Tuesday, May 26, 2009

Gieo hạt giống từ bi


Tâm chúng ta giống như một mảnh đất màu mỡ. Nếu chúng ta trồng những hạt giống độc vô minh, tham dục, sân hận, ganh tỵ và tự cao, chúng ta không tránh khỏi những vụ mùa toàn là cây trái độc. Hành động không ý tứ hay làm hại người khác, hoặc thủ lợi cho mình để người khác thiệt thòi chỉ tạo nên sự hạn chế và khổ đau mà thôi. Những hạt giống có vị thuốc như thiện lành, đức hạnh, bao dung, từ bi sẽ tạo nên quả bình an và lợi ích. Các hành động vừa tích cực vừa tiêu cực sẽ tạo nên kết quả hỗn hợp của hạnh phúc và buồn đau. Đây là nguyên tắc của nghiệp. Nghiệp tạo ra từ tâm. Tư tưởng của chúng ta chỉ đạo lời nói và hành động rồi đưa đến những kết quả tương ứng. Chúng ta không thể gieo giống độc mà mong thu hoạch quả ăn được hay quả có vị thuốc. Khi chúng ta bắt đầu nhận ra kết quả xấu của việc lấy mình làm trung tâm, chúng ta hiểu rằng tại sao chúng ta phải cẩn thận chọn loại giống nào để gieo. Tương lai chúng ta nằm trong lòng bàn tay của mình.

Plant Seeds of Compassion

The mind is like a fertile field. If we contaminate it with the poisons of ignorance, desire, anger, jealousy, and pride, we will inevitably produce poisonous crops. Acting carelessly or harmfully toward others, or working for our own benefit at the expense of others, will only create limitation and suffering. Medicinal seeds—wholesome, virtuous acts of kindness, love, and compassion—will produce the fruits of peace and benefit. Actions that are both positive and negative will produce a mixture of happiness and sadness. This is the principle of karma. Karma originates in the mind. Our thoughts give rise to words and actions, and these have consequences. We cannot plant poisonous seeds and expect edible or medicinal fruit. When we begin to see the negative results of our self-centeredness, we understand why we must carefully choose which seeds to plant. Our future is in our own hands.

–Lama Shenpen Drolma, from Change of Heart: The Bodhisattva Peace Training of Chagdud Tulku (Padma)

Sunday, May 10, 2009

Nhờ thực hành mà hoàn hảo

Mỗi chúng ta không có sự lựa chọn nào khác hơn là bắt đầu từ nơi mình đang đứng với những gì mình đang có. Đây là thử thách, là cuộc sống và là sự thực hành của chúng ta. Mỗi cản trở, khó khăn, thiếu sót là một phần của quá trình thực hành. Mỗi lợi thế, thành công giúp chúng ta rõ ràng hơn về sự thực hành của mình.


Practice Makes Perfect


We each have no choice but to start where we are with what we have. This is our challenge, our life, our practice. Each obstacle, problem, handicap is part of the practice. Every advantage, every success helps to clarify our practice.
–Marc Lesser, from Z.B.A.: Zen of Business Administration (New World Library)

Thursday, May 7, 2009

Vesak 2009


Uploaded on authorSTREAM by liewchiasen

Wednesday, May 6, 2009

Con người xã hội

Hãy để ý điều sau đây. Chúng ta là những con người xã hội. Chúng ta có mặt trên cuộc đời này như là kết quả từ hành động của những người khác. Chúng ta tồn tại ở đời cũng phụ thuộc vào bao nhiêu người. Cho dù chúng ta thích hay không, hầu như lúc nào chúng ta cũng có được lợi ích từ các hoạt động của người khác. Vì lẽ đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết hạnh phúc của chúng ta nảy sinh từ trong các mối quan hệ với người khác.


Consider the following. We humans are social beings. We come into the world as the result of others' actions. We survive here in dependence on others. Whether we like it or not, there is hardly a moment of our lives when we do not benefit from others' activities. For this reason it is hardly surprising that most of our happiness arises in the context of our relationships with others.
(HH the Dalai Lama)