuộc sống.
4. Đặt ra chuẩn mực đạo đức cho trẻ
Cha mẹ cần đưa ra chuẩn mực đạo đức,
những đức tính tốt mà cha mẹ muốn con mình có được. Với các em, cách sinh động
nhất và hiệu quả nhất là tâm tình với các em như những người bạn nhỏ qua các
tình huống cụ thể. Liệt kê một cách bài bản, nguyên tắc cứng nhắc sẽ không bao
giờ đưa đến hiệu quả mong muốn. Các em không thích nghe rao giảng hoặc cứ lặp
đi lặp lại những điều mang tính kinh điển một cách đơn điệu. Bằng các tình
huống sinh động trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, các mẩu chuyện, nhân vật
trong một chương trình TV mang tính giáo dục, chúng ta trò chuyện, gợi ý để các
em nhận xét, kết luận, đánh giá của các em về con người và sự việc, từ đó, đưa
các em tiếp cận dần với chuẩn mực đạo đức mà mình muốn dần ổn định trong nhân
cách của các em.
Dùng ngôn ngữ thật đơn giản, trong sáng, ngang tầm hiểu của các em để dẫn dắt các em tham gia vào sự thảo luận một cách tự nhiên nhất, chúng ta sẽ gặt hái hiệu quả tốt nhất. Cứ kiên nhẫn lặp đi lặp lại nhiều lần, với tình thương yêu chăm sóc tự đáy lòng, cùng với sự linh hoạt của mình, trẻ dần dần hiểu ra cha mẹ muốn trẻ trở thành người như thế nào, có những đặc tính đạo đức gì, thái độ sống ra sao. Các em rất nhạy bén và nhận thức tốt nếu người lớn biết cách truyền đạt ý tưởng và kỳ vọng của mình một cách có nghệ thuật.
Dùng ngôn ngữ thật đơn giản, trong sáng, ngang tầm hiểu của các em để dẫn dắt các em tham gia vào sự thảo luận một cách tự nhiên nhất, chúng ta sẽ gặt hái hiệu quả tốt nhất. Cứ kiên nhẫn lặp đi lặp lại nhiều lần, với tình thương yêu chăm sóc tự đáy lòng, cùng với sự linh hoạt của mình, trẻ dần dần hiểu ra cha mẹ muốn trẻ trở thành người như thế nào, có những đặc tính đạo đức gì, thái độ sống ra sao. Các em rất nhạy bén và nhận thức tốt nếu người lớn biết cách truyền đạt ý tưởng và kỳ vọng của mình một cách có nghệ thuật.
5. Dạy trẻ luôn ghi nhớ quy tắc vàng trong cư xử
Một quy tắc vàng (Golden Rule)
trong cư xử đã được
kiểm chứng với nhiều nền văn minh khác nhau qua nhiều thời đại rằng: mình muốn
người khác cư xử với mình thế nào, hãy cư xử với họ theo cách như thế ấy (“Treat
others as you want to be treated”). Đây là một nguyên tắc kinh điển được chấp
nhận và vận dụng trong các lãnh vực triết học, tâm lý học, xã hội học và tôn
giáo. Từ điển bách khoa mở Wikipedia có một bài viết về entry “Golden Rule”
này.
Khổng Tử có câu “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”: Điều gì mình không muốn thì cũng đừng làm cho người. Hãy đặt mình vào vị trí của người đối diện để hiểu, thông cảm, thấu cảm với họ hơn. Chúng ta muốn người khác tử tế, trước hết, hãy làm người tử tế. Hướng dẫn trẻ em suy nghĩ đến hậu quả, nhắc các em tự tìm câu trả lời cho câu hỏi “liệu con có muốn người khác đối xử với con như cách con đối xử với họ không?” Tập dần cho đến khi quy tắc đối xử này trở thành nếp nghĩ, cách làm cho tất cả các thành viên trong gia đình. Điều cốt yếu, chung quy lại, là bản thân cha mẹ và người lớn trong gia đình phải làm gương về phương diện đạo đức, để lời nói đi đôi với việc làm, mới có thể dạy con trẻ sống đạo đức.
Khổng Tử có câu “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”: Điều gì mình không muốn thì cũng đừng làm cho người. Hãy đặt mình vào vị trí của người đối diện để hiểu, thông cảm, thấu cảm với họ hơn. Chúng ta muốn người khác tử tế, trước hết, hãy làm người tử tế. Hướng dẫn trẻ em suy nghĩ đến hậu quả, nhắc các em tự tìm câu trả lời cho câu hỏi “liệu con có muốn người khác đối xử với con như cách con đối xử với họ không?” Tập dần cho đến khi quy tắc đối xử này trở thành nếp nghĩ, cách làm cho tất cả các thành viên trong gia đình. Điều cốt yếu, chung quy lại, là bản thân cha mẹ và người lớn trong gia đình phải làm gương về phương diện đạo đức, để lời nói đi đôi với việc làm, mới có thể dạy con trẻ sống đạo đức.
Giáo dục đạo đức cho con là bổn phận và trách nhiệm của gia đình, nhất là cha mẹ để chúng ta chuẩn bị cho xã hội những người công dân có đạo đức, dấn thân phục vụ tha nhân; để gia đình huyết thống có những con cháu ngoan, sống mẫu mực, trách nhiệm, biết hy sinh cho người khác, biết xót thương với những mảnh đời bất hạnh, biết chế tác hạnh phúc cho mình và biết chia sẻ hạnh phúc mình có với người khác. Tất cả đều cần nền tảng giáo dục đạo đức từ môi trường gia đình vậy.