Tôn giả Ca-diếp
hỏi đức Phật: “do nhân gì, do duyên gì, thuở trước,
học giới có ít hơn nhưng các Tỳ-kheo chứng đắc chánh trí nhiều hơn, còn ngày
nay học giới có nhiều hơn, nhưng các Tỳ-kheo chứng đắc chánh trí ít hơn?”
Đức Phật trả lời rằng “trong thời các chúng sanh suy giảm, trong thời diệu pháp biến mất, thời các học giới nhiều mà các tỳ-kheo chứng đắc chánh trí thì ít”. Đức Phật tiếp tục giải thích, chỉ khi nào tượng pháp ra đời thì diệu pháp sẽ biến mất; cũng như khi vàng giả xuất hiện thì vàng thật biến mất (Tương ưng bộ kinh, tập I, chương V, kinh số 13: Tượng pháp).
Đức Phật trả lời rằng “trong thời các chúng sanh suy giảm, trong thời diệu pháp biến mất, thời các học giới nhiều mà các tỳ-kheo chứng đắc chánh trí thì ít”. Đức Phật tiếp tục giải thích, chỉ khi nào tượng pháp ra đời thì diệu pháp sẽ biến mất; cũng như khi vàng giả xuất hiện thì vàng thật biến mất (Tương ưng bộ kinh, tập I, chương V, kinh số 13: Tượng pháp).
“Tượng” là tương tợ, na ná, giông giống
chứ không phải “chính nó”. ‘Tượng pháp” là “giống như pháp” mà không phải pháp!
Đây là cái thời mà phần đông - đông đến mức tạo thành một xu hướng chủ đạo - đều tôn cái ngọn, bỏ cái gốc, “lập lờ đánh lận con đen”, lấy phương tiện làm cứu cánh và biện
minh, biện hộ những việc làm của mình dưới các nhãn hiệu khá đẹp đẽ, hòa nhoáng
như “dấn thân”, “từ bi”, “vị tha”, “uyển chuyển”…
Thật ra, chính yếu tố con người,
không phải yếu tố nào khác, làm cho chánh pháp tồn tại hay biến mất. Đừng đổ thừa “cái
thời đại” nó vậy! “Thời mạt pháp mà!” Không có thời nào “mạt”, chỉ có con người
suy đồi!